Giăng 7: " Nếu người nào khát, hãy đến cùng ta mà uống."

**Dân Tộc Việt **Các Phương Tiện *Báp Têm* zoom

Hỡi những kẻ nào khát, hãy đến suối nước! Và người nào không có tiền bạc, hãy đến, mua mà ăn!Ê Sai 55:1

Giăng 7: " Nếu người nào khát, hãy đến cùng ta mà uống."

 

Đọc Giăng 7: 30-53

 

Câu hỏi:

 

1/ Tại sao Chúa Giê su bảo với người Giu đa rằng họ sẽ không tìm Ngài được, và sẽ không biết Ngài đi đâu?

2/ Cũng với nội dung như vậy, khi an ủi các môn đồ trong Giăng 14:1-4 Thì Chúa Giê su lại nói trái ngược, tại sao?

3/ Kinh Thánh ví nguồn nước sống với ai? Chúa Giê su mời gọi họ uống nước gì?

 

4/ Vì sao Lính không muốn bắt Chúa Giê su? Có phải họ bị Chúa phỉnh dỗ không?
       Không bắt được Chúa Giê su, các Thầy Tế lễ tỏ thái độ gì?

5/ Ni cô đem đã sửa sai họ ra sao? Ni cô đem là ai?

6/ Ni cô đem có phiền vì có biệt danh liên quan với Chúa Giê su không? Vì sao?

 

 

         "Nếu người nào khát, hãy đến cùng ta mà uống."

 

***"Thế thì người sẽ đi đâu mà ta không tìm được?" Câu 30-36

 

"Vậy, họ kiếm thế bắt Ngài; nhưng không ai tra tay trên Ngài, vì giờ Ngài chưa đến. Song trong vòng dân chúng nhiều kẻ tin Ngài, nói rằng: Khi Đấng Christ đến, sẽ có làm nhiều phép lạ hơn người nầy đã làm chăng? Người Pha-ri-si nghe lời đoàn dân nghị luận về Ngài, thì mấy thầy tế lễ cả đồng tình với họ, cắt lính đi bắt Ngài. Đức Chúa Jêsus bèn phán rằng: Ta còn ở với các ngươi ít lâu nữa; rồi ta đi về cùng Đấng sai ta đến. Các ngươi sẽ kiếm ta mà chẳng thấy, và nơi ta ở, các ngươi không thể đến được. Các người Giu-đa nói với nhau rằng: Thế thì người sẽ đi đâu mà ta không tìm được? Có phải người sẽ đi đến cùng những kẻ lưu lạc trong dân Gờ-réc và dạy dân Gờ-réc chăng? Người đã nói rằng: Các ngươi sẽ tìm ta, mà chẳng thấy, và nơi ta ở, các ngươi không thể đến được, ấy là nghĩa làm sao?"

 

  Đọc Kinh Thánh, chúng ta hiểu được mọi sự xảy ra, Chúa đều biết hết, và nếu Chúa cho phép thì mới có. Sách Ma thi ơ10: 29 b chép về con chim sẻ:

 

       "Và ví không theo ý muốn Cha các ngươi, thì chẳng hề một con nào rơi xuống đất."

 

  Thì cũng như những gì xảy ra với Chúa Giê su, nếu chưa tới kỳ định, thì không ai có thể tra tay lên Ngài được. Điều nầy thể hiện rõ ràng ở đây, vì sao các Thầy Tế Lễ đã đồng tình với những kẻ chẳng tin, muốn bắt Chúa mà vẫn chưa bắt được.

Có hai phe trong bối cảnh đó, người Tin, và kẻ không Tin. Người Tin thì nhận xét rằng, chẳng có ai có thể làm những phép lạ như Chúa Giê su đã làm, Ngài không thi thố quyền năng, cho thoả lòng người xem, để chiêm ngưỡng, nhưng đều để cứu giúp người đau ốm, tàn tật.

