Bài đọc thêm của Giáo sư Douglas A. Campbell in the January 3, 2018 issue

**Dân Tộc Việt **Các Phương Tiện *Báp Têm* zoom

Hội thánh Cô-rinh-tô gặp nhiều vấn đề

Hội thánh Cô-rinh-tô gặp nhiều vấn đề. by Douglas A. Campbell in the January 3, 2018 issue

(Douglas A. Campbell teaches New Testament at Duke Divinity School.)

 

Phao lô đã viết lá thư đầu tiên của mình cho người Cô-rinh-tô, hiện đã thất lạc, vào mùa thu năm 50 CN. Người Cô-rinh-tô đã phản kháng khá quyết liệt. Họ viết thư trả lời Phao-lô với một số câu hỏi. Vào mùa xuân năm 51 CN, Phao lô viết một lá thư dài trả lời trong bức thư đó là 1 Cô-rinh-tô của chúng ta có. Từ bức thư nầy, chúng ta có một bức tranh chi tiết hơn về cộng đồng Hội Thánh, và đó không phải là một cảnh tượng đẹp.

 

 Hội thánh tại Cô-rinh-tô đã hỗn loạn. Tôi đếm được 15 vấn đề dễ nhận thấy mà Phao-lô đề cập trong 1 Cô-rinh-tô: sự chia rẽ, với việc người Cô-rinh-tô chia bè phái sau lưng các nhà lãnh đạo đối địch (1:10–4:21; 16:10–18); loạn luân (5:1–13); mại dâm (6:12–21); tách biệt trong hôn nhân (7:1–7); Cơ đốc nhân kết hôn với nhau và hỏi về việc ly hôn (7:8–11, 39); Cơ đốc nhân kết hôn với người ngoại đạo và hỏi về việc ly hôn (7:12–16); những câu hỏi xung quanh hôn nhân và tái hôn (7:25–40); kiện tụng (6:1–11); thờ hình tượng (8:1–11:1); lo ngại về việc phụ nữ cầu nguyện và tiên tri theo cách khiếm nhã (11:2–16); hỗn loạn trong việc thờ phượng, với việc nói tiếng lạ và giọng nói cạnh tranh (chương 14); bất bình đẳng trong bữa ăn chung (11:17–34); phủ nhận sự phục sinh về thể xác của Chúa Jesus và của các Cơ Đốc nhân (15:1–58); việc quyên góp một số tiền lớn để gửi đến Jerusalem (16:1–4); và sự thay đổi trong kế hoạch đi lại của Phao-lô (16:5–9).

Đằng sau mớ hỗn độn này là bốn khó khăn chính:

 

1- Thất bại cơ bản trong việc liên hệ với nhau trong tình yêu;


2-Thất bại thảm hại của các nhà lãnh đạo nhà thờ địa phương trong việc hành động một cách chu đáo trước sự cạnh tranh về địa vị và ảnh hưởng của họ;


3- Lý luận thần học kiêu ngạo phủ nhận tầm quan trọng của cơ thể (mà chúng ta có thể gọi là "chủ nghĩa trí thức Cơ đốc");


4- Những căng thẳng phát sinh từ áp lực mà lời dạy của Phao-lô về tình dục đặt lên những người cải đạo của ông.

 

Chỉ cần một trong bốn lý do đó cũng đủ làm cho Hội Thánh lộn xộn, huống chi tất cả bốn thứ đó cùng xuất hiện, và sự kết hợp này trở nên nguy hiểm cho Hội Thánh Chúa.

Khi chúng ta nhìn lại tất cả những ngóc ngách của các vấn đề trong bức thư cho Hội Thánh Cô-rinh-tô, chúng ta có thể thấy rằng Phao-lô đang thúc giục một điều đơn giản với các tín đồ Hội Thánh Cô-rinh-tô.


Phần lớn những gì Phao lô nói, có thể tóm tắt trong cụm từ " mối liên hệ phù hợp". Một trong những điểm nổi bật của bức thư I Cô rinh tô là các chương 12–13. Chương 13 mô tả chi tiết về các mối liên hệ chính của Cơ đốc giáo, đó là tình yêu. Sự sâu sắc của nó được chứng minh bằng thực tế là lời dạy trong sách Cô rinh tô vẫn được đọc tại các đám cưới trên khắp thế giới ngày nay.

