Ma thi ơ 22: Phần I "Ba lần mời dự tiệc cưới"

**Dân Tộc Việt **Các Phương Tiện *Báp Têm* zoom

"Vả, Đức Chúa Trời đã sai Con Ngài xuống thế gian, chẳng phải để đoán xét thế gian đâu, nhưng hầu cho thế gian nhờ Con ấy mà được cứu. Ai tin Ngài thì chẳng bị đoán xét đâu; ai không tin thì đã bị đoán xét rồi, vì không tin đến danh Con một Đức Chúa Trời. Giăng 3: 17&18

Ma thi ơ 22: "Ba lần mời dự tiệc cưới"

Phần I
Đọc Kinh Thánh: 1-14


Câu hỏi:


1/ Có sự kiện gì mà Vua phải sai tôi tớ đi mời?
2/ Lần đầu tiên, những người được mời có chấp nhận lời mời của Vua không? Tại sao?
3/ Lần thứ hai, lời mời được thêm chi tiết gì? Họ có vì thế mà nhận lời mời không?
4/ Thậm chí còn đối xử ra sao với đầy tớ của Vua? Vua có tức giận không?
5/ Họ nêu những lý do nào mà họ không nhận lời mời?

 

6/ Đó là hình ảnh gì so với ví dụ nầy?
7/ Lần thứ ba, lời mời hướng về ai? Tại sao như vậy? Ám chỉ ai?
8/ Lần thứ ba, lời mời rộng rãi tượng trưng cho gì?
9/ Không mặc áo lễ có nghĩa gì?
10/ Có phải ai được mời đều được chọn không?

 


*** "Ba lần mời dự tiệc cưới" đọc KT: 1-14

 

             Chúa Giê su kể ví dụ về Vua của Nước Thiên Đàng mời người đến dự tiệc cưới của Con mình.
                                 Câu chuyện giữa Vua và những người được mời.

 

            " Mời dự tiệc cưới lần thứ nhất - Bị từ Chối "

" Nước thiên đàng giống như một vua kia làm tiệc cưới cho con mình. vua sai đầy tớ đi nhắc những người đã được mời đến dự tiệc; nhưng họ không chịu đến."

 

   Đám cưới là một sự kiện đặc biệt, và quan trọng trong xã hội, ít ai từ chối lời mời, khi được mời, người khách thấy mình có vinh dự được nhớ đến và cũng để cùng nhau vui vẻ, chứng kiến một sự kiện tốt đẹp của đời người. Đám cưới của hoàng tử sẽ càng là một sự kiện ngoạn mục hơn, và lời mời từ Hoàng gia bao giờ cũng làm cho người được mời rất vinh dự. Nhưng ở đây, có vẻ lạ là những người được mời đã từ chối, họ không sẵn lòng đến dự tiệc cưới của Hoàng gia. Điều này minh họa một hình ảnh không hợp lý - Tại sao một dịp tốt lành như vậy mà lại bị từ chối?

  **Chúa Giê su muốn ám chỉ hinh ảnh vị Vua gởi lời mời là Đức Chúa Trời, Ngài muốn mời dân Do Thái tiếp nhận Phúc Âm để được vào nước Trời dự tiệc cưới chiên con, hình ảnh tiệc cưới và những người được dự, được chép trong sách Khải Huyền 19: 6-9

 

" Đoạn, tôi lại nghe có tiếng như một đám đông vô số người, khác nào tiếng nước lớn hoặc như tiếng sấm dữ, mà rằng: Ha-lê-lu-gia! Vì Chúa là Đức Chúa Trời chúng ta, là Đấng Toàn năng, đã cầm quyền cai trị. Chúng ta hãy hớn hở vui mừng, tôn vinh Ngài; vì lễ cưới Chiên Con đã tới, và vợ Ngài đã sửa soạn, đã cho người được mặc áo sáng láng tinh sạch bằng vải gai mịn (vải gai mịn tức là công việc công bình của các thánh đồ).Thiên sứ phán cùng tôi rằng: Hãy chép: Phước thay cho những kẻ được mời đến dự tiệc cưới Chiên Con!"

