Ma thi ơ đoạn 6 : Kẻ Giả hình

**Dân Tộc Việt **Các Phương Tiện *Báp Têm* zoom

Chúa nghe, Chúa thấy, Chúa biết

Câu hỏi:

1/ Xin kể 3 điều điển hình về sự công bình mà con cái Chúa hay làm trong đoạn nầy.
2/ Mục đích để Chúa thấy và để người ta thấy có khác gì nhau về kết quả?
3/ Tại sao Chúa không muốn chúng ta lập đi lập lại khi cầu xin?
4/ Nếu Chúa đã biết chúng ta cần gì thì tại sao chúng ta phải cầu xin? Tại sao hai chữ ban thưởng hay được dùng ở đây?
5/ Tại sao Chúa Giê su phải dạy người ta cầu nguyện?
6/ Bài cầu nguyện chung có những phần nào? Chúng ta có bắt buộc phải luôn luôn cầu nguyện y như bài đó không?
7/ Xin kể ra 3 chữ đừng trong đoạn nầy.

 

Chúa Nghe, Chúa Thấy, Chúa Biết

Sách Giăng đoạn 1 câu 47-50 chép rằng:


"Đức Chúa Jêsus thấy Na-tha-na-ên đến cùng mình, bèn phán về người rằng: Nầy, một người Y-sơ-ra-ên thật, trong người không có điều dối trá chi hết. Na-tha-na-ên thưa rằng: Bởi đâu thầy biết tôi? Đức Chúa Jêsus đáp rằng: Trước khi Phi-líp gọi ngươi, ta đã thấy ngươi lúc ở dưới cây vả. Na-tha-na-ên lại nói: Lạy thầy, thầy là Con Đức Chúa Trời, thầy là Vua dân Y-sơ-ra-ên! Đức Chúa Jêsus đáp rằng: Vì ta đã phán cùng ngươi rằng ta thấy ngươi dưới cây vả, thì ngươi tin; ngươi sẽ thấy việc lớn hơn điều đó!"


Tại sao Na tha na ên xưng Chúa Giê su là con Đức Chúa Trời ngay trong lần đầu gặp mặt khi nghe Chúa nói Ngài thấy ông dưới cây vả mà trước đó ông từ chối gặp Chúa với câu nói: " Há có vật gì tốt ra từ Na-xa-rét được sao? "- Có lẽ Na tha na ên thường cầu nguyện dưới gốc cây vả và trong lúc ông đang cầu nguyện thì Phi líp đến và gọi ông gặp Chúa Giê su - Trong đoạn nầy, Chúa Giê su không đi gặp Natha na ên, chỉ có Phi Líp, nhưng Chúa biết lúc đó ông đang ở dưới cây vả và Chúa còn biết ông là người như thế nào.


  **Người Pha ri si trong xã hội Do Thái được người ta kính trọng, cho rằng họ rất tin kính, những điều Chúa dạy ở đây lấy từ thói quen của người Pha ri si - Họ được tiếng tin kính nhưng họ hành động như thể Chúa không nghe, không thấy và không biết - Chúa Giê su khuyến khích người ta làm việc công bình nhưng Ngài cũng quan tâm đến động cơ trong lòng chúng ta khi thưc hiện chúng.
Do đó, Chúa Giê-su bắt đầu xử lý ba kỷ luật thuộc linh: bố thí, cầu nguyện và kiêng ăn. Ba hoạt động này là Ba yêu cầu thực tế nổi bật nhất đối với tiêu chuẩn đạo đức cá nhân trong Do Thái giáo. Một số người vào thời Chúa Giê-su có thói quen thu hút sự chú ý về sự cho đi của họ để họ được gọi là hào phóng. Ngày nay, người ta không thổi kèn để nói lên hình ảnh của lòng hảo tâm, nhưng họ vẫn biết cách làm thế nào để gợi sự quan tâm của người khác về những gì mà mình cho đi.
Tiếng Hy lạp cổ bây giờ rất thông dụng là " Hypocrite" nguyên nghĩa là diễn viên, ở đây được dùng là Đạo đức giả, là diển đạo đức chỉ để cho người ta xem
Trong đoạn Kinh Thánh nầy còn dùng thêm một từ Hy Lạp cổ nữa là " apechein" có nghĩa được thanh toán đầy đủ - Người " đạo đức giả" được con người tán dương rồi sẽ không còn phần thưởng nào nơi nước Trời. Thậm chí câu nói " Song khi ngươi bố thí, đừng cho tay tả biết tay hữu làm việc gì," còn có nghĩa chúng ta phải tránh luôn cảm nghĩ tự chúc mừng của bản thân , nếu có động cơ đúng đắn, làm vì sự vinh hiển của Đức Chúa Trời thì chúng ta mới nhận được phần thưởng hào phóng của Ngài.
Chúa cũng biết chúng ta đang cần gì, nhưng Ngài muốn chúng ta cầu xin để thể hiện lòng dựa cậy nơi Ngài- Kinh Thánh dạy chúng ta kiên nhẫn cầu xin nhưng không phải lập đi lập lại nhiều lần. Cũng phải thoả lòng với hiện tại Chúa ban cho, không cần quá lo lắng về vật chất hay chỉ chú tâm vào tiền bạc mà phó mình cho những điều không tồn tại vĩnh cửu. Ma môn trong Kinh thánh có nghĩa là tiền bạc, của cải vật chất, hoặc bất kỳ sự giàu có nào gắn liền với việc tham lam mưu cầu lợi ích. Những điều đó làm người ta không thể bước theo Chúa cách trọn vẹn.

    ****

Bài Cầu nguyện chung có 5 phần:

Chúc tụng, Cầu mong : "Lạy Cha chúng tôi ở trên trời; Danh Cha được thánh; Nước Cha được đến; Ý Cha được nên, ở đất như trời!"
Xin nhu cầu:                 Xin cho chúng tôi hôm nay đồ ăn đủ ngày;
Xin tha thứ và tg tôi, như chúng tôi cũng tha kẻ phạm tội nghịch cùng chúng tôi;
Xin gìn giữ:                  Xin chớ để chúng tôi bị cám dỗ, mà cứu chúng tôi khỏi điều ác! [Vì nước, quyền, vinh hiển đều thuộc về Cha đời đời. A-men


   ***Bài Cầu nguyện chung nói lên sự khiêm tốn của người xin, luôn chúc tụng và mong ý Chúa được nên trên đời sống mình - Người ấy gọi "Cha" chứng tỏ sự tin tưởng thân mặt, gần gủi - Xin thức ăn đủ dùng mỗi ngày chứng tỏ sự phó thác - Tự kiểm điểm và xin Cha tha thứ lỗi lầm - Người ấy cũng tự thấy mình yếu đuối trước cám dỗ và xin Chúa gìn giữ quan phòng để không phạm tội trước Chúa.

Đừng giả hình, Đừng ham tiền, Đừng lo lắng