Ma thi ơ 7 - Dạy như có thẩm quyền & Lời mời của chủ nhà

**Dân Tộc Việt **Các Phương Tiện *Báp Têm* zoom

Vậy, kẻ nào nghe và làm theo lời ta phán đây, thì giống như một người khôn ngoan cất nhà mình trên hòn đá. Matt 7:24

 Câu hỏi:

1/ Xin kể ra 3 điều mà Chúa Giê su không muốn chúng ta kết tội người khác.

2/ Chúa sẽ xử chúng ta ra sao khi chúng ta luôn lên án anh em mình?

3/ Chó và heo trong câu 6 có nghĩa gì? Họ không xứng đáng với điều gì?
4/ Tại sao Chúa dùng cánh cửa để diễn tả mối tương giao của con cái Chúa qua cầu nguyện?
5/ Xin, Tìm và Gỏ có kết quả như thế nào?
6/ Cửa hẹp là gì? Cửa rộng là gì? kết quả ra sao?
7/ Thế nào là tiên tri giả?
8/ Làm sao biết được đó là tiên tri giả?
9/ Khi đọc câu 23 bạn có cảm giác gì khi Chúa Giê su dùng chữ "Ta"?
 
*** Người nầy dạy như là có thẩm quyền
 
     Những người đang còn ngồi nghe Chúa Giê su tiếp tục giảng bài giảng trên núi đều thầm nghĩ rằng: Người nầy dạy như là có thẩm quyền, là người làm luật chứ không phải người dò xem luật- Sau khi họ được mở mắt trong một tầm nhìn mới về thái độ bên trong của chính mình có thể còn sai lầm trong dâng hiến, kiêng ăn, cầu nguyện hoặc những điều lo lắng, ham muốn cho cuộc sống thường ngày, thì bây giờ Chúa lại chuyển sang một chủ đề liên quan đến cách suy nghĩ và cách đối xử với người khác. Chúng ta nhớ rằng Chúa Giê-su kêu gọi một sự công bình lớn hơn các thầy thông giáo và người Pha-ri-si (Ma-thi-ơ 5:20) Theo cách nghĩ của một số người, muốn để người ta thấy mình công bình hơn khi mình phán xét người khác nhiều hơn. Chúa Giê-su quở trách kiểu suy nghĩ đó: " Đừng phán xét, để không bị phán xét" với mệnh lệnh này, Chúa Giê-su cảnh báo không nên phán xét người khác, vì khi làm như vậy, chúng ta sẽ bị xét xử theo cách tương tự. Ngài chỉ cho thấy khi chúng ta phán xét người khác, chúng ta vi phạm những điều sau đây:
   1/ Chỉ thấy lỗi người khác mà không thấy lỗi mình ( 3)
   2/ Sao một người có tội lại có thể kết án người khác? (4)
   3/ Phải mặc được một cái áo thật trắng hoàn hảo mới thấy được cái dơ nơi áo người khác (5)
 Trong sách Khải huyền, khi mọi người đứng trước Toà Trắng và lớn, sẽ không cần biện minh, không chạy chối hay xin xét lại vì Đấng ngồi đó biết hết mọi chuyện, từ động cơ bên trong đến hành động bên ngoài, hoàn cảnh ra sao, Ngài đều hiểu hết- Bởi vậy trong sự giới hạn của con người, chúng ta liệu có xứng đáng được ngồi trên ghế của quan toà đó chăng? 273;ược ngồi trên ghế của quan toà đó chăng? Ý nghĩ ngồi nghế quan toà ngăn trở chúng ta thấy được tội mình. Nếu cứ tiếp tục làm như vậy, lẽ nào chúng ta không nghĩ rằng Chúa thấy mình và mình cũng sẽ bị đoán xét? Hãy giữ sự khiêm tốn trước mặt Chúa và trước người ta, để lời Chúa cáo trách tánh hạnh mình hơn là dùng lời Chúa cáo trách người khác.
 
