Tin Lành Giăng: Giới thiệu Sách và tác giả

**Dân Tộc Việt **Các Phương Tiện *Báp Têm* zoom

Ban đầu có Ngôi Lời, Ngôi Lời ở cùng Đức Chúa Trời, và Ngôi Lời là Đức Chúa Trời. Giăng 1: 1

Tin Lành Giăng: Giới thiệu Sách và tác giả



   Sứ đồ Giăng đã viết sách Tin lành Giăng, vào khoảng năm 90 sau công nguyên.

  Sứ đồ Giăng là một môn đồ trẻ, trong 12 môn đồ của Chúa Giê-su, Giăng thường thân cận với Chúa Giê su và được Ngài yêu mến. Tên Giăng xuất hiện trong nhiều câu chuyện của Kinh thánh hơn các môn đồ khác. Tuy nhiên, Giăng thường không nhắc trực tiếp đến tên mình trong các sách của chính mình, đôi khi ông chỉ nói "môn đồ được Chúa yêu" mà thôi.

   Sau nầy, sứ đồ Giăng cũng đã trở nên một nhà lãnh đạo nổi bật trong thời kỳ Hội Thánh sơ khai. Trong Ga la ti 2: 7-9 Phao Lô đã gọi Giăng là một trong ba cột trụ của Tin Lành cùng với Gia-cơ và Phi-e-rơ.


"Trái lại, họ thấy sự giảng Tin Lành cho kẻ không chịu phép cắt bì đã giao cho tôi, cũng như sự giảng Tin Lành cho người chịu phép cắt bì đã giao cho Phi-e-rơ vậy, vì Đấng đã cảm động trong Phi-e-rơ để sai người làm sứ đồ cho những kẻ chịu cắt bì, cũng cảm động trong tôi để sai tôi làm sứ đồ cho dân ngoại, và nhận biết ân điển đã ban cho tôi, thì Gia-cơ, Sê-pha, Giăng là những người được tôn như cột trụ, trao tay hữu giao kết với chúng tôi, tức là Ba-na-ba và tôi, hầu cho chúng tôi đi đến cùng dân ngoại, còn các người ấy thì đến cùng những kẻ chịu phép cắt bì."



  Giăng là sứ đồ duy nhất được chết trong tuổi già, trong khi các môn đồ khác bị tử đạo. Chúa Giê su có đặt tên cho hai anh em Giăng là "Con trai của sấm sét" (Boanerges). Sau nầy người ta còn gọi ông qua một số tên như Giăng ở đảo Bát mô (vì ông bị đày đến đảo Patmos), Giăng nhà Truyền giáo, hay Giăng Trưởng lão.

 

   Có thể Giăng đã thực sự là một môn đồ của Giăng Báp Tít trước khi ông bắt đầu theo Chúa Giêsu.
Mathi ơ 4 nói, khi Chúa Giê su khởi sự giảng đạo, Ngài đi dọc theo mé biển Ga-li-lê, Chúa đã kêu gọi hai anh em của ông theo Ngài, trong lúc họ cùng cha mình đang vá lưới.

  Giăng được coi là tác giả của năm cuốn sách trong Kinh thánh:

        Phúc âm Giăng, các thư tín Giăng 1, Giăng 2 và Giăng 3, cùng với sách Khải Huyền.

   Trước khi Chúa Giê-su chết trên thập tự giá, ngài đã giao phó mẹ mình là Ma-ri cho Giăng chăm sóc. Lúc đó, ông cùng với các con cái Chúa trong Hội thánh đầu tiên trải qua rất nhiều khó khăn.
   Khi Ma ri qua đời, Giăng mới đến Êphêsô và viết ba bức thư, Giăng 1, 2 và 3 để khích lệ các Hội Thánh.

   Sau đó, ông bị đày đến Bát-mô vì rao giảng phúc âm, ở đảo Bát mô, ông nhận được sự mặc khải từ Đấng Christ và viết Sách Khải Huyền.

   Cuối cùng, Giăng quay trở lại Ê phê sô, chết vì tuổi già ở Ê phê sô vào khoảng sau năm 98 sau Công nguyên.

  Giăng đã dạy dỗ các giám mục của Smyrna là Polycarp - Giám mục Antioch là Ignatius và cả Papias của Hierapolis cũng được học trực tiếp từ Giăng.


  Sách Giăng được tìm thấy ở Irenaeus khoảng năm 125 sau Công nguyên. Sách được viết bằng tiếng Hy Lạp với cách diễn tả thần học rất sâu sắc, làm cho có sự tranh cãi, vì sao một người đánh cá có thể viết ra một tác phẩm như thế?

 Sách Giăng xem ra không bị ảnh hưởng những câu chuyện trong ba sách Tin Lành kia - Nó thiếu mất nhiều sự kiện như:

Sự giáng sinh của Chúa Giê-su. / Chúa Giêsu làm Báp têm / Chúa Giêsu bị cám dỗ của trong hoang địa / Chúa đối đầu với ma quỷ

/Chúa Giêsu giảng dạy trong dụ ngôn / Bữa Tiệc chia tay / Nỗi thống khổ của Chúa trong vườn Ghết-sê-ma-nê / ChúaThăng Thiên.

