Bài đọc thêm: " Ư nghĩa Tiệc Thánh "

**Dân Tộc Việt **Các Phương Tiện *Báp Têm* zoom

"Cũng vậy, Đấng Christ đă dâng ḿnh chỉ một lần đặng cất tội lỗi của nhiều người; Ngài lại sẽ hiện ra lần thứ hai, không phải để cất tội lỗi đi nữa, nhưng để ban sự cứu rỗi cho kẻ chờ đợi Ngài." Hê bơ rơ 9:28

Bài đọc thêm: " Ý nghĩa Tiệc Thánh "

 

Câu hỏi:

 

1/ Tiệc Thánh do ai thiết lập? Vào lúc nào? Với ai?

 

2/ Ngày nay, ai là người được dự Tiệc Thánh? Tại sao?

 

3/ Có 8 điều liên quan đến Tiệc Thánh là gì?

 


4/ Theo bối cảnh trong sách I Cô rinh tô 11 - Tại sao Phao Lô bảo các Tín đồ ở đó phải xét mình trước khi dự Tiệc Thánh?
Họ đang vi phạm điều gì trong ý nghĩa của Tiệc Thánh?

 

5/ Thay vì " Từ chối dự Tiệc Thánh" vì phạm tội, các Tín hữu nên làm gì?

 

6/ Nếu không nhận Thân và Huyết Chúa Giê su thì có được thành một thành viên để dự Tiệc Thánh không?

 


                                "Bửa Tiệc Chia Tay "

 

Chúng ta còn nhớ, vào đêm Chúa Giê su bị bắt, Chúa Giê su cùng 12 môn đồ đã dự Lễ Vượt Qua tại một ngôi nhà, mà chính Chúa đã sắp đặt cho Ngài và các môn đồ, đó là một bửa Tiệc Chia tay, Sách Mathi ơ 26 ghi lại như sau:

 

"Khi đang ăn, Đức Chúa Jêsus lấy bánh, tạ ơn rồi, bẻ ra đưa cho môn đồ mà rằng: Hãy lấy ăn đi, nầy là thân thể ta. Ngài lại lấy chén, tạ ơn rồi, đưa cho môn đồ mà rằng: Hết thảy hãy uống đi; vì nầy là huyết ta, huyết của sự giao ước đã đổ ra cho nhiều người được tha tội. Ta phán cùng các ngươi, từ rày về sau, ta không uống trái nho nầy nữa, cho đến ngày mà ta sẽ uống trái nho mới cùng các ngươi ở trong nước của Cha ta."

 

   Bửa Tiệc đúng vào thời điểm của lễ Vượt qua -nhưng cũng là bửa Tiệc chia tay.


  Thêm một lần nữa, những chữ "Thịt Ta""Huyết Ta" của đoạn Kinh Thánh trên đã gây ra nhiều tranh cải trong các Hội Thánh Đấng Christ.


Tuỳ theo bối cảnh ở mỗi chỗ, các tác giả trong Kinh Thánh dùng những tên gọi khác nhau cho TiệcThánh:

 

**"Chén Phước Lành" I Cô rinh tô: 10: 16&17

 

"Cái chén phước lành mà chúng ta chúc phước, há chẳng phải là thông với huyết của Đấng Christ sao? Cái bánh mà chúng ta bẻ, há chẳng phải là thông với thân thể của Đấng Christ sao? Vì chỉ có một cái bánh, chúng ta dầu nhiều, cũng chỉ một thân thể; bởi chưng chúng ta đều có phần chung trong một cái bánh."

 

**"Tiệc của Chúa" (1 Cô-rinh-tô 10:21)

 

" Anh em chẳng có thể uống chén của Chúa và cũng uống chén của các quỉ; chẳng có thể dự tiệc của Chúa, lại dự tiệc của các quỉ."

 

*** " Lễ Bẻ Bánh" (Công vụ 2:42)

 

" Vả, những người ấy bền lòng giữ lời dạy của các sứ đồ, sự thông công của anh em, lễ bẻ bánh, và sự cầu nguyện."

