Bài đọc thêm: Sơ lược về lịch sử Israel và dân tộc Do Thái
Ta sẽ lập giao ước cùng ngươi, và cùng hậu tự ngươi trải qua các đời; ấy là giao ước đời đời, hầu cho ta làm Đức Chúa Trời của ngươi và của dòng dõi ngươi. Ta sẽ cho ngươi cùng dòng dõi ngươi xứ mà ngươi đang kiều ngụ, tức toàn xứ Ca-na-an, làm cơ nghiệp đời đời. Vậy, ta sẽ làm Đức Chúa Trời của họ. Sáng Thế Ký 17: 7& 8
Bài đọc thêm:
Sơ lược về lịch sử Israel và dân tộc Do Thái của Tiến sĩ Israel Hanukoglu được đăng trong the Knowledge Quest magazine.
Hai chữ Do Thái dịch ra từ chữ Israel là tên mà Đức Chúa Trời đặt cho Gia Cốp khi ông trở về nhà sau 20 năm lưu lạc, tên Israel có nghĩa là vật lộn với Đức Chúa Trời: Sáng Thế ký 32: 24-32
"Vả, một mình Gia-cốp ở lại; thì có một người vật lộn với mình đến rạng đông. 25 Khi người đó thấy mình không thắng nổi, bèn đánh vào xương hông Gia-cốp; xương hông liền trặt trong khi vật lộn. 26 Người đó bèn nói: Trời đã rạng đông rồi; thôi để cho ta đi; nhưng Gia-cốp đáp rằng: Tôi chẳng cho người đi đâu, nếu người không ban phước cho tôi. 27 Người đó hỏi: Tên ngươi là chi? Đáp rằng: Tên tôi là Gia-cốp. 28 Người lại nói: Tên ngươi sẽ chẳng làm Gia-cốp nữa, nhưng tên là Y-sơ-ra-ên, vì ngươi đã có vật lộn cùng Đức Chúa Trời và người ta; ngươi đều được thắng. 29 Gia-cốp hỏi: Xin cho tôi biết tên người. Đáp rằng: Làm sao ngươi hỏi tên ta? Rồi người nầy ban phước cho Gia-cốp tại đó. 30 Gia-cốp đặt tên chỗ đó là Phê-ni-ên, và nói rằng: Tôi đã thấy Đức Chúa Trời đối mặt cùng tôi và linh hồn tôi được giải cứu. 31 Khi qua nơi Phê-ni-ên, thấy mặt trời mọc rồi; và người đi giẹo cẳng. 32 Bởi cớ đó, cho đến ngày nay dân Y-sơ-ra-ên chẳng bao giờ ăn gân bắp vế của lối xương hông; vì người đó có đánh vào xương hông Gia-cốp, nơi gân của bắp vế."
Israel là một quốc gia duy nhất trên trái đất sinh sống trên cùng một vùng đất, mang cùng một cái tên, nói cùng một ngôn ngữ, và tôn thờ cùng một Đức Chúa Trời mà họ đã thờ cách đây 3.000 năm. Người ta đào đất và tìm thấy đồ gốm từ thời vua David, tiền xu từ Bar Kokhba và những cuộn giấy có hơn 2.000 năm tuổi được viết bằng một chữ viết, rất giống với chữ mà ngày nay du khách thấy quảng cáo kem ở các cửa hàng góc phố.
Dân tộc Israel còn có một đặt biệt nữa, là nguồn gốc của họ chỉ ra từ một người là Áp-ra-ham, người đã thiết lập niềm tin cho mình và con cháu mình, từ đời nầy qua đời kia chỉ thờ phượng một Đức Chúa Trời, là đấng sáng tạo ra vũ trụ.
Áp-ra-ham, con trai ông là Y Sác cháu trai Gia-cốp (Y-sơ-ra-ên) được coi là ba tộc trưởng của dân Y-sơ-ra-ên. Cả ba tộc trưởng đều sống ở Vùng đất Canaan, là đất của xứ sở Israel sau nầy. Họ và vợ của họ được chôn cất tại Mặc-bê-la, ở Hebron. Sáng thế ký 23:19 &20
"Sau các việc đó, Áp-ra-ham chôn Sa-ra, vợ mình, trong hang đá của đồng Mặc-bê-la, nằm ngang Nam-rê tại Hếp-rôn, thuộc về xứ Ca-na-an. Đồng và hang đá đều có các người họ Hếch nhận chắc, để lại cho Áp-ra-ham dùng làm mộ địa."
Người dân Israel ngày nay chia sẻ cùng một ngôn ngữ và văn hóa được định hình bởi di sản và tôn giáo của người Do Thái được truyền qua nhiều thế hệ bắt đầu từ người cha sáng lập là Áp-ra-ham (khoảng 1800 TCN). Như vậy, di sản của họ được truyền lại liên tục trong Israel 3.300 năm qua.
