Ma thi ơ đoạn 5 ** Tuyên Ngôn Về Nước Trời

**Dân Tộc Việt **Các Phương Tiện *Báp Têm* zoom

Các ngươi đừng tưởng ta đến đặng phá luật pháp hay là lời tiên tri; ta đến, không phải để phá, song để làm cho trọn. Matt 5: 17

Xin Trả lời các câu hỏi trong Ma thi ơ đoạn 5

1/ Có bao nhiêu đề mục được bắt đầu bằng chữ "Phước" từ câu 1 -12?
2/ Chúa muốn nguời theo Chúa sẽ giống như 2 vật gì trong câu 13-16?
Muối có công dụng gì và Ánh Sáng có công dụng gì?
3/ Chúa Giê su khẳng định điều gì đối với luật pháp mà Đức Chúa Trời đã ban cho dân sự? 17-19
4/ Luật diễn giải của Chúa Giê su có dễ làm hơn luật cũ không? Tại sao?
5/ Như vậy làm sao người theo Chúa có thể làm trọn luật pháp?


**Chúa Giê-su giải thích 8 luật theo lẽ thật của nó.


(21-22) Chúa Giê-su giải thích luật chống tội giết người.
(23-26) Giải thích thêm về các mối quan hệ cá nhân .
(27-28) Chúa Giê-su giải thích luật chống tội ngoại tình.
(29-30) Thái độ của chúng ta trong cuộc chiến chống lại tội lỗi.
(31-32) Chúa Giê-su giải thích luật liên quan đến việc ly dị.
(33-37) Chúa Giê-su giải thích luật liên quan đến lời thề.
(38-42) Chúa Giê-su giải thích luật báo trả.
(43-47) Chúa Giê-su giải thích luật yêu thương đối với người lân cận của bạn.
(48) Kết luận cho việc giải thích đúng luật: hãy hoàn hảo

Thế thì các ngươi hãy nên trọn vẹn, như Cha các ngươi ở trên trời là trọn vẹn.Matt 5: 48

Tuyên Ngôn về Nước Trời của Chúa Giê su

  Trong đoạn trước, khi khởi đầu chức vụ, Chúa Giê su kêu gọi dân chúng "Ăn Năn" vì "Nước Trời đang ở trong tầm tay"
  Hôm nay, Chúa Giê su tẻ ra khỏi đám đông, vẫn có một số người đi theo, số nầy không chỉ gồm các sứ đồ mà có lẽ nhiều hơn, có thể gọi là những người hâm mộ - Hiện bây giờ chắc Chúa Giê su muốn giúp họ khẳng định mục tiêu mà họ đang đi theo. Ngài muốn họ hiểu rõ sứ mệnh của Ngài và cũng là Thông điệp họ sẽ dùng khi truyền lại cho dân chúng -
 Thử tưởng tượng Chúa Giê su xuất hiện trước dân chúng như một vị cứu tinh, người ta nghĩ đây là Đấng Cứu thế vĩ đại đầy thần quyền, là Vua giải phóng I sơ ra ên, thế mà Ngài tuyên bố Tám tiêu chuẩn rất lạ, không liên quan gì đến việc giải phóng dân I sơ ra ên khỏi ách đô hộ, cũng không có ý định lập một chính quyền mới - Chúa Giê su muốn cho người ta biết Ngài đang làm việc cho Nước Trời và những tiêu chuẩn sau đây cho tuyển dân Nước Trời.
 
Có tất cả 8 hạng mục liên quan đến Nước Trời:
 