 

Và sau đây là một cái tên không được dùng trong Kinh Thánh, nhưng do sự suy nghĩ của các giáo phụ giảng giải Kinh Thánh:

 

**"Bí Tích Thánh Thể"

 

  Tên nầy lấy từ chữ " Holy Eucharist " mà các giáo hội đầu tiên đã dùng, được truyền qua các đời của Giáo hội Công Giáo, họ tin rằng bánh và rượu trong buổi Tiệc đó sẽ được các Linh Mục (được quyền hạn) biến nó thành chính Thịt và Máu Chúa Giê su mà ban cho các tín hữu.

 Ý tưởng nầy đã gây nhiều tranh cải vì nó không lột tả được tâm ý của Chúa Giê su và cũng không phù hợp với các đoạn khác nói về Tiệc Thánh.

 

*** Những mệnh lệnh được nhắc đến trong Tiệc Thánh

 

  Chúng ta sẽ đọc qua các đoạn Kinh Thánh có ghi chép về Tiệc Thánh: Ma-thi-ơ 26:26-29, Mác 14:22-25, Lu-ca 22:19 &20, và 1 Cô-rinh-tô 11:24-26. Sách Giăng không có thuật lại Tiệc Thánh, nhưng hướng về ý nghĩa của Thịt và Huyết Chúa Giê su.

 

Có 8 điều liên quan đến Tiệc Thánh:



1/ Chúa Giê su muốn các Tín hữu thực hiện Tiệc Thánh như một kỷ niệm về sự hy sinh của Chúa

2/ Mời gọi hết thảy các môn đồ hãy nhận lấy thân và huyết của Chúa, vì Ngài chết thế cho họ, để họ được tha tội.

3/ Tuyên bố Giao ước mới được thiết lập bằng huyết của Chúa Giê su để nhiều người được tha tội.

4/ Có lời hứa rằng ngày sau mọi Tín hữu sẽ được cùng Ngài dự Tiệc nơi Nước Trời.

5/ Tiệc Thánh nhắc nhở cho mọi người theo Chúa phải làm chứng về sự hy sinh của Chúa.

6/ Phải xét mình trước khi dự Tiệc Thánh

7/ Qua Tiệc Thánh, Chúa Giê su muốn con cái Chúa phải được hiệp một với nhau trong thân của Chúa.

8/ Tiệc Thánh là một biểu tượng đặt biệt của Cơ đốc giáo.

 

  Như vậy, Tiệc Thánh được thực hiện cho một nhóm Tín hữu có cùng một đức tin nơi Đấng Christ, đã nhận cho mình Thân và Huyết của Ngài để được tha tội.

  Ý nghĩa " Ăn Thit" và "Uống Huyết" Chúa Giê su rất rỏ ràng trong các đoạn Kinh thánh có liên quan, sự Cứu chuộc cao qúi của Chúa Giê su làm cho chúng ta trân trọng, không phải cần một cảm giác của Thịt thật và Huyết thật qua tay một Giáo phụ nào. Kinh Thánh cũng không giải nghĩa Thịt và Huyết theo nghĩa đen của nó.

  Khi nhận Bánh và Chén xin hãy nhận lấy Thịt và Huyết của Chúa Giê su cho chính mình như Ngài đã dặn, hãy biết qúi trọng mà nâng Bánh và Chén lên trước mặt để cảm tạ Chúa, Đấng đã lấy Huyết mình lập ra một Giao ước mới, là Giao ước của Đức Tin mà được tha tội.



*** Tại sao Tiệc Thánh luôn luôn có nhắc đến kẻ phản Ngài?



  Trong hầu hết các đoạn Kinh Thánh nói về Tiệc Thánh, Chúa Giê su đều nhắc đến kẻ phản Ngài, đó là Giu Đa Ích ca ri ốt, kẻ đã giao nộp Ngài cho nhà cầm quyền.


