Giới thiệu Sách Tiên Tri Ê sai - Thời gian -Tác giả - Nội dung

**Dân Tộc Việt **Các Phương Tiện *Báp Têm* zoom

Sách Ê-sai (tiếng Do Thái: ספר ישעיהו [ˈsɛ.fɛr jə.ʃaʕ.ˈjaː.hu]) là cuốn đầu tiên của các sách tiên tri

                                                                   Trở lại trang chính với mục lục sách Ê sai

 

 

**Sách Tiên tri Ê sai là một sách huyền nhiệm, vượt cả không gian và thời gian. Tốn rất nhiều giấy mực của bao nhiêu nhà nghiên cứu Kinh Thánh, và ngay khi người ta sửa soạn để chỉnh sửa sách Ê sai, thì Chúa cho một đứa trẻ tìm được bản cổ của sách Ê sai trong động Qumran - Bản nầy đã đem lại một cái nhìn mới về sách Tiên tri Ê sai.

 

  Sách Tiên tri Ê sai bắt đầu bằng cách giới thiệu 4 đời vua của Giu Đa, như vậy sách Ê sai được viết vào lúc nào? Sách Ê-sai (tiếng Do Thái: ספר ישעיהו [ˈsɛ.fɛr jə.ʃaʕ.ˈjaː.hu]) là cuốn đầu tiên của các sách tiên tri và là cuốn sách được chú ý nhất trong các sách tiên tri khác.

 Sách được giới thiệu ngay trang đầu là lời của tiên tri Isaiah ben Amoz vào thế kỷ thứ 8 trước Công nguyên, nhưng lại có bằng chứng cho thấy phần lớn sách được chép trong thời kỳ bị giam cầm ở Babylon và sau đó. Vậy thì sách có thêm tác giả khác chăng? vì hai thời kỳ đó cách nhau đến cả trăm năm.

 

**Căn cứ vào thời gian, thì sách được chia ra 3 thời kỳ khác nhau:

 

Tiền Ê sai: Proto-Isaiah (chương 1–39), chép lời của Ê-sai vào thế kỷ thứ 8 BC

Trung Ê sai: Deutero-Isaiah (chương 40–55), tác phẩm của một tác giả ẩn danh thế kỷ thứ 6 BC- viết trong thời kỳ lưu đày;

Hậu Ê sai: Trito-Isaiah (chương 56–66), được sáng tác sau khi trở về từ cuộc lưu đày.

 

** Theo Nội dung thì sách lại được chia ra 2 phần:

 

Phần 1 (1–33) hứa hẹn một sự phán xét và phục hồi cho Giu-đa, và Giê-ru-sa-lem.


Phần 2 (34–66) Sự phán xét đã xong, và sự phục hồi sẽ diễn ra.

 

   Vào thế kỷ 20 qua rất nhiều nghiên cứu, người ta cho rằng sách Ê sai chỉ do 1 người viết tính thống nhất cơ bản của nó.

 

  Cuốn sách có thể đọc như một bài suy ngẫm mở rộng, về số phận của Giê ru salem trong và sau thời kỳ bị lưu đày.


   Phần giữa sách Ê sai mô tả cách Đức Chúa Trời biến Giê ru salem thành trung tâm cai trị toàn cầu, thông qua một vị cứu tinh của hoàng gia (hình bóng Đấng Cứu thế), người sẽ tiêu diệt kẻ áp bức (Babylon); Đấng Cứu thế này lấy hình ảnh vua Ba Tư Cyrus Đại đế, người chỉ đơn thuần mang lại vương quyền cho Đức Giê-hô-va mà thôi.

 

Tiến sĩ. John Oswalt nói:

Ê-sai là tác giả duy nhất có mặt trong cuốn sách này. Theo những gì chúng tôi biết, cuốn sách luôn tồn tại dưới dạng một tuyển tập duy nhất, và nó luôn được gọi là Ê-sai. Bản sao cổ nhất của sách Ê-sai mà chúng ta có là từ Cuộn sách Biển Chết, có niên đại khoảng năm 175 trước Công Nguyên. Đó là một cuộn giấy từ đầu đến cuối, không có sự phân chia hay dấu hiệu nào từ người sao chép rằng có sự thay đổi nào đó giữa chương 39 và 40.