1/Kẻ có lòng khó khăn: Nguyên chữ là "working poor" là người rất nghèo, làm mọi cách mà vẫn nghèo- Người nầy thấy mình quá tồi tệ trong tâm linh, không phải nghèo vật chất nhưng người ấy nhận ra mình bị phá sản về lương tâm, dầm mình trong tội lỗi, muốn thoát ra nhưng không được, tuyệt vọng vì không ai cứu giúp - Người ấy sẽ vui mừng khi biết Chúa Giê su là Đấng làm cho họ sạch tội, cất gánh nặng tội lỗi trong lòng họ . Họ sẽ là người chấp nhận Chúa Giê su nhanh nhất, không cần điều kiện nào. Đó là trường hợp của Ma thi ơ, người thâu thuế  hay Mary, người đàn bà xấu nết bị dân chúng đòi ném đá..Cả hai người đó đã gặp Chúa và cảm ơn Ngài sâu xa. Ơn lớn mà Đức Chúa Trời ban cho nhân loại là Ngài tha thứ tội lỗi của họ như Ngài đã xưng trong Xuất ê díp Tô ký đoạn 34 khi Môi se lên gặp Ngài trong bọng đá: " Ngài đi ngang qua mặt người, hô rằng: Giê-hô-va! Giê-hô-va! là Đức Chúa Trời nhân từ, thương xót, chậm giận, đầy dẫy ân huệ và thành thực, ban ơn đến ngàn đời, xá điều gian ác, tội trọng, và tội lỗi..." Ai nghèo về tinh thần, nghèo đến mức phải nài xin, thì được thưởng. Họ nhận được vương quốc thiên đàng, bởi vì tinh thần nghèo khó là điều kiện tiên quyết để nhận được vương quốc thiên đàng, và chừng nào chúng ta còn nuôi ảo tưởng về sự đầy đủ của chính mình, thì chúng ta sẽ không bao giờ nhận được từ Chúa những gì chúng ta thực sự cần để được cứu.
 
2/ Kẻ than khóc:Từ ngữ than khóc nầy trong Hy Lạp cổ đại cho biết mức độ thương tiếc dữ dội như than khóc cho người đã chết, nhưng đây là sự đau buồn sâu sắc trước Đức Chúa Trời về tình trạng sa ngã của mình. Tiếng khóc than trong lòng day dứt khi nhận thức rằng người ấy thấp kém và thiếu thốn vì tội lỗi. Sự than khóc này là nỗi buồn mà qua đó Đức Chúa Trời tạo ra sự ăn năn để tội nhân được cứu như Phao-lô đã mô tả trong 2 Cô-rinh-tô 7:10." Vì sự buồn rầu theo ý Đức Chúa Trời sanh ra sự hối cải, và sự hối cải dẫn đến sự rỗi linh hồn; về sự đó người ta chẳng hề ăn năn, còn sự buồn rầu theo thế gian sanh ra sự chết."
 
Một hình ảnh than khóc rất thích hợp với ý nghĩa trong đoạn nầy do chính Chúa Giê su dạy các môn đồ trong Luca 18: 10-14: "Có hai người lên đền thờ cầu nguyện: một người Pha-ri-si và một người thâu thuế. 11 Người Pha-ri-si đứng cầu nguyện thầm như vầy: Lạy Đức Chúa Trời, tôi tạ ơn Ngài, vì tôi không phải như người khác, tham lam, bất nghĩa, gian dâm, cũng không phải như người thâu thuế nầy. 12 Tôi kiêng ăn một tuần lễ hai lần, và nộp một phần mười về mọi món lợi của tôi. 13 Người thâu thuế đứng xa xa, không dám ngước mắt lên trời, đấm ngực mà rằng: Lạy Đức Chúa Trời, xin thương xót lấy tôi, vì tôi là kẻ có tội! 14 Ta nói cùng các ngươi, người nầy trở về nhà mình, được xưng công bình hơn người kia; vì ai tự nhắc mình lên sẽ phải hạ xuống, ai tự hạ mình xuống sẽ được nhắc lên."
   Hình ảnh của Vua Đa vít trong Thi Thiên 51 cũng tương tự như vậy -Đó là lòng " Ăn Năn, đau đớn" Thi Thiên 34: 17 &18" Người công bình kêu cầu, Đức Giê-hô-va bèn nghe, Và giải cứu người khỏi các sự gian truân. 18 Đức Giê-hô-va ở gần những người có lòng đau thương, Và cứu kẻ nào có tâm hồn thống-hối." 
 
Khi tội nhân biết than khóc về tội lỗi mình thì họ sẽ được Chúa an ủi và được phục hồi, chúng ta thử đọc Thi Thiên 51 xem Vua Đa vít than khóc như thế nào sau khi ông phạm tội.
 
