Ma thi ơ 25 phần 1: Mười nữ đồng trinh cầm đèn rước chàng rể.
"V́ chồng ngươi tức là Đấng đă tạo thành ngươi; danh Ngài là Đức Giê-hô-va vạn quân. Đấng chuộc ngươi tức là Đấng Thánh của Y-sơ-ra-ên, sẽ được xưng là Đức Chúa Trời của cả đất.' Ê Sai 54: 5
Ma thi ơ 25 phần 1: Mười nữ đồng trinh cầm đèn rước chàng rể.
Câu Hỏi:
1/ Mười người nữ đồng trinh được chia thành hai nhóm như thế nào? Tại sao gọi là khôn và tại sao gọi là dại?
2/ Lúc chàng rễ đến thì cả bọ họ đang làm gì? Họ có chờ đợi được đến giờ đó không? Tại sao?
3/ Chuyện gì xảy ra cho năm người khôn và năm người dại?
4/ Năm người xin dầu có được bạn mình cho không? Cuối cùng họ làm gì? Về có kịp không?
5/ Chuyện gì xảy ra khi họ về không kịp? Chàng rễ có tàn nhẫn, lạnh lùng khi từ chối họ không?
6/ Hai nhóm người nữ đồng trinh tượng trưng cho ai trong Hội thánh?
7/ Dầu tượng trưng cho gì? Có thể chia sẽ không?
8/ Khi Chúa đến có thấy mọi người đều tỉnh thức không? Nhưng ít ra có số người nào có chuẩn bị không?
9/ Số phận của hai nhóm đó sẽ ra sao?
10/ Chúng ta có thể trách Chúa lạnh lùng từ chối khi chúng ta không chuẩn bị không?
11/ Vậy ngay từ bây giờ chúng ta phải làm sao?
** " Mười người nữ đồng trinh cầm đèn đi rước chàng rể." Đọc Kinh Thánh: Ma thi ơ 25: 1-13
Bối cảnh đám cưới ở Do Thái:
Đám cưới của người Do Thái ngày đó có ba giai đoạn.
Đầu tiên là dạm hỏi- một thỏa thuận chính thức được thực hiện bởi những người cha hai bên.
Lần thứ hai là đính hôn - nghi lễ hứa hẹn của đôi bên được thực hiện.
Thứ ba là hôn nhân - khoảng một năm sau khi chàng rể đến vào một thời điểm nào đó để đón cô dâu của mình.
Khi chàng rể đến, các cô gái sẽ đi ra đón chàng rể, với đèn thắp sáng, để dẫn chàng và những người bạn của chàng vào nhà, và chàng rễ sẽ đến rước cô dâu về với tiệc cưới chính thức ở nhà trai.
Kinh Thánh đề cập đến các cô trinh nữ chỉ vì các cô là bạn của cô dâu, thường chưa kết hôn -
Nhưng tại sao là mười người mà không phải con số khác? Các nhà chức trách Talmudic cho biết, là thường có mười cây đuốc (không phải đèn) được dùng phổ biến trong một đám rước như vậy.
Cảnh được tả trong câu chuyện nầy, là lúc chàng rễ đến rước dâu và sau đó là tiệc cưới -
Câu chuyện mở đầu bằng cách phân chia 5 người khôn và 5 người dại - Khôn vì thận trọng, chuẩn bị dầu cho cây đuốc của mình để đón chàng rễ và dại vì không để tâm việc gì sẽ xảy ra, không có đủ dầu khi chàng rễ đến.
Chàng rễ đã đến trong giờ mà các cô không ngờ tới, và bởi vì chờ đợi lâu, nên tất cả đều ngủ gục. Tuy nhiên, khi được báo là chàng rễ đến, tất cả đều thức dậy, nhưng có năm cô gái đem đuốc mà không có dầu -Các cô không đốt được đuốc của mình, rõ ràng trong câu 3 nói:
" Người dại khi cầm đèn đi thì không đem dầu theo cùng mình."
