Giăng 9: "Đang khi ta c̣n ở thế gian, ta là sự sáng của thế gian."

**Dân Tộc Việt **Các Phương Tiện *Báp Têm* zoom

"V́ ai vào sự yên nghỉ của Đức Chúa Trời, th́ nghỉ công việc ḿnh, cũng như Đức Chúa Trời đă nghỉ công việc của Ngài vậy." Hê bơ rơ 4:10

Giăng 9: "Đang khi ta còn ở thế gian, ta là sự sáng của thế gian."

 

Đọc Giăng 9: Đọc Giăng 9: 1-41

 

Câu hỏi:

 

1/ Chúa Giê su cho biết, người tàn tật hay bị tai nạn ngẫu nhiên, có phải vì tội lỗi họ không?
như vậy, chúng ta có nên kết luận khi thấy người nào đó bị khuyết tật hay tai nạn gì đó không?

 

2/ Vì sao Chúa Giê su nói :"nhưng ấy để cho những việc Đức Chúa Trời được tỏ ra trong người."?
( xin đọc hết đoạn để thấy được người mù đã làm gì sau khi được sáng mắt)

 

3/ Vì sao Chúa Giê su chữa cho người mù bằng nước miếng hoà với bùn?

                     Anh ta có được sáng mắt liền không?

 

4/ Hàng xóm làm gì khi biết anh ta được sáng mắt?

 

5/ Người Pha ri si điều tra anh ta như thế nào?

     Anh ta có đứng vững trước lời đe doạ, gạ gẩm của họ không?

 

6/ Chúa Giê su thử đức tin anh ta mấy lần? Sau cùng Ngài ban cho anh ta điều gì qúi nhất?

 


                 "Đang khi ta còn ở thế gian, ta là sự sáng của thế gian."

 

 

*** " Người mù bẩm sinh được sáng mắt" Câu 1-7

 

" Đức Chúa Jêsus vừa đi qua, thấy một người mù từ thuở sanh ra. Môn đồ hỏi Ngài rằng: Thưa thầy ai đã phạm tội, người hay là cha mẹ người, mà người sanh ra thì mù như vậy? Đức Chúa Jêsus đáp rằng: Đó chẳng phải tại người hay tại cha mẹ đã phạm tội; nhưng ấy để cho những việc Đức Chúa Trời được tỏ ra trong người. Trong khi còn ban ngày, ta phải làm trọn những việc của Đấng đã sai ta đến; tối lại, thì không ai làm việc được. Đang khi ta còn ở thế gian, ta là sự sáng của thế gian. Nói xong Ngài nhổ xuống đất, lấy nước miếng trộn thành bùn, và đem xức trên mắt người mù. Đoạn Ngài phán cùng người rằng: Hãy đi, rửa nơi ao Si-lô-ê (nghĩa là chịu sai đi). Vậy, người đi đến ao đó, rửa, và trở lại, thì được thấy rõ."

 

  Không phải chỉ người Do Thái, mà ngay trong chúng ta, khi thấy một người tật nguyền, chúng ta cũng hay có câu hỏi như các môn đồ: người bị tật nguyền do họ phạm tội, hay do cha mẹ người?

    Chúa Giê su khẳng định là không phải, nếu đọc Lu ca 13, Chúa Giê su cũng nói, tật nguyền bẩm sinh, hay tai nạn ngẩu nhiên, cũng không phải do tội người đó, tuy nhiên, Kinh thánh cũng có chép tội lỗi cũng có thể đem đến tai ương và tật bệnh. Chúng ta hãy xếp lại phần thứ hai để chỉ chú tâm vào người mù bẩm sinh trong đoạn nầy.



  Người mù từ thuở sanh ra, không thể làm gì, chỉ ngồi bên đường xin ăn, mọi người vào ra đền thờ đều thấy anh ta mỗi ngày. Chúa Giê su đã chọn người ấy để chứng tỏ Ngài từ Đức Chúa Trời sai đến. Chúng ta chớ hiểu lầm khi Chúa Giê su nói:

 

        "nhưng ấy để cho những việc Đức Chúa Trời được tỏ ra trong người."

 

Không phải Đức Chúa Trời đã làm cho anh ta mù, để Chúa Giê su thi thố phép lạ, nhưng Chúa Giê su muốn nói, nhân vì cớ người mù nầy, Ngài sẽ chọn anh ta, làm cho anh ta được sáng mắt, để anh ta thành một nhân chứng sống, người ta sẽ nhận thấy, chỉ có Đức Chúa Trời mới có thể làm phép lạ như vậy được mà thôi. Chúa Giê su còn nói:

 

           "Đang khi ta còn ở thế gian, ta là sự sáng của thế gian."