3/ Phước cho người nhu mì: Khó mà dịch chữ "Praus" trong tiếng Hy lạp ra ngôn ngữ khác, từ nầy diễn tả  về một nhân cách mạnh mẽ được kiểm soát thích hợp và có sự khiêm tốn. Trong từ vựng của ngôn ngữ Hy Lạp cổ đại, người nhu mì không bị động hoặc không dễ bị xô đẩy. Ý tưởng chính đằng sau từ “nhu mì” là sức mạnh trong tầm kiểm soát, giống như một con chiến mã mạnh mẽ được huấn luyện để thực hiện công việc thay vì chạy lung tung.
Người hiền lành, có thể tức giận, nhưng kiềm chế cơn thịnh nộ của mình để tuân theo ý muốn của Đức Chúa Trời, họ sẽ không tức giận để phạm tội  cũng như sẽ không dễ bị người khác khiêu khích.” Người ấy sẽ nhu mì trước mặt Đức Chúa Trời, và phục tùng ý muốn của Ngài, tuân theo Lời Ngài. Những ngưòi khiêm nhu thường bị kẻ khác đẩy ra khỏi đất mà họ đứng, nhưng Chúa hứa Họ sẽ hưởng được đất - Chúa Giê su rất nhu mì, Kinh Thánh chép Ngài bị người ta đẩy ra khỏi "đất kẻ sống"
 Ê sai 53 nói rằng vì để làm tròn sứ mạng của mình Chúa Giê su đã phải nín chịu mọi sự hiếp đáp, bị dứt" khỏi đất của kẻ sống" " considered that he was cut off out of the land of the living" nhưng cuối cùng, Ngài sẽ đem những kẻ " Nhu mì" đến một đất mới như trong Khải huyền 21: 1 " Đoạn, tôi thấy trời mới và đất mới; vì trời thứ nhất và đất thứ nhất đã biến đi mất, và biển cũng không còn nữa. 2 Tôi cũng thấy thành thánh, là Giê-ru-sa-lem mới, từ trên trời, ở nơi Đức Chúa Trời mà xuống, sửa soạn sẵn như một người vợ mới cưới trang sức cho chồng mình. " Đó là đất, là quê hương mà Áp ra ham nhắm tới: " Một quê hương tốt hơn ở trên Trời"
 
4/ Kẻ đói khát sự công bình: Người ấy quan tâm đến sự sai trật của chính mình và xã hội mà anh ta đang ở - Người ấy không biết mình có cư xử đúng như tiêu chuẩn mà Đức Chúa Trời đặt ra không? Anh Ta dường như thấy mình thiếu sót và lạc lối,  anh ta nghĩ đến sự suy sụp về đạo lý và về cách đối xử giữa con ngưòi với con người không theo sự công bình mà anh ta biết qua lời Kinh Thánh, anh ta khao khát sự công bình. Lúc đó anh ta thấy thế gian nầy không bao giờ có sự công bình đích thực, anh ta sẽ phải làm sao?
Sách Ê Sai 30 dự ngôn: " Dầu vậy, Đức Giê-hô-va còn chờ đợi để làm ơn cho các ngươi; Ngài sẽ được tôn lên mà thương xót các ngươi; vì Giê-hô-va là Đức Chúa Trời công nghĩa. Phước thay cho mọi kẻ trông đợi Ngài! Vì dân nầy sẽ ở trong Si-ôn nơi Giê-ru-sa-lem; ngươi chẳng còn khóc lóc nữa. Khi ngươi kêu, Ngài chắc sẽ làm ơn; mới vừa nghe ngươi, Ngài liền nhậm lời. Dầu Chúa ban bánh hoạn nạn và nước khốn khó cho các ngươi, các thầy giáo ngươi sẽ chẳng lẩn khuất nữa, mắt ngươi sẽ được thấy các thầy giáo ngươi. Khi các ngươi xê qua bên hữu hoặc bên tả, tai các ngươi sẽ nghe có tiếng đằng sau mình rằng: Nầy là đường đây, hãy noi theo! " Đức Thánh Linh sẽ được ban xuống để những ai khao khát công bình được no đủ, Ngài sẽ dẫn dắt người ấy đi trong lẽ thật.

