Giăng 8 " Ta là Ánh Sáng của Thế Gian"

**Dân Tộc Việt **Các Phương Tiện *Báp Têm* zoom

"Vả, đức tin là sự biết chắc vững vàng của những điều ḿnh đang trông mong là bằng cớ của những điều ḿnh chẳng xem thấy." Hê bơ rơ11:1

Giăng 8 " Ta là Ánh Sáng của Thế Gian"

 


Đọc: Giăng 8: 12-24

 

Câu hỏi:

 

1/ Nhân dịp nào mà Chúa Giê su giới thiệu mình là ánh sáng sự sống?
  ánh sáng sự sống theo nghĩa đen và nghĩa bóng có nghĩa gì?

 

2/ Người Pha ri si muốn Chúa Giê su làm gì? Tại sao họ muốn thế?

 

3/ Chúa Giê su chứng minh ra sao? Chúa muốn họ dùng gì để tin thế cho bằng chứng?

 


4/ Tổ phụ của họ có đòi bằng chứng của Đức Chúa Trời trước khi làm theo không?

 

5/ Thật sự theo bức tranh về Chúa Giê su, Ngài đã tự chứng minh điều gì? Còn điều gì chưa tỏ ra?

 

6/ Nếu đã được nghe lời kêu gọi tin Chúa mà không tin thì sẽ bị gì? Tại sao Chúa chờ đợi quá lâu mà vẫn chưa đến?

 

 


                "Ta là Ánh Sáng của Thế Gian"

 

*** " Ánh Sáng của sự Sống" Câu 12-14

 

" Đức Chúa Jêsus lại cất tiếng phán cùng chúng rằng: Ta là sự sáng của thế gian; người nào theo ta, chẳng đi trong nơi tối tăm, nhưng có ánh sáng của sự sống. Người Pha-ri-si bèn nói rằng: Thầy tự làm chứng về mình, thì lời chứng thầy không đáng tin. Đức Chúa Jêsus đáp rằng: Dẫu ta tự làm chứng về mình, nhưng lời chứng ta là đáng tin, vì ta biết mình đã từ đâu đến và đi đâu; song các ngươi không biết ta từ đâu mà đến, cũng chẳng hay ta đi đâu."

 

Trong Lễ Lều Tạm, ngoài việc kỷ niệm về Nguồn Nước mà Đức Chúa Trời ban cho dân sự từ trong hòn đá, người Giu Đa còn kỷ niệm Ánh Sáng, để nhắc đến Trụ Lữa, hiện ra mỗi đêm, sưỡi ấm họ trong đêm lạnh giá ở đồng vắng- ban ngày, trong sa mạc trời rất nóng, Chúa cũng cho một áng mây, che bớt mặt trời. Trụ Mây và Trụ Lữa được nhắc đến trong Xuất Ê díp tô Ký 40:38 như sau:

 

"Vì trong các sự hành trình của dân Y-sơ-ra-ên, thì áng mây của Đức Giê-hô-va ở trên đền tạm ban ngày, và có lửa ở trên đó ban đêm hiện trước mặt cả dân Y-sơ-ra-ên."



   Tuy Đức Chúa Trời phạt dân sự đi lòng vòng 40 năm trong đồng vắng, nhưng Ngài chăm sóc họ không thiếu điều gì, y như một người mẹ chăm lo cho đàn con.

  Ban ngày Chúa cho Ma na để ăn và nưóc để uống, che phủ họ bằng áng mây để tránh nắng, còn ban đêm thì sưởi ấm và soi sáng họ bằng trụ lữa, áo sống, giày dép không mòn cũ.

  Những hình ảnh đó, dù Đức Chúa Trời không bảo họ giữ để kỹ niệm, chính họ cũng phải nhớ và truyền đời cho con cháu.


