Giăng 19: " Vua các ngươi kia ḱa! "

**Dân Tộc Việt **Các Phương Tiện *Báp Têm* zoom

"Kẻ nào thắng, ta sẽ cho ngồi với ta trên ngôi ta, như chính ta đă thắng và ngồi với Cha ta trên ngôi Ngài." khải Huyền 3: 21

Giăng 19: " Vua các ngươi kia kìa!"

 

Đọc Giăng 19: 1-15

 

Câu hỏi:

 

1/ Có phải Phi lát đánh Chúa nhiều để Ngài khai báo điều gì không? Mục đích là gì?

 

2/ Nguyên nhân Phi lát và lính La mã cho Chúa mặc đồ giống một vị Vua? Ngài có phải Vua không?

 

3/ Theo Giăng, có bao nhiêu lần Phi lát đề nghị tha Chúa Giê su?

 

4/ Tâm trạng của Phi lát ra sao khi đòi tha Chúa Giê su?
Vì sao Phi lát hỏi : " Nguơi là người từ đâu?" Chúa có trả lời trực tiếp không?

 

5/ Giăng nhắc đến Lễ Vượt qua có ý gì ở đây?

 

6/ Câu nói Chúa Giê su chết dưới tay Bôn xơ Phi lát có đúng không?

 

             " Vua các ngươi kia kìa!"

 

***Phi lát sai đánh Chúa Giê su để làm hài lòng dân Giu đa: Câu 1-5

 

" Bấy giờ, Phi-lát bắt Đức Chúa Jêsus và sai đánh đòn Ngài. 2 Bọn lính đương một cái mão triều bằng gai, đội trên đầu Ngài, và mặc cho Ngài một cái áo điều. 3 Đoạn, họ đến gần, nói với Ngài rằng: Lạy Vua dân Giu-đa! Họ lại cho Ngài mấy cái vả. 4 Phi-lát ra một lần nữa, mà nói với chúng rằng: Đây nầy, ta dẫn người ra ngoài, để các ngươi biết rằng ta không tìm thấy người có tội lỗi chi. 5 Vậy, Đức Chúa Jêsus đi ra, đầu đội mão triều gai, mình mặc áo điều; và Phi-lát nói cùng chúng rằng: Kìa, xem người nầy!."

 

 Trong Giăng 18:38 có nói Phi lát đã tuyên bố Chúa Giê su vô tội, nhưng dân Giu đa vẫn nhất quyết đòi xử tử Ngài, có nhận xét cho rằng Phi lát sai đánh đòn Chúa Giê su để làm cho dân Giu đa  hài lòng và rồi Phi lát sẽ thả Chúa ra, nhưng một lần nữa cho thấy ý định nầy của Phi lát bị thất bại.


  Theo luật La mã, trước khi xử tử, tội nhân sẽ bị đánh đòn, việc đánh tội nhân có hai mục đích, thứ nhất để tội nhân không chịu được đau đớn mà khai ra, mục đích thứ hai là việc đánh đòn tàn khốc cốt yếu làm tội nhân yếu đi, để khi bị treo lên thập tự giá, nạn nhân sẽ chết nhanh hơn.


Với mục đích như vậy, việc đánh đòn dĩ nhiên không hề nhẹ. Tội nhân bị đặt cúi xuống trên một cái cọc thấp, lính La mã sẽ dùng roi có gắn những mọc sắt để khi đánh nạn nhân sẽ bị những cái móc đó móc rách thịt vô cùng đau đớn. Rất ít người còn tỉnh táo trong suốt thử thách; một số đã chết; và nhiều người phát điên.


Chẳng những Chúa Giê su bị đánh tàn nhẫn mà Ngài còn bị lính La mã làm nhục, vì chúng ghét dân Giu đa, và nhất là các Thầy Tế lễ. Tuy dân Giu đa cáo buộc Chúa Giê su đã tự xưng mình là vua, nhưng cả Phi lát và lính La mã không tin, chúng chuyển qua dùng Ngài để mĩa mai dân Do Thái, chúng đội mão gai và mặc áo màu tím đỏ cho Chúa, màu tím đỏ là màu nhuộm đắt tiền, chỉ dành cho người giàu sang, cao qúi - chúng muốn chế giễu dân Giu đa nên làm cho Ngài thành một vị vua thảm hại rồi đem ra cho họ xem.


 Dù đã đánh Chúa chảy máu rất nhiều, chúng vẫn chưa hả dạ, chúng còn vả và nhổ vào mặt Ngài cách hả hê (Ma thi ơ ghi lại) như thể chúng đang vả vào mặt dân Giu đa.