Đức Giê Hô Va có tên là "Jehovah-tsidkenu" " Đức Chúa Trời Công Nghĩa" Ngài sẽ dẫn dắt người khao khát sự công nghĩa đi trong đường lối công nghĩa! Gia cơ đoạn 1: 3&4 " Ví bằng trong anh em có kẻ kém khôn ngoan, hãy cầu xin Đức Chúa Trời, là Đấng ban cho mọi người cách rộng rãi, không trách móc ai, thì kẻ ấy sẽ được ban cho." Và Ê xê Chên 36: 26 -28 nói: " Ta sẽ ban lòng mới cho các ngươi, và đặt thần mới trong các ngươi. Ta sẽ cất lòng bằng đá khỏi thịt các ngươi, và ban cho các ngươi lòng bằng thịt. Ta sẽ đặt Thần ta trong các ngươi, và khiến các ngươi noi theo luật lệ ta, thì các ngươi sẽ giữ mạng lịnh ta và làm theo. Các ngươi sẽ ở trong đất mà ta đã ban cho tổ phụ các ngươi; các ngươi sẽ làm dân ta, ta sẽ làm Đức Chúa Trời các ngươi." 
 
 
5/ Người hay thương xót thường được Chúa  thương xót: Người được thương xót là người bất lực trong hoàn cảnh của mình, không thể ra điều kiện cũng không thể biện luận, người ấy phải dựa hoàn toàn vào lòng trắc ẩn vào sự ban cho của người khác, anh ta như một người ăn xin, đưa tay mình ra đón nhận sự ban cho của người khác và rất tuỳ thuộc vào sự ban cho đó - 
Câu nói " kẻ hay thương xót, sẽ được thương xót! " được phần đông con cái Chúa đổi ngược lại là :" Kẻ đã được thương xót, phải biết thương xót " Quả thật chúng ta là người được Chúa thương xót trước, Ngài bỏ qua hết những tội lỗi và tội trọng của chúng ta, cứu chuộc chúng ta bằng chính huyết của Ngài, nếu chúng ta không biết thương xót thì quả thật chúng ta không giống Chúa chút nào và kết quả sẽ như đầy tớ gian ác trong Ma thi ơ 18: 23-35
 
6/ Người có lòng trong sạch: Từ “trong sạch” trong tiếng Hy Lạp trong Ma-thi-ơ 5: 8 là katharos có nghĩa là “trong sạch, không bị lỗi, không mang mặc cảm tội lỗi”.Từ này là kết quả sau khi được thanh tẩy bằng lửa hoặc bằng cách cắt tỉa. Giăng Báp-tít nói với mọi người rằng Chúa Giê-su sẽ làm phép Báp têm bằng Đức Thánh Linh và bằng lửa (Ma-thi-ơ 3:11). Ma-la-chi nói về Đấng Mê-si như một “ngọn lửa của người luyện khí” (Ma-la-chi 3: 2). Chúa Giê-su gọi những người tin Chúa là cành và chính Ngài là cây nho (Giăng 15: 1-17). Đối với một cây nho để tạo ra trái cây, nó phải được cắt tỉa. Vậy thì những người thực sự “trong sạch” là những người đã được tuyên bố là vô tội và họ đang được thánh hóa nhờ lửa tinh luyện và sự cắt tỉa của Ngài."Một trái tim trong sạch là một trái tim duy nhất không có sự pha trộn, một trái tim chỉ tìm kiếm Chúa và lấy Chúa làm mục tiêu duy nhất của cuộc đời mình. Người như vậy mới có thể thấy được Đức Chúa Trời.
 
7/ Kẻ làm cho người ta hoà thuận: Như trong IICô rinh tô 5: 18 &19 :
 Là người tạo Hòa bình không phải người sống trong Hoà bình-Ở đây nói đến người tích cực tìm cách hòa giải mọi người với Đức Chúa Trời và với nhau.

