Ma thi ơ 19: "Có làm đúng luật pháp hay không?"

**Dân Tộc Việt **Các Phương Tiện *Báp Têm* zoom

"A-đam nói rằng: Người nầy là xương bởi xương tôi, thịt bởi thịt tôi mà ra. Người nầy sẽ được gọi là người nữ, vì nó do nơi người nam mà có." Sáng 2: 23

Ma thi ơ 19: "Có làm đúng luật pháp hay không?"

 

** Chúa Giê su khởi hành từ Ga-li-lê, dự định trở xuống vùng Giu-đê, Ngài phải đi ngang qua Peraea,( xem bản đồ bên dưới) tức là dọc theo bờ biển phía đông của sông Giô Đanh.Tại đây cũng có đoàn dân đông theo Ngài, chứng tỏ Chúa Giê su không những nổi tiếng ở quanh vùng Ga li lê, mà còn đến tận Peraera, một phần của vương quốc, mà Hê-rốt Đại đế chiếm đóng phía đông thung lũng sông Giô-đanh, đó là khoảng một phần ba đường, xuôi theo sông Giô-đanh, nối Biển Ga-li-lê và Biển Chết- Để dễ nhớ hành trình của Chúa Giê su, người ta nhắc lại những sự kiện chính ở mỗi nơi trên bản đồ. Có hai câu hỏi được ghi lại ở đây, đều đã được Chúa làm sáng tỏ. Cả hai câu hỏi đều có liên quan đến khía cạnh luật pháp và quan điểm của Đức Chúa Trời.
Hai câu hỏi nầy như sau:


***Có phép để vợ không cứ vì cớ gì chăng?
***Làm việc lành chi cho được sự sống đời đời?

 

Câu Hỏi:

1- Vì sao các Thầy Pha ri si lại chọn câu hỏi: "Có phép để vợ không cứ vì cớ gì chăng? " cho Chúa Giê su?
2-Họ đã căn cứ vào luật pháp trong sách nào? và diễn giải ra sao?
3- Họ có đồng ý với nhau về cách nghĩ của họ không?
4- Chúa Giê su đã dùng đoạn KT nào để trả lời? Ngài nhấn mạnh các điểm nào?
5- Sau khi gải thích, các môn đồ có hài lòng không? Tại sao?
6- Chúa Giê su trả lời họ như thế nào?

7- Người trai trẻ tìm Chúa để hỏi điều gì?
8- Chúa hỏi chàng thanh niên những câu hỏi về gì? Anh ta có làm được không?
9- Chúa mời gọi anh ta làm gì? Anh ta có nghe theo không?
10- Bạn nghĩ anh ta được cứu không? Có phải những người giàu đều không được cứu không?
11- Những người bỏ tất cả theo Chúa sẽ được gì? Riêng các môn đồ sẽ được gì?
12- Theo bạn câu cuối cùng (30) có ý gì?

 


***Có phép để vợ không cứ vì cớ gì chăng?

              1- Người Do Thái xem trọng hôn nhân:

Câu hỏi của các Thầy Pha ri si dành cho Chúa Giê su thường không có mục đích lành mạnh-Ở đây, họ hỏi về việc để vợ, với ý gài bẫy Chúa. Muốn hiểu hết câu hỏi của họ, chúng ta xem qua quan niệm về hôn nhân thời đó-


Người Do Thái rất để ý đến Hôn Nhân, cho đó là một nghĩa vụ, phù hợp với lời Kinh thánh trong sách Sáng Thế ký, khi Đức Chúa Trời thiết lập hôn nhân. Tất cả những người nam từ 20 tuổi, nếu không phải ra trận hay phục vụ trong đền thờ, đều có nghĩa vụ phải lập gia đình, nếu không, anh ta đã phạm tội vi phạm mệnh lệnh của Đức Chúa Trời là phải “sinh sôi nảy nở”. Nếu không có con, anh ta đã tự tuyệt dòng dõi của mình, và làm giảm đi sự vinh hiển của Đức Chúa Trời trên đất. Trong luật pháp cũng có ghi, một người nam nào mới kết hôn, cũng sẽ được miễn nghĩa vụ một năm. Phục Truyền 24:5:

"Khi một người nam mới cưới vợ, thì chớ đi đánh giặc, và chớ bắt người gánh công việc chi; người sẽ được thong thả ở nhà trong một năm, vui vẻ cùng người vợ mình đã cưới."