 

  Sự thờ ơ của những người từ chối lời mời trong câu chuyện, giống hệt với hình ảnh dân Giu đa từ chối lời mời của Đức Chúa Trời. Chúa mời họ tiếp nhận Phúc Âm để sau khi Chúa trở lại, họ được ngồi vào bàn tiệc cưới của Chiên con nơi Nước Trời, Chiên con là Chúa Giê su,  và điều không hợp lý, là họ từ chối lời mời của Đấng tối cao, Đấng tôn trọng hơn cả một vì Vua, Đấng muốn trao tặng một món quà vô giá cho họ.

 

                  "Mời dự tiệc lần thứ hai, vẫn bị từ chối - Vua có hành động "

Theo nền văn hóa Do Thái ngày đó, mọi người đã được mời, nhưng không có thời gian nhất định. Vào ngày thích hợp, khi chủ nhà đã sẵn sàng tiếp khách, họ cử sứ giả đến báo rằng mọi việc đã sẵn sàng và báo ngày, giờ hành lễ. Vậy thì, vị vua trong dụ ngôn này đã gửi lời mời từ lâu rồi; nhưng phải đến khi mọi thứ đã được chuẩn bị xong thì lệnh triệu tập cuối cùng mới được ban ra - Vua đã thực sự muốn mọi người đến, Vua kiên trì, bảo đầy tớ đi đến từng người mà thông báo:

" Vua lại sai đầy tớ khác mà dặn rằng: Hãy nói với người được mời như vầy: Nầy, ta đã sửa soạn tiệc rồi; bò và thú béo đã giết xong, mọi việc đã sẵn cả, hãy đến mà dự tiệc cưới."

Nhưng trái với lòng mong ước của Vua, mọi người tỏ rõ thái độ của mình, rất thờ ơ với lời mời trân trọng của Ngài, không thèm để ý chút nào, vẫn làm công việc của mình, thậm chí còn bắt bớ, hạ nhục, giết hại đầy tớ Vua, làm cho Vua nổi giận giết những kẻ đó và đốt phá thành của họ:

 

" Nhưng họ không đếm xỉa đến, cứ việc đi đường mình; kẻ nầy đi ra ruộng, kẻ kia đi buôn bán; còn những kẻ khác bắt đầy tớ của vua, mắng chưởi và giết đi. Vua nổi giận, bèn sai quân lính diệt những kẻ giết người đó, và đốt phá thành của họ."

 

Đây là thái độ của dân Do Thái và hàng giáo phẩm - Đức Chúa Trời sau bao nhiêu năm, chuẩn bị cho chương trình cứu rỗi, Ngài đã gởi con một Ngài là Chúa Giê su đến, để mời gọi họ vào Nước Trời, mong họ được cứu khỏi sự chết , thế mà họ không màng đến, ai đi đường nấy, thậm chí, hàng giáo phẩm còn bắt bớ, giết hại tôi tớ Chúa, và những người theo Chúa. Họ đã làm cho cơn giận Đức Chúa Trời lên tới đỉnh điểm. Ngài cho phép quân La mã tràn vào đất nước Giu Đa, đốt phá thành Giê su sa lem tan nát, đến nỗi không còn một bức tường nào nguyên vẹn-

  Năm 70 sau công nguyên thì thành mất, dân chết, giáo phẩm cũng không còn. Kể từ đó, ân điển cùng với lời mời lần thứ ba được tràn sang dân ngoại. Đây cũng là lời Tiên tri, lúc nầy chuyện ấy chưa xảy ra. Thời điểm nầy, Chúa Giê su đã xuất hiện, như bàn tiệc đã sẳn sàng - Chiên con của Đức Chúa Trời cũng sẳn sàng cho chương trình cứu rỗi - chỉ còn ít ngày nữa Ngài sẽ bị treo lên để chuộc tội cho nhân loại.

" Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian, đến nỗi đã ban Con một của Ngài, hầu cho hễ ai tin Con ấy không bị hư mất mà được sự sống đời đời." Giăng 3:16

Tất cả mọi thứ đã sẵn sàng là thông điệp ân cần của phúc âm, nếu bạn cứ mãi mê trên con đường mình, công việc mình, mà không màng đến bửa tiệc của Chúa đã chuẩn bị cho mình, bạn đã mất phần trong Nước Trời và còn lưu lại cơn thạnh nộ nơi Đức Chúa Trời như trong Giăng 3: 36 chép:

" Ai tin Con, thì được sự sống đời đời; ai không chịu tin Con, thì chẳng thấy sự sống đâu, nhưng cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời vẫn ở trên người đó."

 

             "Mời dự tiệc lần thứ ba - Sự cứu rỗi không còn  là đặt quyền cho dân Giu đa"

 

" Đoạn, vua phán cùng đầy tớ mình rằng: Tiệc cưới đã dọn xong rồi; song những người được mời không xứng dự tiệc đó. Vậy, các ngươi hãy đi khắp các ngã tư, hễ gặp người nào thì mời cả đến dự tiệc. Đầy tớ đi khắp các đường cái, nhóm lại hết thảy những người họ gặp, bất luận dữ lành, đến nỗi trong phòng đầy những người dự tiệc."

 

  Ngã tư và đuờng Cái, ám chỉ những nơi không xứng hợp, những người gặp ở đó, đa số không tốt lành, vì vậy, để nhấn mạnh điều nầy, Nhà Vua còn nói thêm cho rõ " bất luận dữ hay lành" đều được mời. Vua khẳng định rằng Ngài sẽ không để cho phòng tiệc còn chỗ trống, lời mời đã được đưa ra cho tất cả những ai nghe thấy, bất kể thế nào. Lời mời rộng rải nầy, là hình ảnh của Ân điển được ban ra cho tất cả mọi người không phân biệt là người Giu đa hay người Gờ réc hay tất cả dân ngoại, hể ai Tin thì được nhận.

" Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian, đến nỗi đã ban Con một của Ngài, hầu cho hễ ai tin Con ấy không bị hư mất mà được sự sống đời đời." Giăng 3:16

   Như lời Chúa Giê su đã nói:

" Phàm những kẻ Cha cho ta sẽ đến cùng ta, kẻ đến cùng ta thì ta không bỏ ra ngoài đâu." Giăng 6:37

 
   Cám ơn Chúa về Ân điển lớn lao của Ngài mà chúng ta cũng được mời - Nhưng, câu chuyện còn chưa kết thúc ở điểm lạc quan, vì có một người không mặc áo trắng, bị Vua phát hiện:

" Vua vào xem khách dự tiệc, chợt thấy một người không mặc áo lễ, thì phán cùng người rằng: Hỡi bạn, sao ngươi vào đây mà không mặc áo lễ? Người đó làm thinh. Vua bèn truyền cho đầy tớ rằng: Hãy trói tay chân nó lại, và quăng ra ngoài nơi tối tăm, là nơi sẽ có khóc lóc và nghiến răng."

   Chúa Giê su đã mặc một chiếc áo công nghĩa cho kẻ tin, nhưng người ấy phải làm cho áo ấy tinh sạch bởi lời Kinh Thánh, là kết quả của việc làm trong sự công bình, người còn mặc áo nhớp khi Chúa Giê su trở lại là người không tái sanh, không được thánh hoá khi đã được vào Hội Thánh Chúa.


    Câu chuyện chứng tỏ, những người thờ ơ với phúc âm, những người chống lại phúc âmnhững người đã được nhận vào Hội Thánh, nghe, hiểu, phúc âm mà không thay đổi, đều có chung số phận là sẽ bị loại ra khỏi tiệc cưới của Chiên Con và sẽ bị xuống hoả ngục đời đời.

" Vì nhiều người được gọi, nhưng ít người được chọn:"

  đề cập đến sự kết hợp giữa sự lựa chọn của con người và sự lựa chọn của Thiên Chúa. Bởi Ân điển, Chúa gọi mọi người, nhưng có được ngồi dự tiệc cưới với Chiên Con không? Lại là một chuyện khác.

 

"Ví bằng Cha, là Đấng sai ta, không kéo đến, thì chẳng có ai được đến cùng ta, và ta sẽ làm cho người đó sống lại nơi ngày sau rốt." Giăng 6: 44