Cả bốn sách Tin lành không có chỗ nào chép rằng Chúa Giê su khóc than hay kêu lên khi đau đớn, Ngài nín chịu và không biện minh hay van xin như những tội nhân khác đã làm, sách Ê sai 53 chép :

 

" Thật người đã mang sự đau ốm của chúng ta, đã gánh sự buồn bực của chúng ta; mà chúng ta lại tưởng rằng người đã bị Đức Chúa Trời đánh và đập, và làm cho khốn khổ. 5 Nhưng người đã vì tội lỗi chúng ta mà bị vết, vì sự gian ác chúng ta mà bị thương. Bởi sự sửa phạt người chịu chúng ta được bình an, bởi lằn roi người chúng ta được lành bịnh. 6 Chúng ta thảy đều như chiên đi lạc, ai theo đường nấy; Đức Giê-hô-va đã làm cho tội lỗi của hết thảy chúng ta đều chất trên người. 7 Người bị hiếp đáp, nhưng khi chịu sự khốn khổ chẳng hề mở miệng. Như chiên con bị dắt đến hàng làm thịt, như chiên câm ở trước mặt kẻ hớt lông, người chẳng từng mở miệng. 8 Bởi sự ức hiếp, và xử đoán, nên người đã bị cất lấy; trong những kẻ đồng thời với người có ai suy xét rằng người đã bị dứt khỏi đất người sống, là vì cớ tội lỗi dân ta đáng chịu đánh phạt?"

 

  Điều gì khiến Ngài có sức chịu đựng đến như vậy? Trước mắt Chúa Giê su, có một điều lớn hơn mà Ngài muốn thực hiện, đó là tình yêu đối với chúng ta, Ngài muốn cứu chúng ta ra khỏi sự chết truyền từ đời nầy sang đời kia vì tội lỗi. Ngài bằng lòng để mọi tội lỗi ghê gớm chất lên một mình Ngài và Ngài cũng chấp nhận mọi hình phạt chất lên một mình Ngài.

 

** Phi lát muốn tha Chúa Giê su lần nữa: câu 6-11

 

"Nhưng khi các thầy tế lễ cả và các kẻ sai thấy Ngài, thì kêu lên rằng: Hãy đóng đinh hắn trên cây thập tự, hãy đóng đinh hắn trên cây thập tự! Phi-lát nói cùng chúng rằng: Chính mình các ngươi hãy bắt mà đóng đinh người; bởi vì về phần ta không thấy người có tội lỗi chi hết. 7 Dân Giu-đa lại nói rằng: Chúng tôi có luật, chiếu luật đó hắn phải chết; vì hớn tự xưng là Con Đức Chúa Trời. 8 Khi Phi-lát đã nghe lời đó, lại càng thêm sợ hãi. 9 Người lại trở vào nơi trường án mà nói với Đức Chúa Jêsus rằng: Ngươi từ đâu? Nhưng Đức Chúa Jêsus không đáp gì hết. 10 Phi-lát hỏi Ngài rằng: Ngươi chẳng nói chi với ta hết sao? Ngươi há chẳng biết rằng ta có quyền buông tha ngươi và quyền đóng đinh ngươi sao? 11 Đức Chúa Jêsus đáp rằng: Nếu chẳng phải từ trên cao đã ban cho ngươi, thì ngươi không có quyền gì trên ta; vậy nên, kẻ nộp ta cho ngươi là có tội trọng hơn nữa."

 

  Thêm một lần nữa, Phi lát không muốn tra tay vào Chúa Giê su nên đem Ngài ra và nhắc lại:

" bởi vì về phần ta không thấy người có tội lỗi chi hết."


Nhưng đám đông dân Giu đa và các Thầy tế lễ đã làm áp lực lớn trên Phi lát, họ nhất quyết đòi đóng đinh Chúa Giê su, chẳng những họ muốn Chúa bị xử tử, nhưng phải chết như một tên tội phạm ghê gớm và chết cách đau đớn hơn bình thường- Ôi tất cả bọn họ đều là con cái Chúa, hằng ngày vẫn đọc lời Chúa, cầu nguyện kiêng ăn, đủ mọi thứ, nhưng lại thiếu một trái tim nhân từ của Đức Chúa Trời- Lúc nầy chúng như mọt bầy thú dữ, cùng hùa với nhau làm một điều ác được ghi lại đến muôn đời là " Giết Con Đức Chúa Trời"


Bởi vậy, Chúa Giê su nói với Phi lát rằng:

" Nếu chẳng phải từ trên cao đã ban cho ngươi, thì ngươi không có quyền gì trên ta; vậy nên, kẻ nộp ta cho ngươi là có tội trọng hơn nữa."

