Ma thi ơ 18 : "Sổ Kỷ luật cho môn đồ”
Các thiên sứ há chẳng phải đều là thần hầu việc Đức Chúa Trời, đă được sai xuống để giúp việc những người sẽ hưởng cơ nghiệp cứu rỗi hay sao? Hê-bơ-rơ 1:14
Ma thi ơ 18 : "Sổ Kỷ luật cho môn đồ”
**Vào giữa năm 1947 và năm 1954, người ta phát hiện những cuộn giấy trong 11 hang động gần Khirbet Qumran, biển chết - Trong số gần 350 tài liệu (hơn 900 bản viết tay) được phát hiện, khoảng 30% các cuộn giấy được phân loại là "giáo phái".Bản thảo đầy đủ nhất về "Quy tắc Cộng đồng" được tìm thấy ở Hang số 1, lúc đầu được gọi là Sổ tay Kỷ luật. Có ký hiệu là 1QS (viết tắt của: “Cave 1 / Qumran /“ Serekh ”=‘ rule ’). Đây là phiên bản: "Sổ tay kỷ luật " cho môn dồ và cộng đồng, tiếng Do Thái là Serekh ha-Yahad.
Khi so sánh phiên bản nầy, người ta thấy có nhiều điểm tương đồng với Mathi ơ 18. Trong sách nầy, Chúa Giê su dạy các môn đồ về những thái độ để thích ứng với nước Thiên đàng. Ma thi ơ 18 có các lời dạy của Chúa Giê su khác với suy nghĩ của môn đồ, cũng như sẽ khác với cách suy nghĩ của chúng ta.
Câu hỏi:
1/ Các môn đồ tưởng tượng Nước Trời như thế nào khi hỏi: " Ai sẽ là người lớn nhất trong nước Trời?"
2/ Chúa Giê su có trưc tiếp giải thích câu hỏi nầy không?
3/ Tại sao phải trở nên như đứa trẻ? Chúng nó có những đặt điểm gì?
4/ Câu nào nói Đức Chúa Trời yêu mến các đứa trẻ?
5/ Tại sao các đứa trẻ có Thiên sứ riêng? Ai sẽ có Thiên sứ riêng?
6/ Làm cho đứa trẻ phạm tội sẽ bị hình phạt như thế nào?
7/ Ví dụ 99 con chiên có ý nghĩa gì?
8/ Người gieo giống phải có tâm tình gì để sánh với ví dụ nầy?
9/ Con số thật sự có phải là 99 con đã vào chuồng không?
10/ Giải quyết tội lỗi phải qua 3 bước trong Hội thánh là gì?
11/ Hội Thánh có quyền tuyên bố từ bỏ hay một cá nhân? Điều nầy có quan trọng không?
12/ Bảy mươi lần bảy là bao nhiêu?
*** Ai sẽ là người lớn nhất trong nước Trời?
1/ Có được bản chất như đứa trẻ:
Đang khi Chúa Giê su nói về sự chết của Ngài, thì tâm trí các môn đồ lại tập trung vào chỗ đứng của mình trên nước Trời. Các môn đồ hiểu lầm rằng nước Trời cũng giống như trên đất, nếu Chúa Giê su là Vua, họ là những người luôn ở bên Vua, sẽ được Ngài trọng dụng- Họ hỏi Chúa Giê su rằng: "Ai sẽ là người lớn nhất trong nước Trời? Nhưng sách Lu ca đoạn 9 nói, họ đã tự tranh luận với nhau về việc nầy - Có thể, họ nghĩ rằng Phi e rơ là người lớn nhất, vì ông đã được Chúa giao phó trọng trách chăn giữ Hội thánh - Và ở chỗ khác, thì hai anh em Giăng đề nghị được ngồi hai bên Chúa Giê su trong nước Trời, vì tưởng Chúa Giê su sẽ hành xử như vị vua trên đó. Các môn đồ thường quan tâm đến câu hỏi về sự vĩ đại, nghĩ rằng Chúa Giê-su đã chọn một trong số họ là người lớn nhất, hoặc như thể, họ muốn Chúa Giê-su tỏ cho họ biết về quyết định của Ngài.