 

  Ngài tuyên bố điều nầy với môn đồ trước khi Ngài chữa cho người mù sáng mắt. Người mù bẩm sinh, lâu năm, đôi mắt đã bị hư hỏng, làm sao có thể tái tạo thành một đôi mắt mới để nhìn thấy được?


Chúa Giê su dùng một cách rất lạ để chữa cho người mù. Ngài lấy bùn, hoà với nước miếng của Ngài mà xức lên đôi mắt mù đó. Nếu chúng ta để ý, mỗi lần chữa bệnh cho người ta, Chúa Giê su lại dùng một phương cách khác nhau, Ngài không có công thức, Ngài muốn người ta chú ý vào quyền năng của Chúa, chứ không phải phương tiện.

 Nếu nắm được điều nầy, khi chúng ta cầu xin Ngài chữa bệnh, đừng nghĩ rằng phải có thuốc, có thầy thuốc thì mới được chữa lành, Chúa sẽ dùng những gì có sẵn chung quanh để chữa cho chúng ta, kể cả lúc chúng ta không có gì.


   Chúa Giê su cũng đang dạy các môn đồ theo gương Ngài, làm việc và nắm bắt cơ hội ngay khi có thể, vì nếu bỏ qua, sẽ không còn gặp người ấy nữa hay sẽ gặp hoàn cảnh mà mình không còn được tự do hành động.


  Lúc ban đầu, Chúa Giê su tìm đến người mù để chữa lành cho anh ta, khi anh ta còn không biết kêu cầu, nhưng Chúa không làm điều đó một mình, Chúa bảo anh ta đến nơi ao Si lô ê mà rửa, đó là phần của người mù, nếu anh ta tin lời Chúa, đến ao rửa thì mới được sáng mắt, nếu không, thì việc chữa cho anh ta chưa hoàn thành.

     Người mù đã Tin, làm theo và được chữa lành. Chúa Giê su muốn thấy đức tin của chúng ta được thể hiện qua sự dấn bước, xưng nhận hay hành động, tất cả nhừng điều đó đều đẹp ý Ngài. Xức bùn hay tắm trong ao đều là phương tiện, nhưng sự ban cho người có đức tin mới là thật sự.

 

** "Người mù nói rằng: Chính tôi đây." Câu 8-13

 

" Xóm giềng người mù và những kẻ trước kia từng thấy người đi ăn mày đều nói rằng: nầy có phải là người vẫn ngồi ăn xin đó chăng? Người thì nói: Ấy là hắn; kẻ lại nói: Không phải, song một người nào giống hắn. Người mù nói rằng: Chính tôi đây. Chúng bèn hỏi người rằng: Tại sao mắt ngươi đã mở được? Người trả lời rằng: Người tên gọi là Jêsus kia đã hòa bùn, xức mắt tôi, và nói tôi rằng: hãy đi đến rửa nơi ao Si-lô-ê. Vậy, tôi đi đến, rửa tại đó, rồi thấy được. Chúng hỏi rằng: Người ấy ở đâu. Người trả lời rằng: Tôi không biết. Chúng dẫn người trước đã mù đó đến cùng người Pha-ri-si."

 

  Người mù bây giờ đã thành người chứng duy nhất và quan trọng trong xóm giềng. Nhiều người biết anh ta, họ không tin người đã mù từ khi chào đời mà bây giờ có thể thấy được, họ nghi ngờ rằng có ai đó giống hắn. Trong khi mọi người đang phân vân, thì người mù thẳng thắn nói: "Chính tôi đây" và thuật lại chính xác mọi điều đã xãy ra.

 

  Sau khi hàng xóm đã hỏi han hết những điều cần biết, thì ngạc nhiên thay, thay vì chiêm ngưỡng Đấng chữa lành, người ta đã dẫn anh ta đi trình diện nhà cầm quyền Pha ri si. Họ thấy có gì sai trật, nghi ngờ sao? Phải, họ thấy cần phải báo cáo, vì cớ, có người được chữa lành trong ngày Sa bát.