Tuy nhiên...

            2- Người Do Thái lại có cái nhìn rất thấp về phụ nữ:

 

Dưới danh nghĩa là hôn nhân, nhưng một người đàn ông Do Thái có thể mua vợ, coi vợ như tài sản, dùng làm công việc gia đình, và bị loại bỏ mà vẫn vui vẻ. Lý do bỏ vợ có thể rất dễ dàng, như cô ấy không làm vừa lòng họ, hay không tôn trọng nhà chồng, hoặc bị bắt gặp nói chuyện với người đàn ông khác ngoài đường.

"Bỏ vợ vì bất cứ lý do gì" là trung tâm của cuộc tranh luận - Họ tranh luận với nhau chỉ chung quanh câu đầu tiên của chương 24 Phục truyền như sau:

 

" Khi một người nam cưới vợ, nếu nàng chẳng được ơn trước mặt người, bởi người thấy nơi nàng một sự xấu hổ nào, thì người được viết một tờ để, trao vào tay nàng, đuổi khỏi nhà mình."

 

" sự xấu hổ" trong câu nầy được dịch từ chữ "Ô uế" (uncleanness) mà mỗi bên, hiểu một cách khác nhau, bên phái Shammai thì cho đó là ô uế tình dục, có nghĩa, nếu cô ấy ngoại tình thì mới được bỏ, còn bên phía Hillel thì cho là nghĩa "không hài lòng", nên cứ không hài lòng thì được bỏ. Cứ như vậy mà hai giáo phái đã cãi nhau cả ngàn năm, không phân thắng bại, xã hội cũng bị ảnh hưởng nó, phân chia làm hai. Vì họ cho đó là một câu hỏi khó, nên hôm nay họ bèn đem ra hỏi Chúa Giê su, câu trả lời của Ngài dù đúng, dù sai cũng sẽ làm mất cảm tình của số đông quần chúng.

 

         3-Câu trả lời của Chúa là "Trở lại với ý nghĩa ban đầu"

 

Chúa Giê su dùng sách Sáng Thế ký đoạn 2 nói về mục đích Hôn Nhân theo ý định của Đức Chúa Trời, để trả lời câu hỏi Ly dị của họ căn cứ trên luật pháp của Môi se trong Phục Truyền đoạn 24 - Chúa Giê su nhắc lại những điểm chính:

Đức Chúa Trời dựng nên người nam và người nữ, có sự khác biệt nhưng vẫn là một thịt
Người Nam phải rời cha mẹ mình để cùng với người nữ tạo dựng một gia đình mới
Loài người không được phân rẽ sự phối hiệp của Chúa trong Hôn Nhân
Luật pháp Môi se được đặt ra vì sự cứng lòng, nhưng luật của Chúa là tình yêu như chính mình.

Chúng ta không thấy người Pha ri si bắt bẻ Chúa điều gì, sau khi nghe Ngài trả lời, Chúa Giê su cũng đã dạy cho họ tìm kiếm ý muốn của Đức Chúa Trời hơn là tranh luận về luật pháp.

Điều thú vị là thái độ giận dỗi của các môn đồ, sau khi nghe Chúa Giê su giải thích, họ vẫn còn cho rằng, đó là một thua thiệt cho hết thảy các người nam- Thà không lấy vợ thì hơn, vì theo ý của Đức Chúa Trời, thì họ dường như bị bó buộc trong hôn nhân, và không còn quyền hạn như một chủ nhân nữa.

  Trong12 môn đồ lúc nầy, chỉ có Phi e rơ là có vợ, những người kia hãy còn trẻ lắm, họ bày tỏ thái độ và ý nghĩ của mình thật không chính đáng chút nào, nhưng Chúa Giê su lại không rầy họ, mà Ngài dạy họ thân thiết như người Cha nói với con trai, vì họ chưa biết Hôn Nhân là hạnh phúc, không phải sự trừng phạt, khi họ hiểu biết điều đó rồi, họ sẽ không còn muốn ở độc thân, chỉ có người tình nguyện ở độc thân cho công việc Chúa như một Na xi rê , nếu không, thì vì một khiếm khuyết của thân thể mà người ta mới ở một mình được mà thôi.