Chúa Giê su đã đem một đứa trẻ đến để làm kiểu mẫu - Một kiểu mẫu mà Đức Chúa Trời yêu thích và bảo vệ, Ngài tỏ ra một bí mật về đứa trẻ là:
" Các thiên sứ của chúng nó trên trời thường thấy mặt Cha ta, là Đấng ở trên trời."
---Đứa trẻ thường có một niềm tin không nghi ngờ.Trái tim nó chân thật và trong sáng - Nó không làm ai sợ hải - Nó cũng không giảo hoạt, mưu mô như người lớn, và nhất là nó có sự khiêm nhường, đây là điểm mà Chúa Giê su muốn dạy các môn đồ - Vì sự khiêm nhường mà đứa trẻ dễ hoà đồng với mọi người, nó không phân biệt giai cấp, giàu nghèo, sự khiêm tốn của nó là sự khiêm tốn tự nhiên, không giả tạo, như sự khiêm tốn mà Chúa Giê su có, và Ngài thường nhắc đến để mời gọi mọi người đến với Ngài.
" Ta có lòng khiêm nhường - Ách Ta dễ chịu và gánh ta nhẹ nhàng.."
Bản chất của chúng ta nếu không hoán cải, thì không thể có được những đặc tính của đứa trẻ - Dĩ nhiên, Chúa Giê su không bảo môn đồ hiểu biết như đứa trẻ, nhưng, cần có thái độ như đứa trẻ, và khi chúng ta thực hiện được sự khiêm tốn mà một đứa trẻ có được trong cách nó, thì chúng ta mới đang trên đường đạt đến sự vĩ đại trong vương quốc của Ngài.
Chúa Giê su cũng muốn nhắn tới mọi người trong cộng đồng của chúng ta, là phải để ý đến những đứa trẻ, mà Đức Chúa Trời đã sai phái Thiên sứ trông coi chúng nó, rằng, không ai được xui dạy chúng nó ra hư, thành tội lỗi, những kẻ làm như vậy, sẽ bị Đức Chúa Trời trừng phạt rất nặng, như bị buộc cổ vào cối đá mà thả xuống biển, là lần đầu tiên được nói đến trong Kinh Thánh-
Kinh Thánh không nói ai cũng đều có Thiên sứ gìn giữ đâu, chỉ có những người mà Cha đã dự định cho được ở trong nước Trời mà thôi. Hê bơ rơ 1: 14
" Các thiên sứ há chẳng phải đều là thần hầu việc Đức Chúa Trời, đã được sai xuống để giúp việc những người sẽ hưởng cơ nghiệp cứu rỗi hay sao?"
2/ Lưu tâm đến người lạc mất:
Ví dụ về con chiên lạc mất cho thấy, Đức Chúa Trời chăm sóc và để ý tới từng cá nhân - Mỗi cá nhân trước mắt Chúa đều có giá trị, lòng yêu thương của Ngài, thường hướng tới những con người đang lạc mất trong tội lỗi. Môn đồ đi ra làm chứng, là người gieo đạo, phải có được tâm tình nầy, " Một linh hồn qúi hơn cả thế gian" phải cố gắng trên từng cá nhân, như người chăn cực nhọc, đi tìm con chiên lạc mất, thì mới đúng tâm tình của một tôi tớ Chúa. Trong ví dụ, vì muốn nhấn mạnh đến sự quan tâm một cá nhân xa bầy, mà Chúa nói người chăn dù có 99 con trong chuồng, vẫn cất công đi tìm con thất lạc cho đủ số 100. Tâm tình đó thể hiện trong câu nói Chúa Giê su, trước khi Ngài lên Thập tự giá:
" Những ai mà Cha đem đến, Con sẽ không bỏ ra ngoài đâu !"
Huống gì trên thực tế, theo thống kê từ 2017, chỉ mới có khoảng 30 con trong chuồng, còn 70 con ở ngoài -Chúng ta sẽ nghĩ s 30 con trong chuồng, còn 70 con ở ngoài -Chúng ta sẽ nghĩ sao?
