Chúa Giê su Chữa bệnh- Giảng dạy và làm Phép lạ
Khi Chúa Giê su từ trên núi xuống, có rất đông người theo Ngài: Các phép lạ của Chúa Giê-xu thu hút nhiều sự chú ý; cũng như chức vụ giảng dạy của Ngài . Đoàn dân theo Ngài không chỉ để chửa bệnh nhưng còn tìm kiếm sự giảng dạy có thẩm quyền như một Đấng đến từ trời. Ngài chữa lành mọi tật bệnh cho dân chúng để xác nhận lời của Ngài là thật và cũng cho họ biết Ngài là ai. Nếu so sánh với sách Mác hoặc Lu ca thì sách Mathi ơ không theo thứ tự thời gian mà theo chủ đề - Trong mấy chương đầu Ma thi ơ giúp độc giả ngày nay cũng theo đoàn dân đông để nghe Chúa Giê su nói về nước Trời và chứng kiến Ngài đuổi qủi và chữa bệnh- sự quan tâm của Chúa Giê-su đối với từng cá nhân được thể hiện qua các mẫu chuyện, Ngài không dùng quy trình "máy móc" lạnh lùng, Ngài vừa chữa bệnh lại vừa phục hồi cả tâm linh của họ, đem cho họ một sự chữa lành cả thể xác và Tâm linh.
Phần một: Đọc Kinh Thánh từ 1-15 và thêm câu 17:
Câu Hỏi:
1/ Người phung xin Chúa Giê su điều gì? Và Chúa trả lời ra sao?
2/ Tại sao Chúa dặn người phung không được tỏ cho ai trước khi mình được tuyên bố là đã tinh sạch? Nhưng sau đó Chúa yêu cầu anh ta làm điều gì?
3/ Thầy đội là người ngoại hay Do Thái? Ông xin Chúa làm gì? Lời xin của ông chứng tỏ ông là người thế nào?
4/ Đức Tin của Thầy đội ra sao mà được Chúa khen?
5/ Nhân đức Tin của Thầy đội, Chúa Giê su cảnh báo dân Giu Đa điều gì xảy ra cho ngày sau?
6/ Qua các mẫu chuyện, chúng ta thấy Chúa Giê su có chữa bệnh cách máy móc, đại trà không hay Ngài săn sóc từng cá nhân trong cách nhìn của Ngài?
7/ Tiên tri Ê sai 53 nói điều gì về sự chữa bệnh của Chúa Giê su? Đó là chữa tâm linh hay thể xác? Để làm điều đó Chúa Giê su có phải trả giá không?
***Chúa chữa lành bệnh phung:
Thời xưa, người ta không có phương thuốc nào để chữa bệnh phung - Người bị bệnh phải cách ly với mọi người, không được đến gần họ trong vòng 2 mét và bị mọi người ghê tởm, xa lánh, xem như người ấy bị một rủa sả đặt biệt từ Đức Chúa Trời. Nếu người phung bị phát hiện đến gần đám đông, anh ta sẽ bị xét xử rất nặng, mặc dù anh ta chưa bao giờ nghe thấy Chúa Giê su chịu chữa cho người phung, vì trên thực tế, các Thầy Thông Giáo là người muốn lánh xa anh nhiều nhầy Thông Giáo là người muốn lánh xa anh nhiều nhất, nhưng điều anh ta cảm nhận qua lời đồn là Chúa Giê su hay giảng về tình yêu, về sự thương xót và anh cũng tin chính Ngài là Đấng Cứu thế - Cho nên anh ta muốn cược cả mạng sống mình để đổi lấy một hy vọng, tin chắc rằng mọi sự sẽ thành nếu Chúa muốn - Chúa Giê su đã làm nhiều hơn điều anh ta kỳ vọng là Ngài chữa lành cho anh ta bằng cách rờ vào thân thể anh ta-và cũng đòi hỏi nơi anh ta hơn một lời cảm ơn là phải làm chứng về Ngài.
Chúng ta nên tò mò một chút về đối thoại trong cảnh nầy, chỉ có hai lời nói rất ngắn, gần như bóng gió mà chỉ có hai người hiểu nhau, có thể người phung nầy đã giả dạng để được đến gần Chúa giữa đám đông, anh ta không nói chính xác bệnh của mình, chỉ nhờ Chúa làm anh ta được sạch, Chúa Giê su cũng không nói gì rỏ hơn, chỉ nói Ngài khứng và khuyên anh ta đừng tiết lộ cho ai, cho tới chừng sau khi làm xong thủ tục về sự thanh sạch nơi Thầy Tế lễ như luật định (Lê vi ký 14) rồi sau đó anh ta sẽ được công bố là tinh sạch để trở lại với cộng đồng, như vậy anh ta mới không bị kết án là vi phạm luật về người phung. Sau đó thì anh ta nên đi nói cho người ta biết anh ta được Chúa Giê su chữa lành như thế nào.
