Ma thi ơ 26: Phần 1 "Chúa Giê su tình nguyện chịu chết "

**Dân Tộc Việt **Các Phương Tiện *Báp Têm* zoom

" Chẳng có ai cất sự sống ta đi, nhưng tự ta phó cho; ta có quyền phó sự sống, và có quyền lấy lại; ta đã lãnh mạng lịnh nầy nơi Cha ta."Giăng 10: 18

Ma thi ơ 26: Phần 1 "Chúa Giê su tình nguyện chịu chết "

 

Đọc Ma thi ơ 26: 1-16

 

Câu hỏi:


1/ Chúa Giê su có biết trước những gì Ngài sẽ phải trải qua không?
2/ Các Thầy Tế lễ có định bắt và giết Chúa trong Ngày lễ Vượt qua không? Tại sao?
3/ Nhưng mọi việc có xảy ra như Lời Chúa phán không? Chúa Giê su bị giết trong lễ Vượt qua có ý nghĩa gì?
4/ Ai đã bán Chúa? Và bán với giá bao nhiêu?


5/ Khi Chúa ở trong nhà Si Môn thì người đàn bà đến làm gì?
6/ Tai sao bà làm như vây?
7/ Nếu Chúa Giê su đã làm một điều gì đó rất có ý nghĩa cho bạn, bạn có muốn dùng điều qúi báu nhất của mình dâng cho Chúa không?
8/ Trong Kinh Thánh, có một người đã dâng một thứ qúi báu nhất cho Đức Chúa Trời- Người đó là ai?
9/ Chúa Giê su bị ép uống chén đắng hay Ngài tình nguyện uống? Vì sao?

 


         *** " Chúa Giê su tình nguyện chịu chết "

 

" Vả, Đức Chúa Jêsus đã phán những lời ấy xong rồi, thì phán cùng môn đồ rằng: Các ngươi biết rằng còn hai ngày nữa thì đến lễ Vượt qua, và Con người sẽ bị nộp để chịu đóng đinh trên cây thập tự."

 

  Đối với Chúa Giê su, khi bị kêu án, rồi bị đóng đinh, không phải là một tai nạn, mà hoàn toàn nằm trong chương trình cứu rỗi của Đức Chúa Trời, chỉ có một người được chọn làm sự hy sinh đó, chính là con của Ngài- Người đó mang ảnh tượng của loài người, nhưng không tì, không vít, để có thể gánh hết bao nhiêu tội lỗi của cả thế gian- Chính vì đó, hình phạt mà người chịu cũng phải đau đớn rất nhiều, sỉ nhục rất nhiều -


  Trước toà án loài người, đó là một vụ xử án đầy bất công, oan ức, nhưng trước mắt Đức Chúa Trời, những tội lỗi dẫn con người đến sự chết đời đời phải được thanh toán. Hai câu Kinh Thánh trên cho thấy Chúa Giê su biết trước mọi việc mà Ngài sắp trải qua, còn gì đau đớn hơn, khi một người biết rõ khi nào mình sẽ chết và chết cách nào. Chúa Giê su đặt tên cho con đường đó là "Chén Đắng" và Ngài cũng cho nhân thế biết tự Ngài tình nguyện uống chén đắng đó.

 Giăng 10: 18 chép:

" Chẳng có ai cất sự sống ta đi, nhưng tự ta phó cho; ta có quyền phó sự sống, và có quyền lấy lại; ta đã lãnh mạng lịnh nầy nơi Cha ta."

 

Do vậy, Ngài đã chuẩn bị hết mọi điều cho môn đồ, bây giờ là thì giờ mà Ngài phải bước đi một mình - Từ lúc nầy, Chúa Giê su bị phó cho những kẻ đối nghịch và Ngài không đối kháng. Cảnh tượng mà Chúa Giê su sẽ trải qua lúc nầy, giống như lời Đa vít diễn tả trong

 Thi Thiên 31: 11-13

" Bởi cớ các cừu địch tôi, tôi trở nên sự ô nhục, Thật một sự ô nhục lớn cho kẻ lân cận tôi, và một vật sợ hãi cho những kẻ quen biết tôi; Kẻ nào thấy tôi ở ngoài đều trốn khỏi tôi. Tôi bị chúng quên đi như kẻ chết mà lòng không còn nhớ đến; Tôi giống như một cái bình bể nát.Tôi đã nghe lời phao vu của nhiều kẻ, Tứ phía có sự kinh khủng: Đang khi chúng nó bàn nhau nghịch tôi, Bèn toan cất mạng sống tôi."