 

Chương 12 sử dụng hình ảnh thân thể của Đấng Christ để trình bày mối liên hệ mà các tín hữu nên có trong Hội Thánh. Không có chức phận nào của thân thể Đấng Christ là không quan trọng. Mỗi bộ phận đều liên kết với nhau, bất kể nó có vẻ nhỏ mọn đến đâu.

Phao-lô áp dụng lời khuyên này đặc biệt cho những cuộc họp giải quyết các nan đề tại Hội Thánh Cô-rinh-tô.


Những nan đề đó phát xuất từ Tiệc Thánh, từ sự Thờ Phượng, sự cầu nguyện và việc xử dụng các ân tứ thuộc linh, kể cả các buổi tiệc thông công.


Qua bức thư, chúng ta thấy có bao nhiêu vấn đề rõ ràng tại Hội thánh. Tuy nhiên, thật đáng kinh ngạc khi người ta nhận ra rằng nhiều vấn đề trong số này sẽ biến mất nếu các tín hữu Cô-rinh-tô chỉ cần tử tế hơn với nhau.

 

Những người cầu nguyện và nói tiếng tiên tri trong buổi nhóm không ngường lời cho nhau và mất trật tự, khiến người mới đến có cảm giác không phù hợp.

 Họ không nên làm xấu hổ vợ hay chồng mình trước công chúng bằng hành vi của họ; họ không nên mang những bữa ăn thịnh soạn đến buổi thông công của nhà thờ và ngồi ăn ngấu nghiến trong khi những thành viên khác của nhà thờ đứng xung quanh đói bụng.

 Họ cũng không nên nói tiếng lạ om sòm, chồng lên nhau trong thời gian thờ phượng.

Họ cũng không nên chia bè, chia phái thành những cuộc tranh chấp đầy cay đắng.

Họ không nên vu khống các nhà lãnh đạo đối thủ mà nên trung thành với người sáng lập ban đầu của họ.

Họ không nên ăn cắp của nhau;

Không nên chế giễu, làm xúc phạm khi có người ăn một món ăn mà người khác cho là ô uế, trong khi cá nhân người đó không nghĩ là quan trọng;

Họ cũng không nên phán xét những người mà họ nghĩ là không được thánh khiết như họ.

Rất nhiều vấn đề ở Hội Thánh Cô-rinh-tô—Tôi cho rằng ở nhiều nơi khác—sẽ được giải quyết nếu những người theo đạo Thiên chúa đối xử tử tế với nhau hơn. Nhưng có vẻ như có điều gì đó khiến mọi mối liên hệ trở nên đặc biệt khó khăn hơn ở Cô-rinh-tô, và chúng ta không cần phải tìm đâu xa để thấy. Giáo hội Cô-rinh-tô có sự đa dạng bất thường, về đạo đức, về thực hiện các mối quan hệ yêu thương với nhau mà Phao-lô dạy, không đủ mạnh để vượt qua những căng thẳng mà những khác biệt này mang lại cho Hội Thánh Chúa. Về mặt này, nó đã tạo ra những thách thức lớn nhất, đi song song với những thành công trong công trường truyền giáo của Phao-lô.

Khi giáo hội được thành lập mười năm về trước, thì vào đầu những năm 40, Priscilla và Aquila đã làm việc sát cánh với Phao-lô để cải đạo những người trong cộng đồng công nhân, thợ thuyền, và có lẽ kèm theo những cư dân sống ở các phố nhỏ bên ngoài các xưởng sản xuất, mà những người thợ thủ công đang làm việc. Những người này hoàn toàn là những người ngoại đạo, họ thuộc thành phần thiếu học vấn, nghèo khó và thô lỗ.

