Giăng 4: " Chúa Giê su gặp người đàn bà xứ Samari "
"Dân ta đă làm hai điều ác: chúng nó đă ĺa bỏ ta, là nguồn nước sống, mà tự đào lấy hồ, thật, hồ nứt ra, không chứa nước được." Giê rê mi: 2:13
Giăng 4: " Chúa Giê su gặp người đàn bà xứ Samari "
Câu hỏi:
1/ Xứ Sa ma ri ngày xưa có thuộc Y sơ ra ên không? Ở miền bắc hay miền nam?
2/ Tại sao dân Giu đa khinh miệt dân Sa-ma-ri? Cho rằng họ là ai?
3/ Tại sao Chúa Giê su không đi đường vòng để tránh Samari như người Giu đa thường làm?
4/ Ngài đến đâu để nghĩ chân? Chỗ đó gọi là gì? Có kỷ niệm gì khi xưa?
5/ Tại sao Chúa chờ môn đồ đi hết mới bắt đầu câu chuyện với bà Sa ma ri? Chúa biết bà không?
6/ Hãy tóm tắt câu chuyện bên giếng nước, Chúa muốn hướng bà tới hai điều gì? Bà nghĩ sao về hai điều đó? Tại sao?
"Chúa Giê su gặp người đàn bà xứ Samari "
Người Sa ma ri là ai?
Kinh thánh đề cập đến nhiều câu chuyện về người Sa-ma-ri, sự cách biệt giữa người Do Thái và người Sa-ma-ri nổi bật trong các sách Phúc âm. Người Giu đa khinh miệt dân Samari dù lúc trước, Samari cũng nằm trong lãnh thổ Do Thái.
Để giải thích nguồn gốc của người Sa-ma-ri, chúng ta phải quay trở lại thời Các vua trong Kinh Thánh.
Sau khi Vua Sa-lô-môn qua đời, con trai ông là Giê-rô-bô-am vì ngu muội, độc tài, kiêu ngạo, lại không nhờ cậy Đức Giê hô va như tổ phụ đã làm, nên đã khiến cho Y sơ ra ên bị chia cắt làm hai miền Nam Bắc.
Y-sơ-ra-ên phía bắc có 10 chi phái và phía nam là chi phái Giu-đa, chi phái Bên gia min vì ranh giới địa lý nên phải chia phân nửa ở phía Bắc và phân nửa ở phía nam với Giu đa. Mỗi bên có vua riêng của mình gọi là xứ Y sơ ra ên và xứ Giu đa -
Nước Y sơ ra ên miền bắc sau nầy, bị đi đày sang những xứ khác, bị tản lạc mất dấu trong các xứ đó, chỉ có Giu đa là Chúa cho được trở lại, từ đó, người ta thường gọi dân Do Thái là Jews có nghĩa là Giu đa.
Theo hai sách Sử ký, Cả hai vương quốc đều rơi vào tình trạng thối nát và tội lỗi, nên Đức Chúa Trời đã phó họ cho quân thù. Y sơ ra ên phía bắc bị những kẻ độc ác thống trị một thời gian dài. Họ bị người ngoại làm cho quên mất Chúa của mình và đi theo thờ thần tượng của họ.
Năm 721 trước Công Nguyên, Y-sơ-ra-ên ở phía bắc rơi vào tay người A-si-ri. Nhiều người bị làm phu tù, nhưng một số ở lại xứ đã kết hôn, hoà nhập với những người ngoại quốc. Những người nửa Do Thái, nửa dân ngoại này được gọi là người Sa-ma-ri.
Sau đó năm 586 trước Công nguyên, Giu đa phía nam cũng rơi vào tay Đế quốc Ba-by-lôn, thành Giê-ru-sa-lem và đền thờ bị phá hủy.
Người Sa-ma-ri lần đầu tiên được nhắc đến trong Kinh thánh trong các sách của E-xơ-ra và Nê-hê-mi vào thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên. Tại thời điểm này, Nê-hê-mi, một người Do Thái, đã được vua sủng ái cho ông trở về Giê-ru-sa-lem để xây dựng lại. Tuy nhiên, những người Sa-ma-ri còn lại trong xứ đã phản đối, gây rắc rối cho Nê-hê-mi và những người đồng công của ông (Nê-hê-mi 6:1-14). Đây là khởi đầu của mối hận thù lâu dài giữa người Giu đa và người Sa-ma-ri.