 

  Đức Chúa Trời tạo dựng con người rất đặt biệt và linh hoạt, nhất là trong trái tim và trong tâm linh, thậm chí Ngài không ép buộc, để con người tự do chọn lựa, thế nhưng, khi con người muốn tạo ảnh hưởng trên đồng loại của mình, thì luôn làm cho người ta thành những khuôn mẫu, ngu mị, để không còn suy nghĩ. Xóm giềng bây giờ không thể chia vui, vì người lân cận được sáng mắt, nhưng bọn đó thành nham hiểm, đem anh ta trình diện bậc cầm quyền, vì anh ta thú nhận rằng mình được người tên Giê su chữa lành trong ngày Sa bát.

 Tin lành rất khó phát triển trong một cộng đồng như thế, đó cũng là một môi trường thách thức đức tin. Người mù sau khi làm chứng cho xóm giềng, anh ta bị đưa đến một nơi cao hơn, nguy hiểm hơn, là các bậc cầm quyền người Pha ri si, chúng ta thử xem người mù có còn được làm chứng mạnh mẽ
như khi ở giữa xóm giềng nữa không?

 

** "Người nầy không phải từ Đức Chúa Trời đến đâu vì không giữ ngày Sa-bát " Câu 14-25

 

"Vả, ấy là ngày Sa-bát mà Đức Chúa Jêsus đã hòa bùn và mở mắt cho người đó. Người Pha-ri-si lại hỏi người thế nào được sáng mắt lại. Người rằng: Người ấy rà bùn vào mắt tôi, tôi rửa rồi thấy được. Có mấy kẻ trong những người Pha-ri-si bèn nói rằng: Người nầy không phải từ Đức Chúa Trời đến đâu vì không giữ ngày Sa-bát. Nhưng kẻ khác rằng: Một kẻ có tội làm phép lạ như vậy thể nào được? Rồi họ bèn chia phe ra. Bấy giờ chúng hỏi người mù nữa rằng: Còn ngươi, về người đã làm sáng mắt ngươi đó thì ngươi nói làm sao? Người trả lời rằng: Ấy là một đấng tiên tri. Song le, người Giu-đa không tin rằng người ấy trước đã mù mà được sáng lại, cho đến khi gọi cha mẹ người đến. Họ gạn hỏi rằng: Đây có quả thật là con trai các ngươi mà các ngươi nói rằng nó mù từ thuở sanh ra chăng? Thế thì sao bây giờ nó sáng vậy? Cha mẹ người trả lời rằng: Chúng tôi nhìn biết là con trai chúng tôi đó đã mù từ thuở sanh ra; nhưng hiện nay tại làm sao thấy được, thì chúng tôi không rõ. Chúng tôi cũng không biết ai mở mắt nó nữa. Hãy hỏi nó, nó đã đủ tuổi, chính nó sẽ nói cho. Cha mẹ người nói vậy, vì sợ dân Giu-đa; bởi dân Giu-đa đã định rằng hễ ai xưng Đức Chúa Jêsus là Đấng Christ thì phải bị đuổi ra khỏi nhà hội. Ấy vì cớ đó nên cha mẹ người nói rằng: Nó đã đủ tuổi, hãy hỏi nói. Vậy, người Pha-ri-si gọi người trước đã mù một lần nữa, mà nói rằng: Hãy ngợi khen Đức Chúa Trời, chúng ta biết người đó là kẻ có tội. Người trả lời rằng: Tôi chẳng biết người có phải là kẻ có tội chăng, chỉ biết một điều, là tôi đã mù mà bây giờ lại sáng."

 

  Chúa Giê su có tóm tắc hai điều trong mười điều răn là " Kính Chúa, Yêu người" nhưng người Pha ri si thì làm ngơ những gì thuộc về tình yêu thương mà chỉ nhấn mạnh Ngày Sa bát, vì do ngày Sa bát, họ có thể làm cho mọi người sợ hải, nếu vi phạm, người ta sẽ bị phạt rất nặng.

 Kinh Thánh nêu ra người Pha ri si không hiếu kính cha mẹ, họ lấy cả bà goá, họ làm chứng dối, và chính Chúa Giê su cũng nói họ không kính sợ Đức Chúa Trời.