Tuy nhiên, tại giáo đường Do Thái ở Cô-rinh-tô, Phao-lô đã thành công hơn bình thường. Có vài lần, ông đã bị trục xuất khỏi giáo đường Do Thái địa phương sau khi ông cố gắng thuyết phục mọi người ở giáo đường Do thái đó thừa nhận Chúa Jesus là Chúa. Cũng có khi ông nhanh chóng bị đuổi khỏi thị trấn. Nhưng nói chung, ở Cô rinh tô, ông đã có một số thành công nổi bật.
Phao lô đã cải đạo một người Do Thái giàu có, tên Gaius Titius Justus, và một người bảo trợ giáo đường Do Thái, Crispus. Vào thời điểm ông viết những lá thư Cô rinh tô nầy, mười năm sau, một người bảo trợ giáo đường Do Thái khác cũng cải đạo, tên là Sosthenes.
Vì vậy, có những người Do Thái cải đạo và những người thờ phượng Chúa trong nhà thờ Cô rinh tô bên cạnh những người ngoại đạo. Quan trọng không kém, một số người cải đạo này dường như rất giàu có, tạo nên sự tương phản bổ sung với những người thợ thủ công nghèo và những người ngoại đạo trên đường phố.

Xã hội cổ đại được đánh dấu bằng sự khác biệt đáng kể về của cải. 1,5 phần trăm hàng đầu ở một số thành phố chiếm hữu ít nhất 20 phần trăm tất cả tài lực. Phần còn lại hàng kế tiếp, sở hữu 80 phần trăm thu nhập tiếp theo. Tầng lớp dưới cùng của xã hội sống trong cảnh đói nghèo liên miên, người ta dùng một từ theo nghĩa đen là "từ tay đến miệng", nghĩa là khi họ có bất kỳ thức ăn nào, họ sẽ ăn ngay lập tức. Theo cách nhìn của chúng ta, thì xã hội cổ đại cực kỳ bất bình đẳng. Giới tinh hoa rất giàu có và có nhiều mối quan hệ so với những người khác, đám nhà giàu đó vượt trội hơn dân đen rất nhiều về mọi mặt, quyền lực và địa vị.

Trong cộng đồng đó, còn có những điều kỳ lạ khác, những người cải đạo của Phao-lô, đã điều chỉnh các mối quan hệ của mình với người khác giới theo cách phức tạp, không bình thường, mà hình như ai cũng thường làm như vậy. Họ không để những mối quan hệ vợ chồng, hôn nhân, trai gái, xảy ra tự nhiên, gây dựng trong tình yêu thương, nhưng họ làm cho nó thành kỳ cục, khiến Phao lô, một người độc thân cũng thấy khó chịu, phải lên tiếng cho từng trường hợp.Phao lô đã chỉ ra nhiều trường hợp như:
Những người độc thân, đã đính hôn, nhiều tình huống kết hôn khác nhau, cho dù là cuộc hôn nhân hạnh phúc, hay không hạnh phúc, kết hôn với người cùng đạo hay kết hôn với một người ngoại đạo. Mọi người trong Hội Thánh đều có ảnh hưởng, cùng những động lực quan hệ mạnh mẽ mà không phải lúc nào cũng diễn ra suông sẻ.
Tóm lại, Hội thánh Cô-rinh-tô bị đan xen bởi những khác biệt đáng kể. Hội thánh bao gồm những người xuất thân hoàn toàn là người ngoại giáo, những người ngoại giáo một nửa Do Thái , và những người Do Thái. Có nhiều người cải đạo nghèo khổ nhưng cũng có một số người có địa vị cao và giàu có, cùng với gia đình của họ. Và như thường lệ, có những động lực giới tính phức tạp xung quanh hoạt động tình dục. Những người cải đạo Cô-rinh-tô đa dạng này đã mang vào cộng đồng Cơ đốc của họ tất cả sự thù địch, nghi ngờ và hiểu lầm phát sinh từ những khác biệt về chủng tộc, giai cấp và giới tính. Những lời khuyên nhủ của Phao-lô đối với người Cô-rinh-tô chỉ đơn giản là hãy tử tế với nhau hơn đã không khắc phục được những khác biệt này. Hơn nữa, còn có những vấn đề về hàng ngủ lãnh đạo, đã ngăn cản người Cô-rinh-tô giải quyết những khác biệt của họ.

Hội Thánh của chúng ta thì sao? Hãy ngồi lại cùng nhau và phân tích, nếu có những nan đề, dùng lời khuyên của các sứ đồ để dung hoà mọi khác biệt.

 

 

Trích nguồn

https://www.christiancentury.org/douglas-campbell