Quốc gia Y-sơ-ra-ên bắt đầu từ 12 bộ tộc, hay còn gọi là 12 chi phái, theo các con của Gia Cốp được ghi trong Xuất Ê dip tô ký 1: 1
Ru-bên, Si-mê-ôn, Lê-vi và Giu-đa; Y-sa-ca, Sa-bu-lôn và Bên-gia-min; Đan, Nép-ta-li, Gát, và A-se và hai con của Giô sép:Ma na se và Ép ra im nhắc lại dân I srael là một dân tộc có cùng một nguồn gốc. Con cháu Áp-ra-ham đã hình thành một quốc gia vào khoảng năm 1300 Trước công nguyên, sau Cuộc di cư khỏi Ai Cập dưới sự lãnh đạo của Môi-se. Ngay sau khi Xuất hành, Môi-se đã truyền cho người dân của quốc gia mới này Kinh Torah ( Ngũ Kinh) và Mười Điều Răn Xuất: 20
Sau 40 năm ở sa mạc Sinai, Môi-se dẫn họ đến Vùng đất Ca na an, cũng là Y sơ ra ên ngày nay, nơi được Kinh thánh trích dẫn là vùng đất mà Đức Chúa Trời đã hứa cho con cháu của các tổ phụ, Áp-ra-ham, Y-sác và Gia-cốp - Sáng thế ký 17:8&9
"Ta sẽ lập giao ước cùng ngươi, và cùng hậu tự ngươi trải qua các đời; ấy là giao ước đời đời, hầu cho ta làm Đức Chúa Trời của ngươi và của dòng dõi ngươi. 8 Ta sẽ cho ngươi cùng dòng dõi ngươi xứ mà ngươi đang kiều ngụ, tức toàn xứ Ca-na-an, làm cơ nghiệp đời đời. Vậy, ta sẽ làm Đức Chúa Trời của họ. "
Tuy nhiên, vì Đức Chúa Trời không cho Môi se vào đất hứa, nên trước khi qua đời, Môi-se đã chỉ định Giô-suê làm người kế vị để lãnh đạo 12 chi phái Y-sơ-ra-ên vào đó. Bắt đầu bằng những cuộc chinh phục và định cư của 12 bộ lạc dưới sự lãnh đạo của Giô-suê (khoảng 1250 TCN).
Khoảng thời gian từ 1000-587 TCN được gọi là "Thời kỳ của các vị vua". Các vị vua đáng chú ý nhất là Vua David (1010-970 TCN), vua Đa vít đã biến Jerusalem thành Thủ đô của Israel, và con trai của vua Đa vít là vua Solomon ( 970-931 TCN) xây dựng Đền thờ đầu tiên ở Jerusalem theo quy định trong Tanach (là Cựu Ước).
Vào năm 587 TCN, quân đội của Babylonian Nebuchadnezzar đã chiếm được Jerusalem, phá hủy Đền thờ và đày người Do Thái đến Babylon (Iraq ngày nay).
Năm 587 TCN đánh dấu một bước ngoặc trong lịch sử Trung Đông. Từ năm này trở đi, khu vực được cai trị hoặc kiểm soát bởi các đế chế siêu cường thời đó theo thứ tự là: Babylon, Ba Tư, Hy Lạp, La Mã và Đế chế Byzantine, quân thập tự viễn chinh Hồi giáo và Cơ đốc giáo, Đế chế Ottoman và Đế quốc Anh.
Sau khi bị người La Mã lưu đày vào năm 70 SCN, người Do Thái đã di cư đến Châu Âu và Bắc Phi. Cộng đồng người di cư nằm rải rác bên ngoài Vùng đất Israel, đã thiết lập đời sống kinh tế và văn hóa phong phú, và đóng góp đáng kể cho nơi họ sinh sống. Tuy nhiên, họ vẫn tiếp tục nền văn hóa dân tộc của mình và cầu nguyện để trở về Israel qua nhiều thế kỷ.
Trong nửa đầu thế kỷ 20, đã có những làn sóng di cư lớn của người Do Thái trở lại Israel từ các nước Ả Rập và Châu Âu. Bất chấp Tuyên bố Balfour, người Anh hạn chế nghiêm ngặt việc người Do Thái vào Palestine, và những người Israel còn sống ở Palestine phải chịu bạo lực và tàn sát bởi đám đông người Ả Rập. Trong Thế chiến II, chế độ Đức Quốc xã ở Đức đã tàn sát khoảng 6 triệu người Do Thái, tạo nên thảm kịch lớn The Holocaust.