 

***Nhân vật chủ chốt trong vụ án:



" Bấy giờ các thầy tế lễ cả và các trưởng lão trong dân nhóm lại trong tòa thầy cả thượng phẩm tên là Cai-phe; và bàn với nhau dùng mưu chước gì đặng bắt Đức Chúa Jêsus mà giết. Song họ nói rằng: Không nên làm trong ngày lễ, e trong dân chúng sanh ra điều xào xạc chăng."

 

  Thầy tế Lễ Cai phe ( Caiaphas) đã nổi tiếng muôn đời khi tra tay trên Chúa Giê su. Từ giữa năm 37 trước Công nguyên cho đến năm 67 sau công nguyên, có hơn hai mươi tám thầy tế lễ cả. Cai Phe là thầy tế lễ cả từ năm 18 đến năm 36 sau công nguyên. Đây là một khoảng thời gian dài đặc biệt đối với một thầy tế lễ cả, chắc rằng ông cũng đã hợp tác với người La Mã và trở thành người của họ.

  Khoảng hai năm sau khi Chúa bị đóng đinh, Cai-phe và Phi-lát đều bị Vitellius, thống đốc Syria, sau đó thành hoàng đế, phế truất, không thể chịu nổi sự ô nhục, và lương tâm cắn rứt vì tội giết Chúa Giê su, Cai Phe đã tự sát vào khoảng năm 35 sau Công nguyên.

 

   Như hai câu Kinh Thánh trên đã nói, các chức sắc đã bàn với nhau không muốn giết Chúa Giê-su trong lúc Lễ Vượt Qua, vì mọi người đã đổ về Jerusalem, nên có lẽ dân số đã tăng gấp năm lần; và với lòng nhiệt thành, một tia lửa nhỏ cũng sẽ thành một vụ nổ lớn, nhưng, mọi việc đã xảy ra đúng vào ngày lễ, y như lời Chúa Giê su đã nói với môn đồ là ngài sẽ bị bắt và bị giết trong những ngày của lễ Vượt qua. Điều nầy cho thấy, Chúa Giê-su đã kiểm soát hết các sự kiện, vì thực tế họ đã giết Ngài vào chính ngày mà họ không muốn. 


                       Chúa Giê su được sắp đặt làm hình bóng của con sinh tế trong lễ Vượt qua.

 

  *** Người đàn bà đến xức dầu thơm cho Chúa Giê su:

 

   "Khi Đức Chúa Jêsus ở làng Bê-tha-ni, tại nhà Si-môn là người phung, có một người đàn bà cầm cái chai bằng ngọc trắng đựng dầu thơm quí giá lắm, đến gần mà đổ trên đầu Ngài đang khi ngồi ăn. Môn đồ thấy vậy, giận mà trách rằng: Sao phí của như vậy? Dầu nầy có thể bán được nhiều tiền và lấy mà thí cho kẻ nghèo nàn. Đức Chúa Jêsus biết điều đó, bèn phán cùng môn đồ rằng: Sao các ngươi làm khó cho người đàn bà đó? Người đã làm việc tốt cho ta; vì các ngươi thường có kẻ nghèo ở cùng mình, song sẽ không có ta ở cùng luôn luôn. Người đổ dầu thơm trên mình ta là để sửa soạn chôn xác ta đó. Quả thật, ta nói cùng các ngươi, khắp cả thế gian, hễ nơi nào Tin Lành nầy được giảng ra, thì cũng thuật lại việc người ấy đã làm để nhớ đến người."

 

   Câu chuyện người đàn bà xức dầu thơm ở đây có khác với câu chuyện trong sách Luca - Lúc đó, Chúa Giê su đang ở nhà của Si Môn, là người bị bệnh phung được Chúa chữa lành, có một người đàn bà không được nêu tên, đã lấy một bình dầu thơm mà đổ lên đầu Chúa Giê su - Thời ấy, các phụ nữ Do Thái thường đeo một bình nước hoa nhỏ quanh cổ, và nó thông dụng đến mức họ được phép đeo nó luôn như một món trang sức trong ngày sa-bát. Như Kinh Thánh nói, bình dầu thơm rất đắt tiền, có lẽ bằng một năm tiền lương của một người làm công.

