Ma thi ơ phần 2 : "Ta đến kêu kẻ có Tội"

**Dân Tộc Việt **Các Phương Tiện *Báp Têm* zoom

"Vì ta ưa sự nhân từ mà không ưa của lễ, ưa sự nhìn biết Đức Chúa Trời hơn là ưa của lễ thiêu." Ô sê 6:6

Ma thi ơ phần 2 : "Ta đến kêu kẻ có Tội"


Đọc Ma thi ơ đoạn 9:-17

Câu hỏi:


1/ Chúa Giê su đã vào nhà ai mà bị phản đối?
2/ Vì sao Người thâu thuế bị cho là có tội?
3/ Chúa kêu gọi Ma thi ơ và ông đáp lại ra sao?
4/ Vì sao họ lại ăn tiệc? Bửa tiệc nầy khiến các Thầy Pha ri si nói gì?
5/ Chúa Giê su yêu cầu họ học lại điều gì?
6/ Tại sao các Thầy Pha ri si đề cập tới sự kiêng ăn của môn đồ Giăng Báp Tít?
7/ Chàng rễ còn ở đây, ý nói về ai? Khi chàng rễ đi rồi là lúc nào?
8/ Kiêng ăn có phải bắt buộc không? Chúng ta sẽ kiêng ăn khi nào?
9/ Bầu cũ Rượu mới có nghĩa gì?

 

***" Ta đến kêu kẻ có Tội"

Dưới thời Chúa Giê su, đất nước Do thái bị đế quốc La mã đô hộ, họ vẫn để người Do Thái cai trị, có lính La Mã đằng sau ủng hộ - Các đời vua Hê rốt đều là tay sai trung thành của La mã - Vua Hê rốt cho phép có một hệ thống gây quỹ cho La mã gọi là những người thâu thuế, họ được đấu thầu để xem ai là người mang lại lợi nhuận nhiều nhất cho La mã thì được trúng thầu, sau đó người thu thuế tha hồ bốc lột dân mình để bù cho đủ số theo hợp đồng, còn lại thì bỏ túi- Họ mang danh là những người phản bội, bốc lột dân Do Thái để đem dâng cho La Mã, những người thâu thuế thường giàu có và luôn bợ đỡ La mã, họ là đối tượng đụng chạm trực tiếp tới tự ái và quyền lợi dân Do Thái. Khi một người Do Thái tham gia dịch vụ thuế quan nầy, dưới sự chỉ đạo của nhóm Pha ri si, anh ta bị coi như một kẻ ô uế, bị xã hội ruồng bỏ, không đủ tư cách là thẩm phán hoặc nhân chứng trong phiên tòa, bị trục xuất khỏi giáo đường Do Thái, và trong mắt cộng đồng, sự ô nhục của anh ta đi theo đến gia đình anh ta.

    Điều đó giải thích câu hỏi:" Sao Thầy ngồi ăn với kẻ có tội?" Không một người Do Thái chân chính nào muốn ngồi cùng bàn với kẻ thu thuế. Chúa Giê su đã vượt qua những định kiến của con người khi đến với Ma thi ơ, Ngài cho biết: " Ta đến để tìm kẻ có tội, không phải người công bình !" tỏ cho mọi người biết công tác của Ngài là " Cứu kẻ có tội" với lòng thương xót và nốt cuối cùng của công tác nầy là " Đền tội cho kẻ có tội !"


Trước sự lên án khắc khe về người thâu thuế của các Thầy Pha ri si, Chúa Giê su lấy một câu trong Ô sê: 6:6 khi Đức Chúa Trời nói với dân Y sơ ra ên:


"Vì ta ưa sự nhân từ mà không ưa của lễ, ưa sự nhìn biết Đức Chúa Trời hơn là ưa của lễ thiêu." để bảo các Thầy Pha ri si phải học lại câu nầy.