      Khi dân sự và Môi se đón Chúa ở núi Si nai, thì trụ mây và trụ lữa cũng xuất hiện Xuất Ê díp tô 19; 10-18

 

" Đức Giê-hô-va bèn phán cùng Môi-se rằng: Hãy đi đến cùng dân sự, khiến dân giữ mình thánh sạch ngày nay và ngày mai, cùng phải giặt áo xống mình. Qua ngày thứ ba, dân khá sẵn sàng, vì ngày đó Đức Giê-hô-va sẽ giáng lâm trước mắt dân sự tại núi Si-na-i. Vả, ngươi hãy phân định giới hạn cho dân sự ở chung quanh núi, và dặn rằng: Khá giữ mình đừng leo lên núi, hoặc đụng đến chân; hễ kẻ nào đụng đến thì sẽ bị xử tử. Chớ ai tra tay vào mình người đó, nhưng người đó phải bị liệng đá hoặc bắn tên; bất luận vật hay người, cũng chẳng để cho sống đâu. Khi kèn thổi lên, dân sự sẽ đến gần núi. Môi-se xuống núi đến cùng dân sự, khiến họ giữ mình thánh sạch, và giặt áo xống mình. Người dặn dân sự rằng: Trong ba ngày hãy sẵn sàng chớ đến gần đàn bà. Qua sáng ngày thứ ba, có sấm vang chớp nhoáng, một áng mây mịt mịt ở trên núi, và tiếng kèn thổi rất vang động; cả dân sự ở trong trại quân đều run hãi. Môi-se bèn biểu dân ra khỏi trại quân nghinh tiếp Đức Chúa Trời; dân sự dừng lại tại chân núi. Vả, bấy giờ, khắp núi Si-na-i đều ra khói, vì Đức Giê-hô-va ở trong lửa giáng lâm nơi đó; khói ra khác nào khói của lò lửa lớn kia, và cả hòn núi đều rung động cách kịch liệt."

 

Dân Y sơ ra ên đã dùng ngôn ngữ của họ trong tiếng Hebrew gọi trụ mây và trụ lữa là "shākan" hay"shekinah" có nghĩa là "Ở cùng với" Như vậy, trong suốt 40 năm họ ở trong đồng vắng, họ luôn oán trách Môi se, tại sao lại đem họ đến đó, nhưng họ nào có nghĩ rằng Đức Chúa Trời đã đi cùng họ suốt những năm tháng dài đó.

  Cũng nhân dịp người Giu đa đang nhắc về trụ lữa, về ánh sáng, thì Chúa Giê su cũng giới thiệu Ngài là ánh sáng, ánh sáng của tâm linh, một thứ ánh sáng rất cần thiết cho sự sống, nếu ai không có ánh sáng nầy thì mãi mãi vẫn đi trong tối tăm. Chúa Giê su là sự sáng, đến thế gian để chiến thắng sự chết được nói tiên tri trong Ê sai 9:1

 

"Dân đi trong nơi tối tăm đã thấy sự sáng lớn; và sự sáng đã chiếu trên những kẻ ở xứ thuộc về bóng của sự chết."



  Ánh sáng dính liền với sự sống theo nghĩa đen và cả nghĩa bóng.

 Nếu một tín hữu so sánh đời sống mình, trước và sau, sẽ thấy nhiều thay đổi, tại sao thay đổi? Vì sự sáng của lời Chúa đã soi sáng họ.

 Người Giu đa rất quen thuộc với ý nghĩa của hai chữ ánh sáng, Kinh Thánh tiếng Hê bơ rơ luôn nói, Lời Chúa là ánh sáng, thí dụ như Thi Thiên 119: 105

 

"Lời Chúa là ngọn đèn cho chân tôi, Ánh sáng cho đường lối tôi. "

 

Hay trong Thi Thiên 43: 3&4

 

"Cầu Chúa phát ánh sáng và sự chân thật của Chúa ra: Nó sẽ dẫn tôi, đưa tôi đến núi thánh và nơi ở của Chúa. Bấy giờ tôi sẽ đi đến bàn thờ Đức Chúa Trời, Tức đến cùng Đức Chúa Trời, là sự rất vui mừng của tôi: Hỡi Chúa, là Đức Chúa Trời tôi, tôi sẽ lấy đàn cầm mà ngợi khen Chúa."