*** Một sự thật mà môn đồ sẽ gặp:
 
             Trước khi chia tay với những người đi theo để nghe lời giáo huấn, Chúa Giê su còn muốn nhắn nhủ họ một điều:" Đừng cho chó những đồ thánh, và đừng quăng hột trai mình trước mặt heo"
       Chó và heo được hiểu là những kẻ thù địch với Nước Đức Chúa Trời. Sự cứu rỗi của Chúa Giê su được ban xuống cho tất cả mọi người nhưng không ban cho kẻ khinh dễ Tin lành và là kẻ thù nghịch nước Trời. Sau nầy khi đi ra rao báo về Chúa Giê su, các môn đồ sẽ gặp hai loại người, có kẻ sẽ trân qúi nó như câu chuyện Matt 13-44 "  Nước thiên đàng giống như của báu chôn trong một đám ruộng kia. Một người kia tìm được thì giấu đi, vui mừng mà trở về, bán hết gia tài mình, mua đám ruộng đó." Nhưng cũng có người từ chối và xem thường, thậm chí là bắt bớ, những người như vậy không đáng hưởng món quà qúi giá mà Đức Chúa Trời ban cho để trong ngày sau rốt, sách Giăng 3: 36  nói: " ai không chịu tin Con, thì chẳng thấy sự sống đâu, nhưng cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời vẫn ở trên người đó."Chúa Giê-su nói điều này để kêu gọi chúng ta phân biệt và khuyến khích chúng ta tìm kiếm những tấm lòng chuẩn bị sẵn sàng đón nhận cũng như biết rỏ giá trị của việc ban cho.
 
*** Lời mời của chủ nhà:
 
          -Hỏi… tìm kiếm… gõ: Cho chúng ta thấy một cường độ tăng dần, đi từ yêu cầu đến tìm kiếm rồi mạnh dạn gõ cửa. Chúa Giê-su bảo chúng ta trong cầu nguyện phải có cường độ tăng thêm, có lòng say mê và có sự dạn dĩ. Chúng ta thấy ba khía cạnh khác nhau  của lời cầu nguyện và ba khía cạnh khác nhau về phần thưởng của nó.
 
        *** Hãy Xin sẽ được: Để khích lệ sự cầu nguyện, Chúa thường bảo người ta hãy xin - Cần thì xin - Muốn thì xin - Ngài sẽ nghe như người cha, Ngài sẽ chọn điều tốt nhất, thời điểm hợp nhất để ban cho- Chúa Giê su nhấn mạnh đến tình yêu của Cha để chúng ta không nghi ngờ gì về sự ban cho. Biết cầu xin là bước đầu tiên, tin rằng Cha sẽ cho mình là bước thứ nhì, và chấp nhận chờ đợi, thoả lòng điều Cha ban là thái độ của một người trưởng thành, nhưng nếu chỉ ngừng ở cầu xin thì chúng ta chỉ ví như tôi tớ ngước trông lên chủ mình. Chúa muốn chúng ta đi xa hơn nữa..
 
  *** Hãy Tìm sẽ gặp: Ở mức độ cầu xin, người xin chỉ đứng về một phía của mình nhưng trong tiến độ tăng dần của sự cầu nguyện, Tìm là đào sâu thêm ý muốn của Chúa trên chúng ta- Tìm không nêu cụ thể ở đây là Tìm gì? vì trong tâm tư mỗi người, chúng ta đi tìm những câu trả lời khác nhau- Tìm có thể trong lời Kinh Thánh - Tìm cũng có thể có trong cầu nguyện - Phao Lô bị một điều làm ông rất khó chịu như một cái dằm xóc trong người, nó không lớn nhưng nó cứ làm phiền, Phao lô xin Chúa cất đi và ông cho đó là lời xin phải lẽ, nhưng xin đã ba lần và chờ lâu mà Chúa không cho - Ông Tìm lý do, trong khi cầu nguyện, Chúa giải thích tại sao Ngài từ chối: "Ân điển ta đủ cho ngươi rồi, vì sức mạnh của ta nên trọn vẹn trong sự yếu đuối." Cô rinh tô 2: 12