 

  Dù quyển sách được viết vượt thời gian, nhưng từ khi tìm ra bản cổ, thì mọi người hiểu, cuốn sách đã được bảo tồn dưới hình thức này từ thời cổ đại, và cả nhóm truyền thống Do Thái lẫn Cơ đốc giáo đều chấp nhận nó là Lời được Đức Chúa Trời soi dẫn. Chính Ê sai đã tiên tri tận các chi tiết về một Đấng Mê si 700 năm trước khi Chúa Giê su xuất hiện.

 

**Ê sai là ai?

 Ê sai sinh ra tại Giê ru salem, ngoài việc ông tự nhận mình là con trai của A mốt, thì người ta không biết điều gì khác hơn là ông có vợ và hai con trai.


Tên Ê sai có nghĩa là "Chúa cứu". Tuy nhiên, đánh giá qua chất lượng văn bản của Ê sai, cũng như khả năng tiếp cận triều đình của các vị vua kế tiếp, các học giả tin rằng ông là một quý tộc giàu có, có học thức hoặc có lẽ một phần của gia đình Thầy Tế Lễ.

 

   Mặc dù có vẻ như Ê-sai có địa vị cao trong xã hội thời đó, nhưng ông vẫn nhận thức rất rõ hoàn cảnh của người nghèo, sự thái quá của người giàu, những bất công mà những người có quyền lực cũng như giới cầm quyền gây ra cho dân chúng, sự vô đạo đức và sự phản bội, tồn tại ở mọi tầng lớp trong xã hội, cả người giàu lẫn người nghèo.

 

   Bất chấp những lợi thế về giáo dục, sự giàu có và khả năng tiếp cận triều đình, với tư cách là nhà tiên tri của Chúa, chẳng những Ê-sai đã lên tiếng một cách mạnh mẽ trước quyền lực, chẳng những vậy, ông còn để lại một sách Ê sai với phong cách viết đẹp đẽ, phức tạp với những lời tiên tri diễn tả đầy chi tiết.

  Ê sai đã nghe tiếng gọi của Chúa để làm tiên tri, khi nhìn thấy một khải tượng vào năm Vua Uzziah băng hà. Ê-sai đã dành gần 70 năm để nói tiên tri cho Đức Chúa Trời. Chức vụ tiên tri đầu tiên của ông dường như trùng hợp với những năm cuối cùng dưới triều đại của Vua Uzziah.

 

  Tiếp tục trung thành dưới sự cai trị của ba vị vua sau là Giô-tham, A-cha và Ê-xê-chia, ông dường như bị Ma-na-se, đứa con độc ác của Ê-xê-chia, căm ghét dữ dội. Khi Manasseh lên ngôi khoảng năm 686. Theo truyền thuyết Do Thái, lời tuyên bố dũng cảm của Ê-sai về lời Chúa, có lẽ là nguyên nhân dẫn đến cái chết của ông dưới tay Manasseh, người mà truyền thống Do Thái cho rằng đã xử tử nhà tiên tri bằng cách cưa ông làm đôi, khi ông đang trốn trong một bộng cây. Có thể Hê-bơ-rơ 11:37 đề cập đến sự kiện này khi nói có người tuẩn đạo vì bị cưa xẻ.

 

** Sách Ê-sai là một sách khó hiểu. Bạn đọc cuốn sách và hiểu từng chỗ riêng lẻ, nhưng không bao giờ có thể nắm bắt được toàn bộ. Đôi khi, bạn không chắc chắn liệu Ê-sai đang lặp lại chính mình, hay đang nói về ai đó hoặc có điều gì mới. Vào những lúc khác, bạn cảm thấy bị lúng túng vì những khải tượng xen lẫn lời phán của Chúa, cùng nhận xét của chính ông...Nhưng, qua thời gian, những lời tiên tri của Ê sai gần hết đã thành sự thật. Quan trọng nhất là lời tiên tri về Chúa Giê su. Không có một sách nào có lời tiên tri về Chúa Giê su đầy đủ với chi tiết như trong sách Ê sai, Ê sai 53 viết về Chúa Giê su, được mọi người biết đến nhiều nhất.

 

  Dù có những thách thức, nhưng sách Tiên tri Ê sai là một sách rất thú vị và quan trọng, mà một con cái Chúa không thể bỏ qua. Đó cũng là quyển sách được trích dẫn nhiều nhất trong Tân ước.

"Ai tin điều đă rao truyền cho chúng ta, và cánh tay Đức Giê-hô-va đă được tỏ ra cho ai?" Ê sai 53:1

** Nghe Mục sư David Pawson giới thiệu về sách Ê sai:

Phần 1


Phần 2