Sách Giăng đoạn 6, chép lại lúc Chúa Giê su bảo người ta hãy Ăn Thịt và Uống Huyết của Chúa, khiến mọi người bỏ đi, chỉ còn lại 12 môn đồ, Chúa Giê su có nói rằng, sở dĩ các môn đồ hiểu được nhiều điều và được vững đức tin vì Ngài đã chọn họ, từ rất sớm, Chúa Giê su cũng đã nói là có một người trong đám họ sẽ phản Ngài. Câu hỏi nêu ra ở đây:

              " Tại sao Ngài lại chọn người như thế làm môn đồ, trong khi Ngài biết trước?"

Chúng ta hãy bắt đầu với một tia sáng trong bối cảnh của Mathi ơ 26:21

 

" Con người đi, y theo lời đã chép về Ngài; song khốn nạn thay cho kẻ phản Con người! Thà nó chẳng sanh ra thì hơn!'

 

Điều đó tiết lộ rằng, theo sự toàn tri của Đức Chúa Trời, Chúa Giê su sẽ bị một kẻ rất gần gủi với Ngài phản Ngài, đó là kẻ ăn cùng mâm với Ngài.

Thi Thiên 41:9 nói tiên tri rằng:

 

" Đến đỗi người bạn thân tôi, Mà lòng tôi tin cậy, và đã ăn bánh tôi, Cũng giơ gót lên nghịch cùng tôi."

 

  Dù vậy, Đức Chúa Trời không tiền định cho Giu đa thực hiện tội ác. Với câu nói: "Con người đi, y theo lời đã chép về Ngài" có nghĩa, sẽ có một ai đó sẽ đẩy Chúa Giê su vào con đường chết, nhưng không định trước cho Giu đa, Giu đa có sự chọn lựa, trong khung cảnh của Tiệc Thánh, người ta còn thấy một cơ hội cuối cùng là Chúa Giê su muốn Giu đa quay đầu trở lại, Chúa Giê su không tố cáo Giu đa khi Ngài nói:

" Kẻ nào để tay vào mâm với ta, ấy là kẻ sẽ phản ta"

 Tất cả các môn đồ đều có đặt tay vào mâm, nên ai cũng hỏi:"Có phải tôi không?" "Có phải tôi không?" Giu đa cũng hỏi một câu như thế, và Chúa Giê su trả lời, "thật như vậy." Giả như lúc ấy Giu đa thú tội và ăn năn thì vẫn còn cơ hội, nhưng ông lại không làm.

 

  Tiệc Thánh khi có mặt Giu đa ở đó nói lên điều gì? Nếu một người không thực sự theo Chúa, mà thực hiện động tác tương thông với Chúa và với bạn hữu mình, là những người được xem như có cùng một đức tin, là một điều không thể chấp nhận.Là giả dối.

Mặt khác, nếu với một tín đồ đang sa ngã, Tiệc Thánh cũng là dịp để người ấy quay đầu về, lúc dự Tiệc Thánh là lúc người ấy nghe lời cáo trách của Chúa, ngày nay đó là sự cáo trách từ Đức Thánh Linh, nếu người ấy dững dưng, vẫn dự Tiệc Thánh mà không ăn năn, hối hận, người ấy cũng có thái độ giống như Giu đa.


  Đức Chúa Trời không định cho ai phạm tội, nhưng Chúa biết tất cả, Ngài muốn tội nhận ăn năn - Tiệc Thánh là cơ hội để xét mình, ăn năn, không ăn năn thì bị xét đoán.

 

**Phải xét mình để không bị xét đoán:

 

  Như chúng ta đã lướt qua các ý nghĩa về Tiệc Thánh, đó là một Tiệc đặt biệt, chỉ được dành cho các Tín hữu trong Hội Thánh, xác nhận sự tương thông với nhau và với Chúa, bởi thế, người ta không trao bánh và chén cho người chưa tuyên xưng đức tin. Không nên trao bánh và chén cho người không hiểu được sự qúi trọng của ý nghĩa Thân và Huyết Chúa Giê su, vì họ chưa tin Chúa, họ cũng không có được sự tương thông với Chúa và với các tín hữu khác. Cũng không nên trao bánh và chén cho con trẻ, lúc nó chưa nhận lễ Báp têm. Bánh và Chén phải được nhận lấy với lòng tôn trọng.