Vào thời Chúa Giê-su, Sa-ma-ri nằm giữa Ga-li-lê ở phía bắc và Giu-đa ở phía nam.
Ngày nay, vẫn còn nhiều người Sa-ma-ri sống ở đó, tiếp tục thực hành đức tin của họ tập trung vào Ngũ Kinh ở Núi Ga-ri-xim.
Lúc Chúa Giê-su gặp người đàn bà Sa-ma-ri, người Sa-ma-ri vẫn bị dân Giu đa khinh ghét nhiều, họ cho rằng người Samari là sự kết hợp giữa người Y-sơ-ra-ên bại hoại thuộc linh và người ngoại quốc theo tà giáo, tạo ra một tôn giáo cho chính họ mà người Do Thái coi là dị giáo.
Dân Samari đã lập một ngôi đền trên Núi Gerizim làm trung tâm thờ phượng của mình, cho rằng đó là nơi mà Môi-se dự định cho dân Y-sơ-ra-ên thờ phượng. Họ có phiên bản riêng của năm cuốn sách Ngũ kinh do Môi-se viết, nhưng bác bỏ các tác phẩm của các nhà tiên tri và truyền thống dân Do Thái.
Người Sa-ma-ri tự coi mình là hậu duệ thực sự của Y-sơ-ra-ên và là những người bảo vệ tôn giáo chân chính, trong khi coi đền thờ Giê-ru-sa-lem và chức tư tế Lê-vi là bất hợp pháp.
Đối với người Giu đa, người Sa-ma-ri nổi loạn hơn một người ngoại bang (ngoại giáo); Họ cho rằng người Sa-ma-ri là những người lai đã làm ô uế tôn giáo thật. Khi người Samari ở trên đường, dân Giu đa sẽ tránh đi dưới gió, để không bị ảnh hưởng đến mùi ô uế của dân nầy và cũng tránh không muốn qua địa phận của họ. Nhưng thời Chúa Giê su muốn đi từ miền nam, lên xứ Ga li lê phía bắc thì phải trải qua xứ Samari và câu chuyện bắt đầu.
***Người phụ nữ Samari: Câu 1-6
" Khi Chúa đã hay rằng người Pha-ri-si có nghe đồn Ngài gọi và làm phép báp tem được nhiều môn đồ hơn Giăng, (kỳ thiệt không phải chính Đức Chúa Jêsus làm phép báp tem, nhưng là môn đồ Ngài), thì Ngài lìa xứ Giu-đê trở về xứ Ga-li-lê. Vả, Ngài phải đi ngang qua xứ Sa-ma-ri. Vậy Ngài đến một thành thuộc về xứ Sa-ma-ri, gọi là Si-kha, gần đồng ruộng mà Gia-cốp cho Giô-sép là con mình. Tại đó có cái giếng Gia-cốp. Nhân đi đường mỏi mệt, Đức Chúa Jêsus ngồi gần bên giếng; bấy giờ độ chừng giờ thứ sáu."
Câu 1 &2 nhắc lại những mâu thuẩn về việc làm phép Báp têm như Giăng báp tít đang làm, ở đây nói thêm là Chúa Giê su không làm báp têm cho dân chúng, nhưng các môn đồ của Ngài làm.
Chúa Giê su ủng hộ phép Báp têm ăn năn tội của Giăng, nhưng Ngài không đứng vào vị trí của Giăng, Ngài không muốn để những lời phàn nàn đó làm hỏng đi mục đích tốt lành, nên Ngài cùng môn đồ trở lên Ga li lê hướng Bắc.
Có một con đường từ Giê-ru-sa-lem đến Ga-li-lê, không băng qua vùng đất của Samari, là đi vòng qua bên kia sông Giô-đanh rồi lên hướng bắc, đuờng đó xa hơn rất nhiều, nhưng những người Giu đa nghiêm nhặt thường dùng đường đó, tránh được sự tiếp xúc với người Sa-ma-ri.
Dù đất Samari bị từ khước, nhưng tại đó mang nhiều dấu ấn kỷ niệm của tổ phụ dân Do Thái với Đức Chúa Trời.