Trong sách Mác đoạn 2 : 14 -17 cho biết thêm, Ma thi ơ người thu thuế còn có tên là Lêvi, con của A Phê. Sau lần gặp gở đó, không phải chỉ một mình Ma thi ơ đi theo Chúa để thành môn đồ Ngài mà còn có anh mình là Gia cơ, trong Ma thi ơ 10: 3 họ trở thành môn đồ của Chúa Giê su (có hai Gia cơ trong 12 sứ đồ)
Chúa chọn Ma thi ơ ngay khi gặp ông và gọi ông “Hãy theo Ta” lời kêu gọi của Chúa Giê su chứng minh một sự thương xót tội nhân đặt đúng chỗ; Ma-thi-ơ đã đáp lại lời mời của Chúa Giê-su bằng cách rời bỏ hết công việc thu thuế của mình mà đi theo Ngài. Chúng ta thấy về sau, Phi-e-rơ, Gia-cơ và Giăng có thể dễ dàng quay trở lại công việc đánh cá của họ, nhưng Ma thi ơ sẽ không bao giờ có thể quay về việc thu thuế, có những chứng cớ ngày xưa cho thấy, đánh cá trên biển hồ Ga li lê cũng bị thu thuế, Ma thi ơ và anh mình là Gia cơ khi nhập chung vào trong cộng đồng của Chúa chắc phải có nhiều điều khó xử với các môn đồ đánh cá kia nhưng KT không hề ghi lại - Anh em trong Chúa đã mang một cuộc sống mới, một mục đích mới, mọi người khác nhau nhiều phương diện nhưng đều là con của một Cha trên Trời. Chính Ma thi ơ nầy đã viết lên sách Ma thi ơ mà chúng ta đang đọc. Ông viết sách Ma thi ơ dưới cái nhìn của một người Do Thái, dành riêng cho những người Do Thái là những người khi xưa đã khinh bỉ và ruồng bỏ ông.

 

*** " Bầu cũ, Rượu mới "

Nếu chúng ta đọc thêm sách Luca đoạn 5: 27-39 sẽ thấy cảnh nầy xảy ra ngay trong nhà Mathi ơ cũng là Lêvi người thu thuế:


"Kế đó, Đức Chúa Jêsus ra ngoài, thấy một người thâu thuế, tên là Lê-vi, đang ngồi tại sở thâu thuế. Ngài phán cùng người rằng: Hãy theo ta! Lê-vi bỏ hết mọi sự, đứng dậy đi theo Ngài. Lê-vi dọn tiệc trọng thể đãi Ngài tại nhà mình, có nhiều người thâu thuế và kẻ khác cùng ngồi ăn đồng bàn. Các người Pha-ri-si và các thầy thông giáo họ lằm bằm, nói cùng môn đồ Ngài rằng: Sao các ngươi ăn uống với người thâu thuế và kẻ phạm tội? Đức Chúa Jêsus phán cùng họ rằng: Không phải người khỏe mạnh cần thầy thuốc, song là người đau ốm. Ta không phải đến gọi kẻ công bình hối cải, song gọi kẻ có tội. Họ thưa Ngài rằng: môn đồ của Giăng thường kiêng ăn cầu nguyện, cũng như môn đồ của người Pha-ri-si, chẳng như môn đồ của thầy ăn và uống. Ngài đáp rằng: Trong khi chàng rể còn ở cùng bạn mừng cưới mình, các ngươi dễ bắt họ phải kiêng ăn được sao? Song đến ngày nào chàng rể phải đem đi khỏi họ, thì trong những ngày ấy họ mới kiêng ăn vậy. Ngài lại lấy thí dụ mà phán cùng họ rằng: Không ai xé một miếng áo mới mà vá áo cũ. Nếu vậy, áo mới phải rách, và miếng giẻ mới cũng không xứng với áo cũ. Cũng không ai đổ rượu mới vào bầu da cũ, nếu vậy, rượu mới làm nứt bầu ra; rượu chảy mất và bầu cũng phải hư đi. Song rượu mới phải đổ vào bầu mới. Lại cũng không ai uống rượu cũ lại đòi rượu mới; vì người nói rằng: Rượu cũ ngon hơn."