3/ Giải quyết tội lỗi trong Hội Thánh:
Để có được một Hội Thánh thánh sạch, mọi người phải có trách nhiệm khuyên bảo nhau, khi biết có anh em mình đang phạm tội, nhất là những người có trách nhiệm trong Hội Thánh, phải có sự khuyên bảo, và phải đi qua từng bước:
- Tạo một sự gần gủi để tâm tình chỉ giữa hai người, nếu người ấy nghe theo, mọi việc kết thúc tốt đẹp
- Nếu người ấy không nghe, kiếm thêm người chứng, theo luật Do Thái, ít nhất hai người chứng mới đáng tin, lập lại những lời khuyên.
- Nếu người ấy vẫn không nghe, sẽ đem ra Hội Thánh, đây là cơ hội thứ ba, mà một người anh em phạm tội được bày tỏ sự ăn năn, trước khi bị Hội Thánh dứt bỏ. Nếu người ấy vẫn không ăn năn, thì Hội Thánh sẽ tuyên bố từ bỏ người ấy -Xử lý như vậy trong Kinh Thánh gọi là " Anathemas" Cô rinh tô I : 16:22
" Bằng có ai không kính mến Chúa, thì phải bị a-na-them! Ma-ra-na-tha."
Và chúng ta cũng nên suy nghĩ về câu tiếp theo mà Chúa đã giao quyền cho Hội Thánh xử lý về tội lỗi:
" Quả thật, ta nói cùng các ngươi, hễ điều gì mà các ngươi buộc ở dưới đất thì cũng sẽ buộc ở trên trời, và điều gì mà các ngươi mở ở dưới đất thì cũng sẽ mở ở trên trời."
Nếu Hội Thánh đã xử lý một người qua ba bước như trên, thì người ấy cũng sẽ bị Cha trên Trời từ chối. Qua câu chuyện nầy, một lần nữa cho thấy, "Cửa Thiên đàng" được giao cho cả Hội Thánh chứ không phải một cá nhân, hay một chức vụ truyền từ đời nầy sang đời kia.
4/ Tha thứ anh em mình:
Câu chuyện ví dụ được kể ở đây, thể hiện trong bài Cầu nguyện chung:
" Xin Cha tha cho chúng con như chúng con cũng tha kẻ phạm tội nghịch cùng chúng con "
Tại sao Chúa đưa sự tha thứ vào bài Cầu nguyện mỗi ngày? Vì điều nầy không dễ thực hiện, cần sự giúp đỡ của Chúa, khi chúng ta được cảm hoá bởi Đức Thánh Linh, chúng ta sẽ mặc lấy tình yêu thương, thông cảm rời rộng của Chúa, để đối xử với anh em mình-
Một Hội Thánh không có tình yêu thương, tha thứ, không thể tồn tại được- Tình yêu thương sẽ làm chúng ta dễ quên đi lỗi lầm của anh em đã phạm cùng mình (không phải cùng Chúa) Không thể xin Cha tha thứ cho mình mỗi ngày, mà mình lại buộc tội anh em mỗi ngày. Con số bảy mươi lần bảy, là một ý không có giới hạn. Qui định không giới hạn nầy rất dễ hiểu với vợ chồng hay với con cái - Vì mối dây hoà bình, vì lợi ích chung, và vì tình yêu thương không vụ lợi, mà chúng ta đã chịu đựng như thế với nhau trong gia đình mình, thì cũng phải làm như như vậy để giữ gìn Hội Thánh Chúa, giữa các anh chị em trong hội Thánh, có một mối tương giao đầy yêu thương tha thứ , mới tốt đẹp, hoàn hảo trong Hội Thánh.
Trên đây là những điều dạy dỗ có ích, không những cho môn đồ, là người xây dựng Hội Thánh mà cũng có ích chung cho cộng đồng Hội Thánh.
Đây là phiên bản đầu tiên trong những bản viết tay: " Sổ Kỷ luật cho Môn đồ" cũng là " Sổ Kỷ luật cho Hội thánh" vậy.
"những kẻ Cha cho ta sẽ đến cùng ta, kẻ đến cùng ta th́ ta không bỏ ra ngoài đâu." Giăng 6: 37