 

***Làm việc lành chi cho được sự sống đời đời?



Bây giờ là câu hỏi của một người trai trẻ, mà cả ba sách phúc âm đều ghi lại là anh ta giàu có, riêng sách Lu ca còn nói anh còn là người có chức quyền- Nhiều người tìm đến Chúa Giê su vì cần một điều gì đó thực thể, nhưng chàng trai nầy đã có tất cả, anh đang tìm một câu hỏi cho tâm linh:

"Thưa thầy (nhân lành), tôi phải làm việc lành chi cho được sự sống đời đời? "

Trước khi trả lời anh ta, Chúa Giê su tỏ lộ cho anh biết Ngài là Đức Chúa Trời. Chúa Giê su hỏi: " Sao ngươi gọi ta là nhân lành? Chỉ có một Đấng nhân lành mà thôi !" Ý Chúa nói, chỉ có Đức chúa Trời mới được gọi nhân lành, và chính Ngài là Đức Chúa Trời.

Chúa Giê su có một cách gợi ý rất khéo, Ngài muốn giúp người nầy thấy được chỗ thiếu thốn của mình- Ngài gợi ý cho anh ta nói ra những tuân thủ về luật pháp, vì Ngài biết anh ta đã tuân giữ luật pháp cẩn thận- Thật khó mà tìm được một người trai trẻ như thế, dường như anh ta không có khuyết điểm gì, bên trong cũng như bên ngoài, theo sách phúc âm Mác, đoạn 10:21 nói "Chúa Giê su ngó người mà yêu" và điều tốt nhất mà Chúa Giê su muốn tăng cho chàng thanh niên tốt đó, là lời mời gọi theo Chúa. Luật pháp mà anh ta theo đuổi, không đưa anh đến được cánh cửa cứu rỗi, nhưng là chính Chúa, Chúa Giê su nêu ra sự thiếu sót trong luật pháp của anh ta là:

" Nếu ngươi muốn được trọn vẹn"


vì luật pháp chưa làm anh được trọn vẹn, như trong sâu thẳm trong lòng anh đã nghĩ - Anh bị thiếu hụt trong hai chữ: Kính Chúa và Yêu Người - Anh đã yêu Tiền của hơn Chúa và cũng tiếc không muốn đem nó cho kẻ nghèo như Xa cha ry và Ma thi ơ đã làm.

Chúa Giê su cho anh một cơ hội để làm trọn sự thiếu sót, Nhưng, anh từ chối lời mời của Chúa, mặc dù Đức Thánh Linh có dẫn anh đến gặp Ngài, chính miệng anh đã xưng Ngài là Đấng Nhân lành, và biết đây là Đấng anh muốn tìm, anh không theo Ngài được vì không thể lìa của cải- Ma thi ơ chép, anh buớc lui cách buồn bực, vì không có giải pháp dung hoà cho hai con đường.
Nhiều độc giả thấy mến chàng thanh niên, cho rằng chàng ấy vì việc làm tốt lành theo luật pháp của mình, cũng có thể được cân nhắc lên nước Trời, nhưng, có ai từ chối lời mời chính thức của Đức Chúa Trời mà được lên nước Trời đâu? Lại vì xem trọng của cải hơn Ngài ? Câu trả lời của Chúa trong câu 25 là hoàn toàn không có hy vọng.

  Chính các môn đồ cũng có tâm trạng đó của độc giả nên mới hỏi: " Vậy thì ai được cứu?" Hay nói cách khác " Vậy hể giàu thì không thể được cứu sao?" Nhưng Chúa Giê su khẳng định, Đức Chúa Trời có thể cảm động lòng con người, để họ có thể tự bỏ tất cả mà theo Ngài. Câu hỏi tiếp theo của môn đồ và câu trả lời của Chúa, cũng cho thấy khi người ta bỏ anh em, chị em, cha mẹ, con cái, đất ruộng, nhà cửa, thì người ấy sẽ lãnh bội phần hơn, và được hưởng sự sống đời đời. Riêng các môn đồ, sẽ được đồng trị với Chúa Giê su trên Nước Trời.

 

 

 

"Hỡi Anh em, hãy suy xét rằng ở giữa anh em là kẻ đã được gọi, không có nhiều người khôn ngoan theo xác thịt, chẳng nhiều kẻ quyền thế, chẳng nhiều kẻ sang trọng".1 Cô-rinh-tô 1:26