Từ hòa bình là từ Shalom trong tiếng Do Thái. Khi một người Do Thái nói “Shalom”, họ đang cầu mong sự hiện diện đầy đủ, hòa bình, thịnh vượng và tất cả những phước ban cho từ của Đức Chúa Trời. Lời chúc phước nổi tiếng của A-rôn trong Dân số ký 6: 24-26 mà ngày nay con dân Chúa còn được hưởng, có ý nghĩa như vầy: “Xin Chúa ban phước và bảo vệ bạn; Xin Chúa soi sáng mặt Ngài trên bạn, và làm ơn cho bạn; Xin Chúa nghe lời cầu xin của bạn và ban sự bình an cho bạn ”
Điều quan trọng cần nhớ là hòa bình trong Kinh thánh luôn dựa trên công lý và lẽ phải. Ở đâu công lý chiến thắng và sự công bình cai trị, ở đó bạn cũng sẽ có hòa bình. Nhưng nếu không có hai đức tính đó thì không thể có được hòa bình lâu dài.
Xây dựng hòa bình là một công việc thiêng liêng. Chúa Giêsu là Đấng tạo Hòa bình trên hết. Chúa Giêsu đến để thiết lập hòa bình; thông điệp của Chúa giải thích Hòa bình; cái chết của Chúa mua được hòa bình; và sự hiện diện phục sinh của Ngài mang lại hòa bình. Cho nên ngài được gọi là “Hoàng tử của Hòa bình” (Ê-sai 9: 6).
Chúng ta lấy ý trong Cô lô se 1: 20-22 diễn giải cho ý nghĩa người " Tạo Hoà Bình" :"và bởi huyết Ngài trên thập tự giá, thì đã làm nên hòa bình, khiến muôn vật dưới đất trên trời đều nhờ Ngài mà hòa thuận cùng chính mình Đức Chúa Trời. Còn anh em ngày trước vốn xa cách Đức Chúa Trời, và là thù nghịch cùng Ngài bởi ý tưởng và việc ác mình, nhưng bây giờ Đức Chúa Trời đã nhờ sự chết của Con Ngài chịu lấy trong thân thể của xác thịt mà khiến anh em hòa thuận, đặng làm cho anh em đứng trước mặt Ngài cách thánh sạch không vết, không chỗ trách được;"
Đấng Christ là tấm gương cao cả trong việc mang lại hòa bình cho mỗi tâm hồn, mỗi cuộc đời, cho các mối quan hệ và cho toàn thế giới.
 
8/ Phước vì bị bắt bớ: Làm thế nào mà bị bắt bớ lại được “ban phước”? Người theo Chúa không luôn được dễ chịu,  có lúc họ sẽ bị ngược đãi làm cho buồn đau, sĩ nhục. Sự bắt bớ được ban phước đến “vì sự công bình”.Chúa Giê-su không hứa ban phước chung cho tất cả các nạn nhân của sự bắt bớ khác- Ngài chỉ ban phước cho những người bị bắt bớ vì tích cực theo đuổi vương quốc của Ngài.  1 Phi-e-rơ 2:19 nói: " Vì nhân cớ lương tâm đối với Đức Chúa Trời, mà chịu khốn nạn trong khi bị oan ức, ấy là một ơn phước." Người nào tích cực bảo vệ sự công chính của Chúa, dùng chính mình làm chứng nhân cho Ngài, thường đi ngược lại con đường Thế gian, họ sẽ bị thế gian từ chối, vu cáo, bắt bớ- Nhưng họ sẽ được thưởng nhiều hơn trên thiên đàng. Chúa cũng khích lệ họ bằng câu:" Hãy vui mừng" để họ được an ủi khi bị thử thách, chán nản và mất tinh thần..Vì theo Chúa thì những việc nầy sẽ xảy ra như trong Giăng 15: 19 nói rằng: "Nếu các ngươi thuộc về thế gian, thì người đời sẽ yêu kẻ thuộc về mình; nhưng vì các ngươi không thuộc về thế gian và ta đã lựa chọn các ngươi giữa thế gian, bởi cớ đó người đời ghét các ngươi. "
 
Bài giảng trên núi là bài giảng “8 tiêu chuẩn” của Chúa Giê-su, cốt lõi của thông điệp của Ngài: Lời tuyên bố đơn giản về cách Đức Chúa Trời mong đợi chúng ta sống và tìm kiếm Chúa như thế nào, tương phản với những hiểu lầm phổ biến trong dân Do Thái về Đấng Mê si, mà họ cho là một vua, giải phóng họ khỏi quân thù. Ngài tuyên bố bài giảng để người ta thấy Ngài đang làm việc cho nước Trời. Những người đi theo đó biết chính xác Ngài là ai để xác định lại mục đích của mình và cũng là thông điệp Chúa muốn môn đồ Ngài cũng sẽ nói cho mọi người như vậy... 

vì Đấng Christ là sự cuối cùng của luật pháp, đặng xưng mọi kẻ tin là công bình. 5 Vả, Môi-se luận sự công bình đến bởi luật pháp cách nầy: Hễ ai làm theo điều đó thì nhờ đó mà sống. Ro Ma 10 : 4&5