Ba sách Phúc âm đầu tập trung vào chức vụ của Chúa Giê-su ở Ga-li-lê, sách Giăng nhấn mạnh vào Tin lành và những gì Chúa Giê-su đã nói và làm ở tại Giê-ru-sa-lem.

 

 Trong khi Ma-thi-ơ cho thấy Chúa Giê-xu qua dòng dõi.(Mathi ơ 1)
  Mác cho thấy Chúa Giê-xu đến từ Na-xa-rét, rằng Chúa Giê-xu là Người Đầy Tớ (Mác 1:9).
  Lu-ca cho thấy Chúa Giê-xu đến từ A-đam, nhưng là A đam hoàn Hảo (Lu-ca 3:23-38).
  Còn Giăng cho thấy Chúa Giê-xu đến từ trời, và chứng minh Chúa Giê-xu là Đức Chúa Trời.

 

Sách Giăng được viết cách độc lập với ba sách phúc âm kia, dùng cách diễn giải dưới một ngòi bút của một triết gia, một học giả, chứ không phải từ một người đánh cá - Giăng đã khai thác chữ Logos trong phần mở đầu.

  Ba câu đầu tiên trong sách Giăng đã xác định Chúa Giêsu là Logos hoặc Word. Trong triết học Hy Lạp cổ đại, thuật ngữ logos có nghĩa là nguyên lý của lý trí vũ trụ. Philo, nhà triết học người Do Thái thời Hy Lạp cổ đại, đã hợp nhất hai chủ đề khi ông mô tả Logos là đấng sáng tạo và là Đấng trung gian hòa giải giữa Chúa với thế giới vật chất.


  Phúc âm Giăng đã phỏng theo mô tả của Philo về Logos, áp dụng nó cho Chúa Giêsu, hiện thân của Logos.


Vì phúc âm Giăng được viết sau cùng, người ta tưởng Giăng đã hoàn thành câu chuyện về Chúa Giê-xu. Nhưng cuối sách, Giăng lại nói, câu chuyện về Chúa Giê-xu nhiều quá đến nỗi không bao giờ có thể viết hết, ông chỉ có thể tự nhận mình là một nhân chứng mà thôi (Giăng 21:24 &25).

" Ấy chính là môn đồ đó làm chứng về những việc nầy và đã chép lấy; chúng ta biết lời chứng của người là thật. Lại còn nhiều việc nữa mà Đức Chúa Jêsus đã làm; ví bằng người ta cứ từng việc mà chép hết, thì ta tưởng rằng cả thế gian không thể chứa hết các sách người ta chép vậy."

 Phúc Âm Giăng được viết cho một mục đích cụ thể là để chúng ta tin. Một câu then chốt, xác quyết để làm chứng cho mọi người là Chúa Giê-xu là Đấng Christ, Con Đức Chúa Trời, và hể ai tin thì được sự sống đời đời qua danh Ngài . Giăng 20 :31

"Nhưng các việc nầy đã chép, để cho các ngươi tin rằng Đức Chúa Jêsus là Đấng Christ, tức là Con Đức Chúa Trời, và để khi các ngươi tin, thì nhờ danh Ngài mà được sự sống."

   Tin Lành của Giăng đã giúp những người hoài nghi, lo ngại, được tin tưởng. Đoạn Kinh thánh Tân ước lâu đời nhất còn sót lại là một phần của Giăng 18, được tìm thấy ở Ai Cập và có niên đại là trước năm 150 sau Công nguyên, cho thấy sự lưu hành rộng rãi lời trong sách Giăng vào thời kỳ ban đầu đó. Cho đến ngày nay, Giăng 3: 16 đã được hằng triệu người yêu mến, vì qua câu đó, con người đã cảm động vì tình yêu Thiên Chúa:

"Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian, đến nỗi đã ban Con một của Ngài, hầu cho hễ ai tin Con ấy không bị hư mất mà được sự sống đời đời."

  Quả thật, sách Giăng là một sách lý tưởng để đem ra làm chứng về Chúa Giê su. Sách Giăng là một phúc âm rất được yêu thích. Vì sự kết hợp giữa tính đơn giản và chiều sâu, sách Giăng được mô tả là “hồ bơi mà trẻ có thể lội và voi có thể bơi”.


  Những câu chuyện của nó đơn giản đến mức một đứa trẻ cũng thích, nhưng những lời tuyên bố trong đó sâu sắc đến nỗi, có thể làm cho một triết gia suy nghĩ nhiều mới hiểu.


  Hãy đọc sách Giăng với sự dẫn dắt của Đức Thánh Linh, vì chính Ngài đã cầm tay Giăng viết sách nầy, sau khi ông được thấy toàn cảnh của thiên đàng trong sách Khải huyền, khi ông đã gần xong cuộc chạy của một sứ đồ, là một thầy giáo đầy tri thức thực tế và cũng là một nhà truyền giáo nhiều kinh nghiệm. Sau khi học sách Giăng, chúng ta cũng sẽ dễ dàng nói về Chúa Giê su của chúng ta cho tha nhân như một triết gia, chứng minh Ngài là Logos, là word- 

 

 

Ai tin Con, thì được sự sống đời đời; ai không chịu tin Con, thì chẳng thấy sự sống đâu, nhưng cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời vẫn ở trên người đó. Giăng 3: 36