***Chúa chữa lành cho người bại:
Người bại ở đây là nô lệ của một Thầy đội người ngoại - Ông ta là một vị quan La mã, có dưới tay một trăm lính- Có nhiều chi tiết trong Kinh Thánh để chúng ta biết rằng các Thầy đội La mã không ưa người Do Thái cũng như ngược lại, thế mà lại có một thầy đội vượt qua những thành kiến để chen vô đám đông, cầu xin Chúa Giê su chửa lành cho một nô lệ của mình- Có tới bảy lần trong Kinh Thánh nói đến các Thầy đội, khác với cặp mắt của dân Do Thái, Kinh Thánh nêu tên các Thầy đội với cái nhìn trân trọng. Thầy đội nầy có gì đặt biệt?
_ Thầy đội có lòng Nhân ái: Dưới tay có một trăm lính, thầy đội cũng có nô lệ như lời ông nói, là ông có toàn quyền trên họ, thời bấy giờ người ta có thể giết nô lệ nếu nó trở thành vô dụng, nhưng ở đây Thầy đội lại có lòng thương xót đầy tớ, vì thấy nó đau đớn mà chạy theo đám đông nài xin Chúa chữa lành cho nó.
_Thầy đội có đức Tin lớn: Lính La Mã thời bấy giờ hay chế giễu Do thái, làm sao Thầy đội lại để ý tới sự xuất hiện của Chúa Giê su và cũng tin rằng Ngài là Đấng Mê si của họ, còn hơn thế nữa, trong lòng ông tin Ngài cũng là Đức Chúa Trời của ông nên mới lạy và xin, ông tin tưởng hoàn toàn nơi Chúa Giê su như người lính tuân thủ hoàn toàn nơi cấp chỉ huy của mình, ông cho rằng mình không xứng đáng được rước Ngài vào nhà, chỉ một lệnh của Ngài thì tôi tớ ông sẽ được lành, quả thật điều nầy chưa được nghe qua nơi dân Do Thái- Nhân cơ hội nầy Chúa Giê su tuyên bố trong câu 11 &12 rằng: Bởi đức tin, người ngoại sẽ được làm con cháu Áp ra ham nơi nước Trời, trong khi dân Do Thái nếu không tin sẽ bị bỏ. Có lẽ câu nói nầy của Chúa Giê su không được đoàn dân để ý vì họ vẫn giữ một quan niệm là sự cứu rỗi chỉ dành cho con cháu thuộc thể của Áp ra ham và Đức Chúa Trời cũng chỉ là Đức Chúa Trời của dân Do Thái mà thôi, lời cảnh báo của Chúa Giê su cho thấy bản sắc chủng tộc của người ngoại không phải là rào cản tự động đối với nước Trời và bản sắc của dân Do Thái cũng không bảo đảm cho việc vào nước trời.
Chúa Giê su đã trải qua các làng xứ Ga li lê, vừa giảng dạy vừa chữa bệnh cho nhiều người, Ngài không dùng một phương thức, một định lý nào để chữa bệnh để người ta có thể bắt chước, trong khi mọi người thấy Chúa chữa bệnh cách dễ dàng thì nghĩ thầm rằng trong Ngài có một kho phép lạ, có thể đem ra dùng mà không cần công sức, nhưng Ma thi ơ, khi viết những dòng chữ nầy đã được Đức Thánh Linh soi sáng để nhắc đến lời tiên tri Ê-sai 53 đã nói rằng: "Chính Ngài đã lấy tật nguyền của chúng ta, và gánh bịnh hoạn của chúng ta". Công việc chữa lành này của Đấng Cứu Rỗi đã khiến Chúa Giê-xu phải trả giá; trả giá bằng chính sự thống khổ của Ngài. “Nếu lời nói và sự đụng chạm của Ngài mang lại sự giải cứu tức thì cho loài người, thì bên trong đó là ân điển lớn lao mà Ngài đã phải chịu đựng để cứu họ." Tiên tri Ê Sai đã nói về khuyết tật thuộc linh, nhưng Chúa Giê su cũng vì lòng thương xót mà chữa luôn cho người ta thuộc thể, vì trong Kinh Thánh cũng dạy rằng không chỉ chúc cho người ta đi bình an mà còn phải giúp đỡ những gì cụ thể.