  Kinh Thánh chỉ trích các Thầy dạy luật đã đặt ra hàng hàng, lớp lớp luật và lệ để con dân Chúa sập bẩy, ngã nhào. Sách “Ngày Sabbath Vĩnh cữu” của Rabbi Aryeh Kaplan ghi ra 39 động từ bị cấm làm trong ngày Sa bát, trong đó có những điều cấm kỳ lạ như không được dập lữa, nếu không phải nguy hiểm đến tánh mạng, hay không được vẽ, viết, in, ấn ...( Xin đọc bài 39 điều cấm trong ngày Sa bát theo đường link bên dưới)

 

  Người Pha ri si cũng thẩm vấn người mù y hệt như hàng xóm của anh ta đã làm, nhưng các Thầy còn làm rất chuyên nghiệp. Sau khi người mù khai anh ta được chữa lành như thế nào, thì người Pha ri si kết luận ngay rằng, người tên Giê su đó không phải từ Đức Chúa Trời đến, ông ấy là người có tội vì vi phạm ngày Sa bát, Đức Chúa Trời sẽ không ở cùng người có tội. Họ nói như vậy, chỉ khẳng định được có một phía, nhưng không thể cho biết làm sao người tên Giê su có thể làm được phép lạ như vậy?


Vì điểm đó, mà cũng có người cho rằng, ai có thể làm được một việc mà chỉ có Đấng Tạo hoá mới khiến cho đôi mắt được tái tạo, do đó, chính người
Pha ri si cũng bị phân rẽ.


Trong khi bối rối, các Thầy bèn hỏi người mù, anh ta nghĩ sao? Anh ta đã không ngại mà xưng Chúa Là Đấng Tiên tri, đó là cấp bậc cao nhất mà anh ta có thể biết trong bối cảnh của mình.


  Để không bị lừa dối, các Thầy còn cần thận mời cả cha mẹ người mù đến để xác nhận hai điều, người mù có phải con của họ không? Và có phải đã mù từ khi mới sinh không? Cha mẹ người mù xác nhận đúng như thế, nhưng khi họ hỏi, làm sao anh ta được sáng mắt, thì ông bà né tránh, cho rằng người mù đã lớn, có thể tự khai, họ sợ nếu xưng nhận Đấng Christ sẽ bị đuổi khỏi nhà Hội.

 Chúng ta thấy cha mẹ người mù đang bị áp lực, thời đó, bị đuổi ra khỏi nhà Hội, họ sẽ bị cộng đồng xầm xì, lên án, ghét bỏ, họ sẽ mang mặc cảm như một con chiên ghẻ cả đời, hơn thế nữa, họ còn có thể bị tịch thu gia sản, nhà cửa, người ta tìm thấy một câu kinh thánh ghi lại việc nầy trong E xơ ra 10:8

"Trong ba ngày, ai không vâng theo lịnh của các quan trưởng và trưởng lão mà đến, thì các tài sản người ấy sẽ bị tịch-phong, và chính người bị truất ra khỏi hội chúng "

 

  Người Pha ri si chưa chịu thua, họ mớm lời cho người mù, lần nầy lại dùng cả Đức Chúa Trời vào đó, bảo anh ta hãy ngợi khen Đức Chúa Trời vì Ngài tỏ cho anh ta biết Chúa Giê su là người có tội (phạm Sa bát) Lần nầy, người mù bắt đầu thấy nóng nảy vì sự cong quẹo của bậc cầm quyền, anh ta nói thẳng:

 

"Tôi chẳng biết người có phải là kẻ có tội chăng, chỉ biết một điều, là tôi đã mù mà bây giờ lại sáng."

 

  Người mù muốn nhắc, các Thầy hãy xem kết quả đây nầy, rằng tôi được chữa lành. Tại sao các người muốn chính môi miệng tôi lên án ân nhân đã chữa lành cho tôi? Người ấy đã cứu tôi thoát khỏi sự tối tăm, khốn cùng, sao tôi không mang ơn người ấy?

 


** "Ấy, chính ngươi là môn đồ người; còn chúng ta là môn đồ của Môi-se." Câu 26-41

 