** Ở đó có giếng Gia-cốp: Thành Sy-kha xưa là Si-chem, là thủ đô của người Sa-ma-ri, là nơi Áp-ram đến Canaan lần đầu tiên (Sáng thế ký 12:6)
Và tại đó, Đức Chúa Trời đã hiện ra với Áp-ram, nhắc lại lời hứa ban xứ cho ông và con cháu ông. (Sáng thế ký 12:7) rồi Áp-ram dựng một bàn thờ và kêu cầu danh Chúa. (Sáng thế ký 12:8)
· Đây cũng là nơi Gia-cốp trở về an toàn cùng vợ con sau thời gian tạm trú với Laban. (Sáng-thế Ký 33:18) Gia-cốp mua một mảnh đất từ một người Ca-na-an tên là Hamor, với giá 100 miếng bạc, xây một bàn thờ cho Chúa, và gọi nó là El Elohe Israel (Sáng thế ký 33:19 & 20). Ở đó có một cái giếng, vì sự kiện nầy mà người ta đặt tên nó là Giếng Gia cốp.
· Sy kha cũng là mảnh đất mà Gia-cốp đã cho con trai mình là Giô-sép, chinh phục được từ tay người A-mô-rít bằng gươm và cung của mình trong một trận chiến không được ghi lại. (Sáng-thế Ký 48:22)
·Và cũng là nơi chôn cất xương của Giô-sép sau khi được mang lên từ Ai Cập. (Giô-suê 24:32)
Đây cũng là nơi Giô-suê cùng dân Y sơ ra ên lập giao ước với Đức Chúa Trời , riêng Giô suê tuyên bố " Ta và nhà ta, sẽ phụng sự Đức Giê hô va." (Giôsuê 24)
Người ta nghĩ rằng người Do Thái vì khinh bỉ dân Samari nên đổi tên Si Chem ( Shechem) thành Sychar, có nghĩa là 'say rượu'
Sau một chặn đường dài, giờ thứ Sáu là khoảng giữa trưa, Chúa Giê su đi đường mệt mõi, Ngài ngồi nghĩ bên giếng. Giăng cho biết Chúa mệt mõi để chúng ta thấy trong thân xác con người, Chúa cũng phải chịu đựng như một con người. Tuy nhiên, sự gặp gở người đàn bà ở câu sau, lại là thuộc thần tính.
*** " Người sẽ cho ngươi nước sống." câu 7-15
"Một người đàn bà Sa-ma-ri đến múc nước. Đức Chúa Jêsus phán rằng: Hãy cho ta uống. Vì môn đồ Ngài đã đi ra phố đặng mua đồ ăn. Người đàn bà Sa-ma-ri thưa rằng: Ủa kìa! ông là người Giu-đa, mà lại xin uống nước cùng tôi, là một người đàn bà Sa-ma-ri sao? (Số là, dân Giu-đa chẳng hề giao thiệp với dân Sa-ma-ri.) Đức Chúa Jêsus đáp rằng: Ví bằng ngươi biết sự ban cho của Đức Chúa Trời, và biết người nói: "Hãy cho ta uống" là ai, thì chắc ngươi sẽ xin người cho uống, và người sẽ cho ngươi nước sống. Người đàn bà thưa: Hỡi Chúa, Chúa không có gì mà múc, và giếng thì sâu, vậy bởi đâu có nước sống ấy? Tổ phụ chúng tôi là Gia-cốp để giếng nầy lại cho chúng tôi, chính người uống giếng nầy, cả đến con cháu cùng các bầy vật người nữa, vậy Chúa há lớn hơn Gia-cốp sao? Đức Chúa Jêsus đáp rằng: Phàm ai uống nước nầy vẫn còn khát mãi; nhưng uống nước ta sẽ cho, thì chẳng hề khát nữa. Nước ta cho sẽ thành một mạch nước trong người đó văng ra cho đến sự sống đời đời. Người đàn bà thưa: Lạy Chúa, xin cho tôi nước ấy, để cho tôi không khát và không đến đây múc nước nữa. "
Hẳn Chúa Giê su đã có ý định gặp bà Samari từ trước. Ngài muốn đem Tin lành đến cho những đứa con lạc mất của Ngài, dù họ tội lỗi, Đức Chúa Trời vẫn không quên họ. Chúa Giê su không chọn con đường đi vòng để tránh họ như nhiều người Giu đa thường làm, Ngài đến ngay bên giếng Gia Cốp, vì Ngài là Đức Chúa Trời, Ngài nhớ hết những kỷ niệm, những giao ước Ngài đã làm với dân Ngài. Ngài muốn gọi họ trở lại, dù trước mặt mọi người, họ bị xem là dân ô hợp và ô uế. Người đàn bà Chúa Giê su gặp ở đây, cũng rất xấu xa- Tất cả những người đàn bà xấu xa trong Kinh Thánh vì lầm lỗi, không bị nêu tên, người đàn bà nầy cũng vậy bà mang tên địa danh nơi sinh sống, và là người đàn bà có phước vì được Chúa chọn.