  Người Tin nơi Chúa Giê su, thấy Ngài là một Đấng nhân lành, có quyền năng siêu việt - nhưng các kẻ không tin thì dèm xiểm, con số không tin nầy lại còn đông hơn phe bên kia.


   Bị Chúa Giê su chỉ ra sự thật, các Thầy Tế lễ thấy mình có hậu thuẩn từ dân chúng, nên không ngại mà sai lính bắt Ngài ngay lập tức.

  Chúa Giê su biết điều đó, nhưng đứng trước tội nhân, Chúa luôn nhân từ. Giống như Giu đa Ích ca ri ốt, dù chỉ còn một phút ngắn ngủi, Chúa Giê su cũng vẫn cố khuyên, mong họ được quay đầu.

 

   Điều mà Chúa Giê su muốn nói, dân Giu đa lại không hiểu, Ngài bảo họ rằng:

  Ta chỉ còn ít thời gian ở với các ngươi, Ta kêu gọi các ngươi hãy hồi tâm, chuyển ý, để sau nầy, khi ta đã về với Cha, thì nếu tay các ngươi đã tra vào Con Đức Chúa Trời, các ngươi sẽ không được cứu, sẽ không có ai trong các ngươi được rước vào cửa Thiên đàng để ở cùng với Ta, lúc các ngươi hối hận thì chắc cũng đã trể rồi. Đó là ý nghĩa câu nói:

" Ta còn ở với các ngươi ít lâu nữa; rồi ta đi về cùng Đấng sai ta đến. Các ngươi sẽ kiếm ta mà chẳng thấy, và nơi ta ở, các ngươi không thể đến được."

 

Câu nầy rất khác với câu mà Chúa Giê su an ủi các môn đồ Ngài trong Giăng 14: 1-4

 

" Lòng các ngươi chớ hề bối rối; hãy tin Đức Chúa Trời, cũng hãy tin ta nữa.Trong nhà Cha ta có nhiều chỗ ở; bằng chẳng vậy, ta đã nói cho các ngươi rồi. Ta đi sắm sẵn cho các ngươi một chỗ. Khi ta đã đi, và sắm sẵn cho các ngươi một chỗ rồi, ta sẽ trở lại đem các ngươi đi với ta, hầu cho ta ở đâu thì các ngươi cũng ở đó. Các ngươi biết ta đi đâu, và biết đường đi nữa."

 

 Từng ý tưởng trong đoạn Chúa phán với dân Giu đa và các Thầy Tế lễ, đối nghịch với những lời Ngài nhắn nhủ các môn đồ:

 

--Nhà Cha Ta có nhiều chỗ ở cho kẻ Tin nhưng nhà Cha không mở cửa cho kẻ không tin.

-- Ta đi sắm sẳn cho các người Tin Ta một chỗ, để họ được ở với Ta, nhưng với kẻ chẳng tin, các ngươi cố gắng tìm Ta sẽ không gặp.

-- Người Tin Ta sẽ biết Ta đi đâu, và tự Ta tìm đến họ, nhưng kẻ chẳng tin thì sẽ hỏi như dân Giu đa lúc đó:



            "Thế thì người sẽ đi đâu mà ta không tìm được?"

 

Họ ngờ rằng Chúa Giê su sẽ sợ, và chạy trốn trong đất của người ngoại bang là người Hy Lạp.

Đó là hình ảnh của hai người cùng xay cối, một người được rước đi, còn người kia bị bỏ lại.

 

*** "Nếu người nào khát, hãy đến cùng ta mà uống." Câu 37-43

 

"Ngày sau cùng, là ngày trọng thể trong kỳ lễ, Đức Chúa Jêsus ở đó, đứng kêu lên rằng: Nếu người nào khát, hãy đến cùng ta mà uống. Kẻ nào tin ta thì sông nước hằng sống sẽ chảy từ trong lòng mình, y như Kinh Thánh đã chép vậy. Ngài phán điều đó chỉ về Đức Thánh Linh mà người nào tin Ngài sẽ nhận lấy; bởi bấy giờ Đức Thánh Linh chưa ban xuống, vì Đức Chúa Jêsus chưa được vinh hiển. Trong đoàn dân có nhiều người nghe những lời đó, thì nói: Người nầy thật là đấng tiên tri. Người khác thì nói: Ấy là Đấng Christ. Người khác nữa lại nói: Đấng Christ há từ Ga-li-lê mà đến sao? Kinh Thánh há chẳng nói rằng Đấng Christ phải ra từ dòng dõi vua Đa-vít sao? Vậy, dân chúng cãi lẽ nhau về Ngài."