"Họ lại hỏi rằng: Người đã làm điều gì cho ngươi? Mở mắt ngươi thể nào? Người trả lời rằng: Tôi đã nói với các ông rồi, mà các ông chẳng nghe tôi. Cớ sao các ông muốn nghe lại lần nữa? Há cũng muốn làm môn đồ người chăng? Họ bèn mắng nhiếc người, mà rằng: Ấy, chính ngươi là môn đồ người; còn chúng ta là môn đồ của Môi-se. Chúng ta biết Đức Chúa Trời đã phán cùng Môi-se, nhưng người này thì chúng ta chẳng biết bởi đâu đến. Người trả lời rằng: Người đã mở mắt tôi, mà các ông chẳng biết người bởi đâu đến, ấy là sự lạ lắm! Chúng ta vẫn biết Đức Chúa Trời chẳng nhậm lời kẻ có tội, mà nếu ai kính sợ Đức Chúa Trời, làm theo ý muốn Ngài, thì Ngài nhậm lời. Người ta chẳng bao giờ nghe nói có ai mở mắt kẻ mù từ thuở sanh ra. Nếu người này chẳng phải đến từ Đức Chúa Trời, thì không làm gì được hết. Chúng trả lời rằng: Cả mình ngươi sanh ra trong tội lỗi, lại muốn dạy dỗ chúng ta sao! Đoạn họ đuổi người ra ngoài. Đức Chúa Jêsus nghe họ đã đuổi người ra và Ngài có gặp người, bèn phán hỏi rằng: Ngươi có tin đến Con Đức Chúa Trời chăng? Người thưa rằng: Thưa Chúa người là ai hầu cho tôi tin đến? Đức Chúa Jêsus phán rằng: Ngươi đã thấy người và ấy là chính người đang nói cùng ngươi. Người thưa rằng: Lạy Chúa, tôi tin; bèn sấp mình xuống trước mặt Ngài. Đức Chúa Jêsus bèn phán rằng: Ta đã đến thế gian đặng làm sự phán xét nầy: Hễ ai chẳng thấy, thì thấy; còn ai thấy, lại hóa mù. Mấy người Pha-ri-si bên cạnh Ngài nghe điều đó, thì nói với Ngài rằng: Còn chúng ta cũng là kẻ mù chăng? Đức Chúa Jêsus đáp rằng: Nếu các ngươi là kẻ mù, thì không có tội lỗi chi hết; nhưng vì các ngươi nói rằng: Chúng ta thấy, nên tội lỗi các ngươi vẫn còn lại."

 

  Đây là một đoạn kinh văn rất lý thú, khiến nhiều người phải mĩm cười. Người mù vì đức tin đã trở nên rất dạn dĩ, anh ta không khiếp sợ các Thầy Pha ri si như cha mẹ mình. Anh ta làm cho các Thầy bị lấn áp, và không còn bình tỉnh khi anh ta châm biếm: " Tại sao các ông cứ hỏi tới hỏi lui? Có phải muốn làm môn đồ người ấy không?" vì câu hỏi nầy, mà người Pha ri si tuyên xưng cho người mù là môn đồ của Đấng Christ, còn mình là môn đồ của Môi se.
Họ cho rằng, họ làm môn đồ của một Đấng Tiên tri đã được mọi người biết đến, còn anh ta làm môn đồ một Đấng mà không ai biết.

  Có người thắc mắc về sự hiểu biết của người mù, nhờ đâu anh ta có thể tranh luận về lời Chúa với cả các Thầy Thông Giáo, ngay khi anh ta còn chưa biết rõ Đấng mà anh ta nói là ai? Các Thầy Pha ri si xấu hổ, nên mắng mỏ người mù, cho là anh ta bị mù vì sanh ra trong tội lỗi, lại còn muốn dạy dỗ các bậc Thầy như họ, họ bèn đuổi anh ta ra ngoài.

  Người mù được Chúa thử thách đức tin hai lần mà anh ta không biết. Lần thứ nhất, phải nghe lời, đi xuống ao tắm lên thì mắt mới sáng. Lần thứ hai, sau khi khẳng định đức tin của mình với Đấng đã chữa lành cho mình, với các Thầy Pha ri si đến nỗi bị đuổi ra ngoài, thì Chúa Giê su đón người ở cửa và
hỏi người rằng:


 "Ngươi có tin đến Con Đức Chúa Trời chăng? "


  Người mù sấp mình xuống tuyên xưng đức tin - Lần nầy Chúa Giê su còn ban cho anh ta một món quà qúi hơn ánh sáng của đôi mắt là sự sống vĩnh cữu ở Thiên đàng.

Chúa Giê su thể hiện luôn sự phán xét của một Đức Chúa Trời cho những kẻ đã thấy Đấng Mê si mà vẫn không hề nhận ra vì không có lòng tin.
Chúa để người mù về làng để làm chứng cho hàng xóm, nhưng họ không tin, rồi cơ hội lại đến với các thầy Pha ri si, họ cũng không tin. Vì vậy Chúa nói:

 

" Nếu các ngươi là kẻ mù, thì không có tội lỗi chi hết; nhưng vì các ngươi nói rằng: Chúng ta thấy, nên tội lỗi các ngươi vẫn còn lại."