 

  Người chưa biết Chúa, nếu nhận thức được rằng mình đang đi trong tối tăm thì sẽ muốn tiếp nhận ánh sáng là sự cứu rỗi.

 Còn người đã biết Chúa, muốn được nên thánh, được gần Chúa hơn, không sa vào cám dỗ, thì phải để ánh sáng là lời Chúa soi rọi cho mình.

 

  Chúa Giê su đánh động đến tình trạng của người Giu đa đang đi trong tối tăm, cần đến sự sáng, để người Giu đa nhận lấy ánh sáng và được sống, thì người Pha ri si đã không nhận. Ánh sáng vẫn toả soi, nhưng người ta không tiếp lấy. Y như sách Giăng đã giới thiệu về Chúa Giê su ngay trong phần mở đầu:

 

"Trong Ngài có sự sống, sự sống là sự sáng của loài người. Sự sáng soi trong tối tăm, tối tăm chẳng hề nhận lấy sự sáng."

 

Khi nói chính mình là sự sáng, Chúa Giê su đã tự giới thiệu mình là Đấng Mê si.

Người Pha ri si vì không tin nên muốn Ngài chứng minh lời tuyên bố đó.


 Chúa Giê su nói chính Ngài là bằng chứng - Chúa thừa biết họ nói theo luật pháp, chứng minh điều gì cũng cần hai người chứng. Nhưng họ không nhớ lại Áp ra ham khi xưa gặp Đức Chúa Trời, Áp ra ham tin mà không hỏi bằng chứng, ông cũng đã làm theo nhiều điều Chúa bảo, những điều rất lớn lao mà không đòi bằng chứng.

Môi se cũng vậy, điều mà Môi se trông thấy trước khi thuận phục Đức Chúa Trời chỉ là một bụi gai cháy không tàn.

Chúa Giê su muốn người ta đến với Chúa bằng con mắt thuộc linh, không phải thuộc thể - Đó là Đức Tin được định nghĩa trong kinh Thánh Hê bơ rơ 11:1-3

 

" Vả, đức tin là sự biết chắc vững vàng của những điều mình đang trông mong là bằng cớ của những điều mình chẳng xem thấy. Ấy là nhờ đức tin mà các đấng thuở xưa đã được lời chứng tốt. Bởi đức tin, chúng ta biết rằng thế gian đã làm nên bởi lời của Đức Chúa Trời, đến nỗi những vật bày ra đó đều chẳng phải từ vật thấy được mà đến."

 

  Nào có ai trong chúng ta có bằng chứng nào về Ba Ngôi Đức Chúa Trời đã lập nên Trời đất cùng muôn vật lúc ban đầu, sao chúng ta tin? Bởi vậy Chúa Giê su tuyên bố trong Giăng 20: 29:

 

  "Đức Chúa Jêsus phán: Vì ngươi đã thấy ta, nên ngươi tin. Phước cho những kẻ chẳng từng thấy mà đã tin vậy!"

 

Thật sự, Chúa Giê su đã tự mình chứng minh Ngài là Đấng Mê si:

 

Ngài thoả đáp mọi lời tiên tri trong Kinh Thánh về đấng Mê si:

 

 

**Lai lịch, nơi sinh ra, người dọn đường, phép lạ, lời giảng có thần quyền, bị bắt bớ, bị phản bội, bị hạ nhục, bị chết trần truồng, bị đóng đinh, được chôn trong mộ người giàu, ba ngày sau sống lại rồi về trời trước mắt rất nhiều người. Chẳng có điều gì sai với lời Kinh Thánh.

 

  Tất cả những bằng cớ đó không có điều nào kín giấu trước mặt người ta. Ngày nay bức tranh về Chúa Giê su đã được chính Ngài vén lên gần hết, chỉ còn một đoạn cuối là khi Ngài trở lại. Câu chuyện về Chúa Giê su, từ đầu, đến khi kết thúc, cách nhau đến mấy ngàn năm.