   Các môn đồ dùng hai chữ "lãng phí" để chỉ trích việc người đàn bà lấy vật đắt tiền như vậy chỉ để đổ lên đầu Chúa, thể hiện tình yêu thương, và sự tôn qúi của bà đối với Chúa Giê-su- Có lẽ, môn đồ chưa từng thấy ai làm vậy cho Chúa, và chính họ cũng chưa từng làm - Biết bao con người được Chúa chữa lành bệnh tật, hay được Chúa cứu thoát khỏi tay ma quỷ, thậm chí Ngài còn được dân chúng khen là dạy có thẩm quyền, thế mà chẳng có ai đền đáp lại cho Ngài cho Ngài xứng đáng với những điều Ngài làm cho họ -

  Người đàn bà ở đây chắc đã mang ơn Chúa nhiều, có một chỗ trong Kinh Thánh, Chúa Giê su nói: Ai được tha thứ nhiều thì sẽ yêu Chúa nhiều, nếu người đàn bà nầy chính là người phạm tội và được Chúa tha thứ, thì chắc bà đã chờ một cơ hội như vậy đã lâu, để được làm công việc "lãng phí" đó - Bà không cần biết người ta nói gì, nhưng Chúa Giê su biết - Ngài nói Bà đã xức dầu cho xác Ngài- và câu chuyện của bà sẽ còn được nhắc đến mãi.
Ai yêu mến Chúa, dâng điều tốt nhất cho Chúa, Ngài sẽ dành cho họ được dự phần trong những sự kiện trọng đại và vinh dự nhất -

 

*** Người bán Chúa với giá rẽ:

 

" Bấy giờ có một người trong mười hai sứ đồ, tên là Giu-đa Ích-ca-ri-ốt, đến tìm các thầy tế lễ cả, mà nói rằng: Các thầy bằng lòng trả cho tôi bao nhiêu đặng tôi sẽ nộp người cho? Họ bèn trả cho nó ba chục bạc.Từ lúc đó, nó tìm dịp tiện để nộp Đức Chúa Jêsus."

 

  Mãi cho đến bây giờ, người ta không tìm được lý do rõ ràng, tại sao Giu Đa Ích ca ri ốt lại đi bán Chúa? Ông ta tự đi tìm các Thầy Tế lễ để thương lượng việc trao đổi. Ba mươi miếng bạc theo thời đó chỉ là giá mua của một nô lệ - Có lẽ, lúc Chúa Giê su bày tỏ với môn đồ rằng Ngài không đến để làm vua, Ngài sẽ bị chết đau thương, lúc đó, các môn đồ sẽ bị tan lạc, thì trong mắt Giu Đa, Chúa Giê su không còn giá trị nữa, Giu Đa muốn đổi Thầy mình lấy một số tiền, vì trong bản tính, Giu đa cũng tham tiền khi giữ túi tiền của cả nhóm. Chắc Giu đa không nghĩ là các Thầy tế Lễ đang thật sự muốn giết Chúa Giê su.

 

Sách Xa cha ri cũng có nói tiên tri về ba mươi miếng bạc mà Giu đa bán Chúa:

Xa cha ri: 11: 12&13

"Ta nói cùng chúng nó rằng: Nếu các ngươi lấy làm tốt, thì hãy cho tiền công ta; bằng không thì đừng cho. Chúng nó bèn cân tiền công cho ta, là ba chục miếng bạc. Đức Giê-hô-va phán cùng ta rằng: Hãy lấy giá tốt mà chúng nó định cho ta đó, đem quăng cho thợ gốm! Ta bèn lấy ba chục miếng bạc mà quăng cho thợ gốm tại trong nhà Đức Giê-hô-va."

 

  Quả thật, Giu đa sau đó hối hận vì làm đổ máu người vô tội, đi trả lại tiền, rồi thắt cổ chết, nhưng người ta không nhận, bèn bảo nhau lấy tiền đó mua một miếng đất của thợ gốm để làm nơi chôn người nghèo. Trong mười hai môn đồ, Giu đa là người duy nhất không được vào nhà mà Chúa Giê su đã hứa sắm sẳn cho họ nơi nước Trời.

Chúa Giê su sinh ra trong chuồng chiên tồi tàn, lớn lên với gia đình nghèo khổ, bị bán bằng giá của nô lệ, bị tử hình như một tên trộm cướp. Những gì mà Ngài trãi qua càng thấp bao nhiêu, thì món nợ của chúng ta đối với Ngài càng cao bấy nhiêu, Ngài đã vì ai mà tình nguyện đánh đổi những điều ấy? Nếu chúng ta không sống xứng đáng với những gì Chúa Giê su làm cho chúng ta, thì chúng ta chắc cũng đã bán rẽ Chúa như Giu đa Ích ca ri ốt.

 

 

 

Một dòng dõi sẽ hầu việc Ngài; Người ta sẽ kể dòng dõi ấy là dòng dõi của Chúa. Dòng dõi ấy sẽ đến rao truyền sự công bình của Ngài, Thuật cho dân tộc sẽ sanh ra rằng Đức Giê-hô-va đã làm việc ấy.TT 22: 30&31