Bất chấp mọi khó khăn, cộng đồng Do Thái đã tự chuẩn bị cho nền độc lập vừa công khai vừa bí mật. Vào ngày 14 tháng 5 năm 1948, ngày mà lực lượng Anh cuối cùng rời Israel, lãnh đạo cộng đồng Do Thái, David Ben-Gurion, tuyên bố độc lập, thành lập Nhà nước Israel hiện tại.
Một ngày sau tuyên bố độc lập của Nhà nước Israel, quân đội của năm quốc gia Ả Rập, Ai Cập, Syria, Transjordan, Lebanon và Iraq, đã xâm lược Israel. Cuộc xâm lược này đánh dấu sự khởi đầu của Chiến tranh giành độc lập của Israel (מלחמת העצמאות). Các quốc gia Ả Rập đã cùng tiến hành bốn cuộc chiến toàn diện chống lại Israel:
Chiến tranh giành độc lập 1948 -Chiến tranh Sinai 1956 -Chiến tranh Sáu ngày 1967 -Chiến tranh Yom Kippur 1973
Bất chấp sự vượt trội về số lượng của quân đội Ả Rập, Israel lần nào cũng tự vệ và giành chiến thắng. Sau mỗi cuộc chiến, quân đội Israel rút khỏi hầu hết các khu vực chiếm được.
Nếu bao gồm Judea và Samaria, Israel chỉ rộng 40 dặm. Do đó, Israel có thể đi từ bờ biển Địa Trung Hải đến biên giới phía Đông tại sông Jordan trong vòng hai giờ lái xe.
Khẩu hiệu của dân Do Thái viết theo tiếng Hê bơ rơ là :"Shema Yisrael Adonay Eloheynu Adonay Echad
(Hãy nghe đây, Y-sơ-ra-ên, Chúa là Đức Chúa Trời của chúng ta, Chúa là Một).
Ngôi sao David tượng trưng cho sự tập hợp của Người Do Thái từ khắp nơi trên thế giới, bao gồm Georgia, Morocco, Nga, Mỹ, Trung Quốc, Ethiopia, Châu Âu và các quốc gia khác.
***Tuyên ngôn Độc lập của Nhà nước Israel
Từ cuối Thế chiến thứ nhất cho đến năm 1948, khu vực Jordan và Israel ngày nay vẫn nằm dưới sự cai trị của Đế quốc Anh. Trong giai đoạn này, cộng đồng Do Thái chuẩn bị kế hoạch tuyên bố độc lập ngay khi chấm dứt ách thống trị của Anh.
Vào ngày 14 tháng 5 năm 1948 (thứ 5 của Iyar, 5708 - ה' באייר תש"ח), ngày mà quyền thống trị của Anh đối với Palestine hết hạn, Hội đồng Nhân dân Do Thái đã tập trung tại Bảo tàng Tel Aviv và thông qua tuyên bố ngày 5 tháng Iyar trong lịch Do Thái được kỷ niệm là Ngày Độc lập của Israel. Nhà nước Israel mới được Hoa Kỳ công nhận vào đêm hôm đó và ba ngày sau đó được Liên Xô công nhận.
Ngày 6/12/2017, Tổng thống Hoa Kỳ Donald J. Trump công bố quyết định công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel. Nội dung thông báo của TT Trump đã được đăng trong Sổ đăng ký Liên bang vào ngày 11 tháng 12 năm 2017 (quyển 82, số 236).
Như lời Thủ tướng Israel tuyên bố, tuyên bố của Tổng thống Trump được coi là một sự kiện trọng đại trong lịch sử hiện đại của Israel, sánh ngang với tầm quan trọng của Tuyên bố Balfour. Tiếp nối tuyên bố của Tổng thống Trump, ngày 23/02/2018, Bộ Ngoại giao cho biết, Đại sứ quán mới của Hoa Kỳ đã thực sự được khai trương tại Jerusalem vào ngày 14 tháng 5 năm 2018.
Sáng Thế Ký 12: 1-3
"Vả, Đức Giê-hô-va có phán cùng Áp-ram rằng: Ngươi hãy ra khỏi quê hương, vòng bà con và nhà cha ngươi, mà đi đến xứ ta sẽ chỉ cho. Ta sẽ làm cho ngươi nên một dân lớn; ta sẽ ban phước cho ngươi, cùng làm nổi danh ngươi, và ngươi sẽ thành một nguồn phước. Ta sẽ ban phước cho người nào chúc phước ngươi, rủa sả kẻ nào rủa sả ngươi; và các chi tộc nơi thế gian sẽ nhờ ngươi mà được phước"
Đức Chúa Trời vẫn còn thương xót dân tộc Y sơ ra ên. Ngài vẫn còn gìn giữ họ trong mãnh đất mà Ngài có hứa trao cho họ.