Ở đây, khi người Pha ri si thấy Chúa Giê su và môn đồ ăn uống vui vẻ với những người thu thuế thì bực bội và lấy cớ hỏi về việc kiêng ăn, họ còn e dè nên chỉ nói là môn đồ Thầy, nhưng cũng muốn nói luôn chính Thầy.
Kiêng ăn trong Kinh Thánh không ghi thành luật, nhưng là một truyền thống mà mọi người cho là phải lẽ, kiêng ăn được phát sinh từ những tình huống của tinh thần, một hành động tích cực để bày tỏ tấm lòng mình trước Chúa kèm theo lời cầu nguyện. Có ba lý do khiến người ta phải kiêng ăn:

1- Bị trong tình cảnh bối rối, ngặt nghèo hay quá buồn khổ:
Kiêng ăn ở đây giống một phản ứng buồn khổ tột độ mà từ chối hết thảy những nhu cầu của mình (như trong II Samu ên 3: 35 khi Đa vít nghe tin thể tướng Áp ne qua đời) Kiêng ăn cũng có thể là gởi một lá thư khẩn cấp đến với Đức Chúa Trời, mong Ngài dùng quyền năng lớn mà cứu giúp như lúc Phao lô và các thuỷ thủ bị chìm tàu : Công Vụ 37: 33 &34

2- Chuẩn bị linh hồn trước một sự kiện lớn khi cầu hỏi Đức Chúa Trời hay sắp trải qua thử thách: Như trong Đa niên 10: 1-3 hay Chúa Giê su trước khi vào đồng vắng Mathi ơ 4: 1-11

3- Kiêng ăn tỏ lòng sám hối và xưng tội:


Đây là ý nghĩa kiêng ăn mà các môn đồ Giăng Báp Tít đang làm vì Giăng kêu gọi người ta phải ăn năn, xưng tội để đón nhận Chúa Giê su khi Ngài kêu gọi.
Ngoài những lý do đó, Kinh Thánh còn chép ra một lối kiêng ăn nữa mà Chúa Giê su đã nêu ra nơi các Thầy Pha ri si là để biểu diễn cho người ta thấy mình thánh thiện.

**Chúa Giê su nói đến chàng rễ là chính Chúa - Khi Ngài còn ở đây, Ngài là Đức Chúa Trời và môn đồ đang ở với Ngài. Kiêng ăn theo lối Giăng Báp tít cũng là để chuẩn bị cho người ta đón nhận Chúa Giê su, các môn đồ đang theo Chúa rồi thì cũng không cần kiêng ăn như môn đồ của Giăng Báp tít, nhưng Chúa Giê su còn muốn nói đến một ngày kia, khi Chúa bị bắt và bị đóng đinh thì các môn đồ thân yêu của Ngài sẽ tan lạc và lúc đó mới thật sự nếm trải sự kiêng ăn vì buồn khổ, khẩn xin mà Kinh thánh nói đến.
Những người Pha ri si đang dùng sự kiêng ăn của môn đồ Giăng Báp tít như một cách để tạo ra sự chia rẽ giữa Chúa Giêsu và Giăng Báp tít.
Qua hai ẩn dụ về rượu mới bình cũ hay vải mới áo cũ , Chúa Giê su muốn nói những người theo Chúa khi trở thành người mới phải có tư tưởng mới - Người của Giao ước mới sẽ không mang theo tư tưởng của Giao ước cũ vì như vậy sẽ bị mâu thuẩn mà sau nầy Phao lô là người đứng giữa hai tư tưởng đó đã phải nói rất nhiều trong các lá thư yêu cầu những người Do Thái theo đạo Chúa không nên bắt người ngoại cắt bì hay lên án họ vì những thức ăn tinh sạch hay không tinh sạch. Những người đã uống rượu cũ là người Pha ri si, họ sẽ luôn cho rằng luật pháp là đúng đắn, họ không thể nếm được rượu mới từ ân điển của Đức Chúa Trời qua Chúa Giê su.

"và vì bởi thập tự giá Ngài đã làm cho sự thù nghịch tiêu diệt, nên nhờ thập tự giá đó Ngài khiến cả hai hiệp thành một thể, mà làm hòa thuận với Đức Chúa Trời. Ngài lại đã đến rao truyền sự hòa bình cho anh em là kẻ ở xa, và sự hòa bình cho kẻ ở gần. Vì ấy là nhờ Ngài mà chúng ta cả hai đều được phép đến gần Đức Chúa Cha, đồng trong một Thánh Linh." Ê-phê-sô 2: 16-18