 

  Sứ đồ Phao lô đã yêu cầu các Tín hữu phải xét mình, trước khi dự Tiệc Thánh. Có nhiều hiểu lầm ở đây khi chúng ta không đọc hết phần đầu của đoạn kinh văn mà Phao Lô muốn nói.


  Khi Phao lô đến thăm Hội Thánh Cô rinh tô, ông thấy Hội Thánh có sự chia rẽ và bè đảng, điều nầy ông đã được nghe, nhưng chưa tin hẳn, bây giờ thì Phao Lô thấy tận mắt, sự thật còn tệ hơn lời đồn, ông không thấy tình yêu thương, nhường nhịn, hoà hợp với nhau như phải có giữa các Tín hữu, mà họ thể hiện sự tranh giành ăn uống, ngay cả trong bửa Tiệc Thánh (có lẽ ngày xưa, các Tín hữu dùng Tiệc Thánh không chỉ là Bánh và Chén tượng trưng như chúng ta ngày nay) Phao lô đã mạnh mẽ phê bình họ, ông muốn họ khôi phục lại sự hoà thuận và hiệp một thân trong Chúa khi dự Tiệc Thánh thì mới xứng đáng, nếu không, Chúa sẽ phạt họ bị tật nguyền, đau ốm và cũng có khi chết luôn (Một tiết lộ rất đặt biệt khi cố ý vi phạm ý nghĩa cao trọng của Tiệc Thánh) Phao lô còn nói thêm, Chúa không ngại mà sửa phạt các tín đồ như vậy còn hơn họ bị vấp phạm rồi bỏ Chúa.

   Đây là một đoạn Kinh Thánh rất hay, chúng ta cần đọc hết trong I Cô rinh tô 11 : 17-34

 

"Trong khi tôi truyền lời cáo dụ nầy, chẳng phải khen anh em, vì sự nhóm lại của anh em không làm cho mình hay hơn mà làm cho mình dở hơn. Trước hết, tôi nghe rằng khi anh em có sự nhóm họp Hội thánh, thì sanh ra sự phân rẽ; tôi cũng hơi tin điều đó. Vì chắc trong vòng anh em phải có bè đảng, hầu cho được nhận biết trong anh em những kẻ nào thật là trung thành. Vậy, khi anh em nhóm nhau lại một chỗ, ấy chẳng còn phải là Tiệc thánh của Chúa mà anh em ăn; bởi vì lúc ngồi ăn, ai cũng nôn nả mà ăn bữa riêng mình, đến nỗi người nọ chịu đói, còn kẻ kia thì quá độ. Anh em há chẳng có nhà để ăn uống sao? Hay là anh em khinh bỉ Hội thánh của Đức Chúa Trời, muốn làm cho những kẻ không có gì phải hổ thẹn? Tôi nên nói chi với anh em? Có nên khen anh em không? Trong việc nầy tôi chẳng khen đâu. Vả, tôi có nhận nơi Chúa điều tôi đã dạy cho anh em: ấy là Đức Chúa Jêsus, trong đêm Ngài bị nộp, lấy bánh, tạ ơn, rồi bẻ ra mà phán rằng: Nầy là thân thể ta, vì các ngươi mà phó cho; hãy làm điều nầy để nhớ ta. Cũng một lẽ ấy, sai khi ăn bữa tối rồi, Ngài lấy chén và phán rằng: Chén nầy là sự giao ước mới trong huyết ta; hễ khi nào các ngươi uống, hãy làm điều nầy để nhớ ta. Ấy vậy, mỗi lần anh em ăn bánh nầy, uống chén nầy, thì rao sự chết của Chúa cho tới lúc Ngài đến. Bởi đó, ai ăn bánh hoặc uống chén của Chúa cách không xứng đáng, thì sẽ mắc tội với thân và huyết của Chúa. Vậy mỗi người phải tự xét lấy mình, và như thế mới ăn bánh uống chén ấy; vì người nào không phân biệt thân Chúa mà ăn bánh uống chén đó, tức là ăn uống sự xét đoán cho mình. Ấy vì cớ đó mà trong anh em có nhiều kẻ tật nguyền, đau ốm, và có lắm kẻ ngủ. Nếu chúng ta biết xét đoán lấy mình, thì khỏi bị xét đoán. Song khi chúng ta bị Chúa xét đoán, thì bị Ngài sửa phạt, hầu cho khỏi bị án làm một với người thế gian. Hỡi anh em, vậy thì lúc anh em hội lại để ăn chung với nhau, hãy chờ đợi nhau. Ví bằng có ai đói, hãy ăn tại nhà mình, hầu cho anh em không nhóm lại để mà chuốc lấy sự đoán xét. Còn các việc khác, lúc tôi đến sẽ đoán định."