 

  Lễ Lều kéo dài tám ngày. Trong bảy ngày đầu tiên, nước từ Hồ Siloam được đựng trong một bình vàng và đổ ra bàn thờ để nhắc nhở mọi người về nước mà Đức Chúa Trời đã cung cấp một cách kỳ diệu cho dân Y-sơ-ra-ên đang khát trong đồng vắng.


  Lễ Lều tạm nhấn mạnh việc Đức Chúa Trời đã cung cấp nước cho dân Y sơ ra ên trong sa mạc. Nhân cơ hội đó, Chúa Giêsu đã lớn tiếng mời gọi mọi người đến với Ngài, Ngài là mạch nước sống để uống, và thỏa mãn cơn khát sâu thẳm trong tâm linh họ, ví như lúc họ đi trong sa mạc, dân Y sơ ra ên đã khao khát một dòng nước mát, đến nỗi họ lằm bằm với Môi se, khiến ông tức giận mà đập cây gậy trên đá đến ba lần, điều đó khiến Môi se bị Chúa không cho vào đất hứa vì không vâng lời.

Chúa Giê su còn nói, chẳng những người uống được thoả mãn cơn khát tâm linh của mình, mà còn thành một mạch nước sống, văng ra cho nhiều người khác. Giăng chú thích rằng Chúa Giê su muốn ám chỉ đến Đức Thánh Linh. Giăng còn chú thích thêm, lúc nầy Đức Thánh Linh chưa được ban xuống.


Chúng ta có ngạc nhiên không? Với một sư điệp trừu tượng như vậy, mà dân Giu đa đã bị bắt phục về hình ảnh của "một nguốn Nưóc sống" rồi nổi lên chia thành hai phe, phe bênh vực và một phe hoài nghi.

Tại sao nói về Nưóc sống thì dân Giu đa lại hiểu? Tiên tri Ê Sai 44: 3-5 nói rằng:

 

" Vì ta sẽ rót nước trên kẻ khát, cho suối chảy nơi đất khô. Ta sẽ đổ Thần ta trên dòng dõi ngươi, và phước lành ta trên những kẻ ra từ ngươi. Chúng nó sẽ nẩy nở giữa đám cỏ, như cây liễu dưa dòng nước. Người nầy sẽ nói rằng: Ta thuộc về Đức Giê-hô-va; người kia xưng mình bằng danh của Gia-cốp, kẻ khác nữa lấy tay mình viết rằng: Ta thuộc về Đức Giê-hô-va, và xưng mình bằng danh Y-sơ-ra-ên."

 

Ai đã từng học Kinh thánh đều biết rằng: Đấng Mê si là nguồn nước cứu rỗi và dân sự sẽ vui vẻ mà đến múc nước cứu rỗi. Ê sai 12: 3

 

   "Vậy nên các ngươi sẽ vui vẻ mà múc nước nơi các nguồn sự cứu;"



 Câu Kinh Thánh tiên tri nầy đã được truyền miệng lâu đời trong dân gian, là câu người ta ưa thích, là hình ảnh của sự phước hạnh mà dân Giu đa đang mong chờ. Đấng Mê si được tượng trưng cho một dòng nước mát, khôi phục lại hạnh phúc, phồn vinh vui vẻ, và lập lại sự hoà thuận giữa Y sơ ra ên và Đức Chúa Trời.