Tại sao các cô biết mình sẽ đi đón chàng rễ trong buổi lễ trọng đại như vậy mà lại không đem theo dầu? Họ chỉ dùng được chút dầu còn lại và muốn người khác san sẻ dầu của họ cho mình, nhưng bị từ chối - Họ bèn đi mua và đến trễ - Lần nầy chính chàng rễ lạnh lùng từ chối không cho họ vào dự tiệc cưới, bảo rằng chàng không biết họ.
" Chặp lâu, những người nữ đồng trinh khác cũng đến và xin rằng: Hỡi Chúa, hỡi Chúa, xin mở cho chúng tôi! Nhưng người đáp rằng: Quả thật, ta nói cùng các ngươi, ta không biết các ngươi đâu."
Bối cảnh đối chiếu với Kinh Thánh:
Đám cưới là hình ảnh Chúa Giê su đến rước Hội Thánh Chúa về Trời, được gọi là "Tiệc cưới Chiên Con":
Khải huyền 19: 6-9
"Đoạn, tôi lại nghe có tiếng như một đám đông vô số người, khác nào tiếng nước lớn hoặc như tiếng sấm dữ, mà rằng: A-lê-lu-gia! Vì Chúa là Đức Chúa Trời chúng ta, là Đấng Toàn năng, đã cầm quyền cai trị. Chúng ta hãy hớn hở vui mừng, tôn vinh Ngài; vì lễ cưới Chiên Con đã tới, và vợ Ngài đã sửa soạn, đã cho người được mặc áo sáng láng tinh sạch bằng vải gai mịn (vải gai mịn tức là công việc công bình của các thánh đồ). Thiên sứ phán cùng tôi rằng: Hãy chép: Phước thay cho những kẻ được mời đến dự tiệc cưới Chiên Con! Người lại tiếp rằng: Đó là những lời chân thật của Đức Chúa Trời. "
Như vậy, Chàng rễ là chính Chúa Giê su, Kinh Thánh thường dùng hình ảnh nầy để diễn tả tình yêu của Chúa với Hội Thánh - Tinh yêu nầy đầy sự dấn thân, hy sinh, tha thứ, mong đợi và có cả ghen tương như tình yêu đôi lứa. Kinh văn trong Nhã ca, cho chúng ta thấy hình ảnh một Chàng rễ đẹp đẽ, được tôn qúi, hoàn hảo, là con của Vua, lại đem lòng yêu một người nữ Su la mít chăn chiên trong trại Kê đa của du mục, xấu, đen, không có gì đáng tự hào (là hình ảnh chúng ta) đã vậy còn hay phản bội, vô tín và thờ ơ.( xem Ê phê sô 5: 25 / Ô se 2:19 /Ê sai 54:5)
Giống như tinh thần trong đoạn cuối Ma thi ơ 24, Chúa Giê su nhấn mạnh đến thái độ Thức canh và chuẩn bị.
Mười người nữ đồng trinh là con cái Chúa - Mọi người đều biết ngày Chúa đến rất gần, vì đã được thông báo, nhưng họ sẽ không rõ giờ giấc, họ cầm đuốc của mình, chính là đời sống trong đức tin, và dầu là sự đầy dẫy của Đức Thánh Linh, để chờ Chúa đến -
Chúa Giê su cho biết, Ngài đến rất bất ngờ, lúc ấy, mọi người đều không thật sự thức tỉnh vì đã chờ lâu, nhưng, khi Chúa đến thật sự, thì có hai tình trạng, một nhóm người đã chuẩn bị cho ngày trọng đại, đã không xem thường lời cảnh báo, mà lúc nào cũng canh chừng đời sống đức tin của mình, học hỏi lời Kinh Thánh và cầu nguyện để được Đức Thánh Linh hướng dẫn luôn luôn, không đi sai lạc, không đắm chìm trong tội lỗi của thế gian, không bị thế gian đồng hoá -
Còn nhóm kia thì cứ sa ngã và nghĩ rằng Chúa chậm trễ, họ sẽ quay về kịp lúc, giống như hai nhóm người mà mấy ngàn năm trước được khải thị trong Đa ni ên 12: 9 &10:
" Người trả lời rằng: Hỡi Đa-ni-ên, hãy đi; bởi vì những lời nầy đã đóng lại và đóng ấn cho đến kỳ cuối cùng. Sẽ có nhiều kẻ tự làm nên tinh sạch và trắng, và được luyện lọc. Nhưng những kẻ dữ sẽ cứ làm điều dữ; trong những kẻ dữ chẳng ai sẽ hiểu; song kẻ khôn sáng sẽ hiểu."