*** " Uả, sao người Giu đa lại xin nước người Samari?"
Vì lý do đó mà Chúa Giê su chờ cho các môn đồ đi khỏi mới khởi sự nói chuyện với bà Samari. Chúa không muốn thành kiến che khuất Tin Lành. Ngài không trả lời câu hỏi về thành kiến, nhưng Ngài hướng bà về món quà qúi giá của Đức Chúa Trời đem đến cho bà. Ngài đang xin nước uống vì khát, nhưng lại hứa ban nước sống cho bà để uống mà không khát nữa. Ngài cũng gợi cho bà tò mò để biết Ngài là ai để bà có thể tin.
Giới thiệu Chúa Giê su là ai và món quà mà Chúa ban tặng là gì, là hai điều không thể thiếu khi đem Tin lành đến cho một người. Chúa Giê su đã đưa ra một mẫu làm chứng cá nhân rất thú vị và linh động để chúng ta bắt chước.
Chúa luôn giữ một vai trò chủ động trong câu chuyện, Ngài đã dùng tình huống sẳn có, để mở ra cánh cửa mà người nghe có thể nhận được theo hướng của mình. Ngồi kế bên giếng, thì xin nước là hợp lý, rồi từ nước trong giếng Gia cốp qua nước sống của Đức Chúa Trời làm cho bà mong ước, Chúa mở từng cánh cửa, mỗi lần Chúa nói nghĩa bóng thì bà Sa ma ri lại hiểu theo nghĩa đen, nhưng Chúa thấy trong bà có niềm khao khát, Ngài không dừng lại, ở đoạn sau Chúa chinh phục bà bằng lời tiên tri.
Ngay lúc nầy, bà Sa ma ri không hiểu Chúa muốn nói gì, nhưng sau khi tin nhận Chúa bà sẽ hiểu, ai đọc lời Kinh Thánh về sau cũng sẽ hiểu.
Theo (Giê-rê-mi 2:13, 17:13) Đức Giê-hô-va được gọi là ‘nguồn nước sống’
Bà Sa ma ri khi nghe tới " Nước Sống, uống rồi không khát" đã xin nước ấy để khỏi ra giếng mỗi ngày, nhưng Chúa Giê su vẫn nhẫn nại, Ngài sẽ chinh phục được tấm lòng của bà. Chúng ta sẽ được thấy trong đoạn Kinh Thánh tiếp theo...
Sứ đồ Giăng cũng giải ý nghĩa nước sống trong sách Giăng 7: 37-39
"Ngày sau cùng, là ngày trọng thể trong kỳ lễ, Đức Chúa Jêsus ở đó, đứng kêu lên rằng: Nếu người nào khát, hãy đến cùng ta mà uống. Kẻ nào tin ta thì sông nước hằng sống sẽ chảy từ trong lòng mình, y như Kinh Thánh đã chép vậy. Ngài phán điều đó chỉ về Đức Thánh Linh mà người nào tin Ngài sẽ nhận lấy; bởi bấy giờ Đức Thánh Linh chưa ban xuống, vì Đức Chúa Jêsus chưa được vinh hiển. "
"Ấy lại cũng trong Ngài mà anh em sau khi đă nghe đạo chân thật, là đạo Tin Lành về sự cứu rỗi anh em, ấy là trong Ngài mà anh em đă tin và được ấn chứng bằng Đức Thánh Linh là Đấng Chúa đă hứa, Đấng ấy làm của cầm về cơ nghiệp chúng ta, cho đến kỳ chuộc lấy những kẻ mà Ngài đă được để khen ngợi sự vinh hiển Ngài." Ê Phê sô 1: 13-14