  Cũng thêm một lần nữa, xuất xứ của Chúa Giê su làm họ nghi ngờ và tranh cãi. Dân chúng có một sự khinh miệt với người xuất thân từ vùng đánh cá Ga li lê, họ cho rằng đó không phải là nơi xuất phát của Đấng Mê si.


  Có lẽ gia đình Chúa Giê su khi xưa phải trốn tránh vua Hê rốt, vì vua tìm giết Chúa Giê su trong một thời gian dài, nên không ai trong gia đình tiết lộ họ là dòng dỏi vua Đa vít -


  Dân Giu đa nắm chặt 2 điều về đấng Mê si: Ngài phải sanh ra tại Bết lê hem và phải thuộc dòng dõi vua Đa vít. Chúa Giê su không cãi lẽ về lai lịch của mình, Chúa muốn người ta nhận ra Ngài là Đấng Mê si bằng tâm linh và bởi niềm tin qua lời của Chúa.

 

** "chẳng có tiên tri nào từ xứ Ga-li-lê mà ra hết." Câu 44-53

 

" Có mấy kẻ trong đám dân muốn bắt Ngài, nhưng không ai đặt tay trên mình Ngài. Vậy bọn lính trở về cùng các thầy tế lễ cả và các người Pha-ri-si. Những người nầy hỏi họ rằng: Sao các ngươi không điệu người đến? Bọn lính thưa rằng: Chẳng hề có người nào đã nói như người nầy! Những người Pha-ri-si nói rằng: Các ngươi cũng đã bị phỉnh dỗ sao? Có một người nào trong các quan hay là trong những người Pha-ri-si tin đến người đó chăng? Song lũ dân nầy không biết luật chi cả, thật là dân đáng rủa! Ni-cô-đem (là người trước có đến cùng Đức Chúa Jêsus và là một người trong đám họ) nói rằng: Luật chúng ta há bắt tội một người nào chưa tra hỏi đến, và chưa biết điều người ấy đã làm, hay sao? Họ trả lời rằng: Ngươi cũng là người Ga-li-lê sao? Ngươi hãy tra xét, sẽ thấy rằng chẳng có tiên tri nào từ xứ Ga-li-lê mà ra hết. Ai nấy đều trở về nhà mình."

 

  Có đến 3 lần trong đoạn Kinh Thánh nầy nói rằng "thì giờ Ta chưa đến", rõ ràng các bậc cầm quyền Giu đa đã sai lính bắt Chúa, nhưng lính của họ cũng bị khuất phục bởi bài giảng của Chúa Giê su mà không bắt Ngài. Chúng ta đừng nghĩ Chúa đã làm gì khiến họ mê mẫn, quên nhiệm vụ, hãy xem lại lời cáo trách của các Thầy Tế Lễ:

" Các ngươi cũng đã bị phỉnh dỗ sao? Vì lính nói rằng: "Chẳng hề có người nào đã nói như người nầy! "

 

Để hiểu được hết lời đối thoại của họ, chúng ta cần luôn nhớ rằng trình độ học biết Kinh thánh của một dân Giu đa bình thường, không kém quá xa các Thầy Tế Lễ. Khi lính chịu phạt vì không vâng lời đi bắt Chúa Giê su, khi nghe lời giảng của Ngài, họ ngờ rằng đó là Đấng Mê si, họ không muốn tra tay mình trên Đấng Mê si, vả lại, họ cũng thấy Chúa Giê su không vi phạm điều gì.

 Trong vài câu mắng mỏ của các Thầy Tế Lễ, người ta thấy họ rất chuyên quyền và rất dữ, họ hỏi các người lính:

      " Các ngươi có thấy từ bậc cầm quyền đến người Pha ri si có ai tin người đó chăng?"

 

Hỏi như vậy, họ ngụ ý những người lính ngu xuẩn, tin vì không hiểu biết. Trước mắt Chúa, Ngài sẽ nghĩ ngược lại.