 

***Từ chối dự Tiệc Thánh:

 

  Không có một chỗ nào trong Kinh Thánh nói rằng: " Vì các ngươi đã phạm tội gì đó, thì các ngươi không được dự Tiệc Thánh"
Chúng ta không bị phạt như một đứa trẻ, nếu không nghe lời sẽ không được ăn bánh..Chúa bảo chúng ta nên xưng nó ra, Huyết Chúa một lần nữa rửa chúng ta được sạch, Tiệc Thánh là cơ hội được cáo trách để xưng tội và ăn năn. I Giăng 1: 6-10 nói rằng:

 

"Ví bằng chúng ta nói mình được giao thông với Ngài, mà còn đi trong sự tối tăm, ấy là chúng ta nói dối và không làm theo lẽ thật. Nhưng, nếu chúng ta đi trong sự sáng cũng như chính mình Ngài ở trong sự sáng, thì chúng ta giao thông cùng nhau; và huyết của Đức Chúa Jêsus, Con Ngài, làm sạch mọi tội chúng ta. Ví bằng chúng ta nói mình không có tội chi hết, ấy là chính chúng ta lừa dối mình, và lẽ thật không ở trong chúng ta. Còn nếu chúng ta xưng tội mình, thì Ngài là thành tín công bình để tha tội cho chúng ta, và làm cho chúng ta sạch mọi điều gian ác. Nhược bằng chúng ta nói mình chẳng từng phạm tội, ấy là chúng ta cho Ngài là kẻ nói dối, lời Ngài không ở trong chúng ta."

 

 Nếu chúng ta không dự Tiệc Thánh vì nghĩ rằng mình có tội, chúng ta sẽ đem tội lỗi mình dấu đi đâu? Có phải đến tháng sau, chờ tội ấy phai mờ bớt rồi chúng ta trở lại dự Tiệc Thánh? Suy nghĩ như vậy không thể nào hợp với lẽ đạo. Chúng ta phải dự Tiệc Thánh với sự xưng tội và lòng ăn năn. Chồng chất tội lỗi, sẽ có bao nhiêu lần chúng ta từ chối dự Tiệc Thánh? Nếu con chiên trong khoảng thời gian nó bị mặc cảm, có thể nào nó sẽ không tương thông để nghe lời người chăn và cũng không còn ở trong chuồng với đồng bạn nó chăng? Đó là một cạm bẫy vì không thông hiểu lời Kinh thánh.

 

  Nếu có dịp, chúng ta hãy đọc cuốn sách mà Mục sư Richard Barcellos đã viết với tựa đề: "Tiệc Thánh là một Ân điển hơn là một Kỷ NIệm."
để không Từ bỏ Tiệc Thánh và cũng không dự Tiệc Thánh cách không xứng đáng.




"Ngày thứ nhất về lễ ăn bánh không men, là ngày giết chiên con làm lễ Vượt Qua, các môn đồ thưa cùng Đức Chúa Jêsus rằng: Thầy muốn chúng tôi đi dọn cho thầy ăn lễ Vượt Qua tại đâu?" Mác 14:12