Đa vít cũng vậy, trong một lần sơ suất vì lòng sốt sắng khi ông dời hòm giao ước, con bò trợt chân, U xa đỡ lấy chiếc hòm bị Chúa hành hại chết, Đa vít buồn giận không muốn tiếp tục rước Hòm về nhà vì cho đó là tai hoạ, nên để Hòm ở lại trên ruộng kẻ khác, thậm chí còn đặt tên cho cái sân đạp lúa đó là nơi Chúa giết U xa. Nhưng sau đó Đa vít lại nghe Chúa ban phước cho nhà Na côn, chủ sân đạp lúa thì ông đọc kỹ lại lời Chúa dạy về hòm giao ước, là vật chí thánh, phải tuân thủ những qui định thánh khi di dời - Sau đó thì Đa vít thành công vui vẻ đón Chúa về trại mình. Sam2 đoạn 6
Tìm cầu Chúa là một nhu cầu thuộc linh, là sự bồi dưỡng cho linh hồn khi mình thấy khô cạn, thiếu thốn -Cầu xin không phải là cách để tâm linh thoả mãn, chỉ cầu xin sẽ không được khôn ngoan hơn, không có một tầm nhìn rộng hơn, cũng sẽ không gần Chúa hơn.Không phải cầu xin thất bại rồi mới tìm cầu Chúa - Nhưng Chúa Giê su muốn chúng ta tập trung Tìm Chúa trước rồi sẽ được những gì cầu xin, " Nhưng trước hết hãy Tìm Nước Đức Chúa Trời rồi Ngài sẽ ban cho mọi điều ấy nữa.." - Chúng ta hãy xem vì sao Đa vít có nhu cầu " Tìm Chúa" ra sao trong Thi Thiên 63.

*** Hãy Gỏ sẽ được mở cho:
Tìm và Cầu xin có thể đến trước hoặc sau, nhưng Gỏ cửa thì đã trở nên hành động- Cánh cửa không có bảng đề "Ai sẽ được gỏ" hay "Gỏ lúc nào" Nhưng hãy để ý, quyền mở cửa là chính Chúa. Ngài luôn ở đó chờ đợi để mở cửa, nhưng liệu chúng ta có được sự chào đón của Ngài không nếu chúng ta vội hành động mà không tìm ý Chúa trên vấn đề của chúng ta? Sách Công vụ 16: 7 nói Đức Thánh Linh đã không mở cửa cho Phao lô vào Tiểu Á với một câu rỏ ràng là " Thánh Linh của Đức Chúa Jêsus không cho phép,"Tiểu Á là Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay. Các thành phố Phrygia, Galatia, Mysia, Bithynia và Troas đều thuộc Tiểu Á. Câu 6 nhắc: "Đức Thánh Linh đã cấm truyền đạo trong cõi A-si" Nhưng vì tiện đường nên Phao Lô muốn cùng Ti mô thê chuẩn bị vào Bithynia nhưng Đức Thánh LInh chặn lại vì thời điểm chưa đến.
Gỏ là hành động dạn dĩ nhưng cũng nguy hiểm nếu không "Tìm" cho chính xác, Một bí mật nhỏ cho chữ Gỏ là Chúa có giúp chúng ta xác quyết trước khi hành động đó là " Xin một dấu hiệu"
Rất nhiều lần trong Kinh Thánh người ta xin dấu hiệu và Chúa cũng có bảo xin dấu hiệu để chứng tỏ điều Chúa muốn họ hành động.
Hình ảnh cánh cửa tượng trưng cho thẩm quyền, cũng tượng trưng cho nhiều hứa hẹn làm ngạc nhiên người được mời vào.
Xin, Tìm và Gỏ là những bước trải qua của sự cầu nguyện, có phần thưởng cặp theo và có lời hứa hẹn của một sự gặp mặt ngọt ngào mà chính chủ nhân gởi lời mời...
 
 
   
 
 

"Hãy vào cửa hẹp, vì cửa rộng và đường khoảng khoát dẫn đến sự hư mất, kẻ vào đó cũng nhiều. 14 Song cửa hẹp và đường chật dẫn đến sự sống, kẻ kiếm được thì ít." Matt 7: 13 &14