 - Các Thầy vì không thực hiện được ý muốn bắt Chúa Giê su nên sẳn sàng rủa sã cả đám dân chúng, là những người tin lời Chúa như những người lính, Trong tiếng Anh chúng ta thấy rõ hơn:" But this multitude that knoweth not the law are accursed." Multitude là nguyên cả đám đông, không phải chỉ lính không thôi.

 

*** " Mắc quai vì lời rủa sã "



  Đây là lần đầu tiên, Ni cô đem xuất hiện bênh vực Chúa Giê su - Vừa mới khi các Thầy Tế Lễ buông lời kết tội và rủa những người tin lời Chúa Giê su là không biết luật, thì giáo sư dạy luật Ni cô đem lên tiếng là chính họ đã làm sai luật:

1/ Bắt mà chưa tra hỏi 2/ Không biết người bị bắt đã làm gì?


  Hai lý do nầy khiến các Thầy Tế lễ xấu hổ, và bằng giọng rất vô lễ mà hỏi Ni cô đem:

 

            "Ngươi cũng là người Ga li lê sao?"

 

  Nghĩa là đồng bọn với Chúa Giê su, Kinh Thánh cho biết Ni cô đem là một Giáo sư dạy luật, ông cũng là hội viên của Toà Công luận ( giống như Toà án tối cao bây giờ) Thế mà họ đối với Ni cô đem không có một sự kính trọng nào, khi ông bênh vực Chúa theo lẽ phải.

  Thêm một chứng cớ nữa cho thấy họ thiếu hiểu biết khi nói câu cuối cùng:

 

"Ngươi hãy tra xét, sẽ thấy rằng chẳng có tiên tri nào từ xứ Ga-li-lê mà ra hết."

 

  Ni cô đem không cần tra xét, cũng biết rằng đã có hai Tiên tri lớn xuất xứ từ Gali lê, đó là Tiên tri Giô na: Các Vua II đoạn14: 25

 

"Người khôi phục bờ cõi Y-sơ-ra-ên từ nơi giáp Ha-mát cho đến biển đồng bằng, theo như lời Giê-hô-va Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên đã phán bởi miệng tiên tri Giô-na, tôi tớ Ngài, là con trai A-mi-tai, ở tại Gát-Hê-phe."

Gát hê phe là thành ở phía nam của Ga li lê -

 

 Tiên tri lớn hơn nữa là Ê li là người ở Thisbe - Thisbe là một làng nhỏ phía bắc biển hồ Ga li lê:Các Vua I: 17:1

 

"Ê-li ở Thi-sê-be, là một người trong bọn đã sang ngụ Ga-la-át, nói với A-háp rằng: Ta đứng trước mặt Giê-hô-va Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên hằng sống mà thề rằng: Mấy năm về sau đây, nếu ta chẳng nói, chắc sẽ không có sương, cũng không có mưa."

 

  Và có lẽ cả hai Tiên tri Na Hum và Ô sê nữa - Thành kiến về Ga li lê đã làm mất đi tính chất xác thực của lịch sử ở trong họ -

 

" Ngươi cũng là người Ga li lê sao?"



  Ni cô đem đã bị các Thầy Tê lễ gán cho mình một đặc danh, liên quan đến một dân hạ tiện, nhưng Ni cô đem không thấy phiền lòng.

Ni cô đem được dân chúng xem mình là một bực cao quý " Noble man" thời đó: giàu sang, học thức và có địa vị rất cao, nhưng là một người khiêm nhu, công chính, mềm mại - Gặp được Chúa Giê su, ông như gặp được một câu trả lời cho chính cuộc đời mình, Ni cô đem dần dà đi từ Tin nhận Chúa kín dấu đến công khai. Sau nầy, ông lại còn dịp để bênh vực con cái Chúa trong Công vụ các sứ đồ. Chắc chắn rằng Chúa đã dùng ông và Ngài cũng yêu mến những người như thế.

 

 


Trong ngày đó sẽ có một suối mở ra cho nhà Đa-vít và dân cư Giê-ru-sa-lem, vì tội lỗi và sự ô uế. Xa cha ri 13:1