Tuy cả hai nhóm người đều sẽ không bắt kịp lúc Chúa đến, họ vẫn sinh hoạt bình thường, nhưng khi Chúa Tái lâm, nhóm có chuẩn bị sẽ được Đức Thánh linh ấn chứng, còn nhóm kia thì không.
Dầu tượng trưng cho dấu ấn của Đức Thánh Linh trên đời sống của một con cái Chúa thật - Điều nầy sẽ chẳng ai trong con nguời thấy và biết, nhưng Chúa biết, nhóm kia dù cũng là tín hữu, vẫn sinh hoạt như một tín hữu, nhưng không có ước muốn làm theo lời Chúa, cũng không quan tâm đến việc Chúa sẽ đến. Chúa Tái lâm là lúc Ngài phân rẽ lúa mì và cỏ lùn, chiên và dê - Con cái thật sẽ được rước đi kẻ giả hình sẽ bị bỏ lại.
Trong giờ phút trọng đại đó, người không chuẩn bị cũng không thể dựa vào một người bạn tin kính nào của họ trong Hội thánh, để xin chia sẽ đời sống tin kính của người ta để được rước đi - Xin dầu của người khác là một chuyên không thể - Không ai có thể sai khiến Đức Thánh Linh theo ý mình- Năng lực Ngài rất lớn - Ngài là Đấng điều khiển chứ không bị ai điều khiển.
Kinh thánh đã khẳng định rằng "Nước Trời giống như một người kia tự dùng sức mạnh của mình để vào đó." Không thể xin chia sẽ sự tin kính và nên thánh của ai đó cho mình.
Nhóm người không chuẩn bị nầy sẽ không còn thì giờ để đi mua dầu, tức là làm lại cuộc đời mình khi Chúa đã đến, họ sẽ bị từ chối vào Tiệc cưới của Chiên con, tức là bị bỏ lại, khi ấy họ sẽ khóc, hối hận vì Ngài sẽ lạnh lùng nói với họ:
" Ta không biết ngươi!"
Mong ước sau khi học bài nầy, chúng ta nghe được lời cảnh báo của chính Chúa Giê su, là Chàng rễ của Hôi Thánh trong tương lai, sẽ không nói lời như vậy với một ai trong chúng ta. Tất cả sẽ cùng được vui mừng dự Tiệc Cưới Chiên Con.
" Ta sẽ cưới ngươi cho ta đời đời; ta sẽ cưới ngươi cho ta trong sự công bình và chánh trực, nhân từ và thương xót. 20 Phải, ta sẽ cưới ngươi cho ta trong sự thành tín, và ngươi sẽ biết Đức Giê-hô-va." Ô sê: 2:19
"Đức Giê-hô-va phán rằng: Trong ngày đó ngươi sẽ gọi ta là: Chồng tôi, và sẽ không gọi ta là: Chủ tôi nữa". Ô Sê 2: 16
Nếu chúng ta không biết chuẩn bị làm sao để được có đời sống thanh sạch -Xin đọc một đoạn Kinh Thánh ngắn trong