Phải xem đó là một đoạn thời gian chờ đợi những tội nhân ăn năn quay đầu, đó là thời gian ân điển, đầy dẫy sự chịu đựng của một Đức Chúa Trời nhân từ, chậm nóng giận.

Thêm một lần nữa, Chúa Giê su nói với kẻ chẳng tin:

 

      " song các ngươi không biết ta từ đâu mà đến, cũng chẳng hay ta đi đâu."

 

Nếu ai đó đến ngày qua đời, vẫn còn thiếu sót hai điều nầy, có thể khẳng định rằng, người ấy sẽ bị Chúa Giê su từ chối.

 

*** " Lẽ Thật sẽ xét đoán các ngươi" Câu 15-24

 

" Các ngươi xét đoán theo xác thịt; ta thì không xét đoán người nào hết. Nếu ta xét đoán ai, sự xét đoán của ta đúng với lẽ thật; vì ta không ở một mình, nhưng Cha là Đấng đã sai ta đến vẫn ở cùng ta. Vả, có chép trong luật pháp của các ngươi rằng lời chứng hai người là đáng tin: ta tự làm chứng cho ta, và Cha là Đấng đã sai ta đến cũng làm chứng cho ta."

 

  Nếu chúng ta được đọc qua sách Khải huyền, thì có hai điều mà ở đây Chúa Giê su muốn nói:

1/ Chúa Giê su được trao quyền xét đoán

2/ Chúa Giê su xét đoán theo Lẽ Thật - Lẽ Thật là lời Chúa.

 

"Khi Con người ngự trong sự vinh hiển mình mà đến với các thiên sứ thánh, thì Ngài sẽ ngồi trên ngôi vinh hiển của Ngài. Muôn dân nhóm lại trước mặt Ngài, rồi Ngài sẽ chia người nầy với người khác ra, như kẻ chăn chiên chia chiên với dê ra; để chiên ở bên hữu và dê ở bên tả." Ma thi ơ 25: 31-33

 

Chúa Giê su là Ngôi Lời, không tin Lời của Chúa cũng như không tin Chúa.

Đến đây, Chúa Giê su muốn mọi người hiểu rằng, điều quan trọng không phải bắt Chúa chứng minh, nhưng là đức Tin nơi lời phán của Ngài. Khi Lời đã được phán ra, không tin sẽ bị xét đoán. Sự xét đoán đó là công bình.


Ngày nay cũng vậy, khi danh Chúa Giê su được đem ra mời gọi, nếu không tin, ngày Chúa trở lại, người ấy sẽ bị bỏ và sẽ phải đứng trước Toà của Chúa.


Hê bơ rơ 3: 7-11

"Cho nên, như Đức Thánh Linh phán rằng: Ngày nay nếu các ngươi nghe tiếng Ngài. Thì chớ cứng lòng, như lúc nổi loạn, Là ngày thử Chúa trong đồng vắng, Là nơi tổ phụ các ngươi thấy công việc ta làm trong bốn mươi năm, Mà còn thử để dò xét ta! Nhân đó, ta giận dòng dõi nầy, Và phán rằng: lòng chúng nó lầm lạc luôn, Chẳng từng biết đường lối ta. Nầy là lời thề mà ta lập trong cơn thạnh nộ, rằng: Chúng nó sẽ chẳng hề vào sự yên nghỉ của ta."

 

  Cơn giận của Đức Chúa Trời vẫn còn đó, Lời kêu gọi của Chúa Giê su cũng được rao ra khắp nơi, ai tiếp lấy thì được tha thứ và được nhận làm Con của Ngài.

 

"Vả, không có đức tin, th́ chẳng hề có thế nào ở cho đẹp ư Ngài; v́ kẻ đến gần Đức Chúa Trời phải tin rằng có Đức Chúa Trời, và Ngài là Đấng hay thưởng cho kẻ t́m kiếm Ngài." Hê bơ rơ 11:6