Chúa Giê su sẽ lên thập giá chuộc tội cho toàn thể nhân loại - Cho tất cả những ai tin vào sự cứu chuộc của Ngài, nhưng sẽ không có mặt những kẻ hôm nay đang la lên:



" Hãy đóng đinh hắn trên cây thập tự, hãy đóng đinh hắn trên cây thập tự!"

 

   Cuối cùng thì dân Giu đa cũng thú nhận với Phi lát là họ tức giận vì Chúa Giê su tự xưng là "Con Đức Chúa Trời ", qua cách đối đáp của họ với Chúa Giê su, họ biết rằng " Con Đức Chúa Trời" bình đẳng với Đức Chúa Trời, họ không màn việc Chúa Giê su xưng mình là vua, vì chính họ cũng từng muốn điều đó, muốn tôn Chúa Giê su lên làm vua, nhưng Ngài từ chối. Chúa Giê su tự xưng mình bình đẳng với Đức Chúa Trời là việc dân Giu đa không chấp nhận.

 

   Phi Lát không màn việc Chúa Giê su phạm thượng hay không phạm thượng vì ông ta là dân ngoại, dân thờ đủ mọi loại thần. Ông ta được bà vợ nhắc nhở về giấc chiêm bao ( Mathi ơ 27), ông ta cũng thấy nơi Chúa Giê su có điều gì đó, cao trọng như một vị thần, bây giờ nghe đám dân chúng nói Chúa Giê su xưng mình là Con Đức Chúa Trời thì Phi lát đâm ra sợ hải. Người ta thừa biết Phi Lát là một hung thần tàn ác, nhưng theo thói tục của một người ngoại, ông ta nghĩ Ngài đúng là một vị thần.
Giăng chép rằng:


" Khi Phi-lát đã nghe lời đó, lại càng thêm sợ hãi."


  Người ta thấy trong tiếng Hy lạp, diễn tả bằng hai từ tương đương "exceedingly afraid " là vô cùng sợ hải.


       Phi lát vốn không tử tế, vì ông ta nói với Chúa rằng:


" Phi-lát hỏi Ngài rằng: Ngươi chẳng nói chi với ta hết sao? Ngươi há chẳng biết rằng ta có quyền buông tha ngươi và quyền đóng đinh ngươi sao?"


điều nầy có nghĩa, Phi lát có thể tha Chúa vì ông ta thẩm định Ngài không có tội, nhưng ông ta đã làm vừa lòng dân chúng theo mục tiêu chính trị, Đức Chúa Trời biết tính cách nầy của Phi Lát nên đã trao Chúa Giê su cho ông ta. Một chương trình lớn của Đức Chúa Trời đang được thực hiện, nhưng y như lời Chúa Giê su nói về Giu Đa kẻ phản Chúa rằng: Dù phải có kẻ phản Ngài để lời tiên tri được ứng nghiệm, nhưng kẻ đó cũng được ban cho quyền tự quyết đinh- Nhưng Ngài còn phán tiếp:

" Nhưng khốn nạn cho ai đã phản Ngài"

 

  Phi lát cũng như Giu đa, cũng có cơ hội để không tra vào cái chết của Con Đức Chúa Trời nhưng cuối cùng ông ta vẫn thực hiện nó, và tự trấn tỉnh lương tâm là rửa tay vể cái chết của Chúa Giê su, nhưng chính miệng ông ta đã phán quyết lệnh xử tử, trong khi trong lòng biết Ngài không có tội.


Việc rửa tay của Phi lát làm người ta thấy đồng cảm với ông ta, nhưng nếu hắn thật sự tốt thì sẽ không làm như thế.

  Câu hỏi của Phi lát cũng làm cho người ta suy nghĩ, ban đầu gặp Chúa, Phi lát hỏi: " Người đã làm gì?"


Bây giờ ông ta hỏi: " Ngươi đến từ đâu?" ( Where are you from?) câu hỏi nầy không bình thường, nó có thể diễn giải là: " Ngươi ở trần thế hay là ở trên?"


Chúa Giê su không trả lời trực tiếp, nhưng Ngài nói, nếu người không được cho phép từ trên cao thì người không thể đụng đến Ta đâu."


Phi lát chắc hiểu phần nào câu trả lời của Chúa Giê su nên sau đó lại muốn tha Ngài lần nữa...

 

** " Vua các người kia kìa; câu 12-16

 

"Từ lúc đó, Phi-lát kiếm cách để tha Ngài; nhưng dân Giu-đa kêu lên rằng: Ví bằng quan tha người nầy, thì quan không phải là trung thần của Sê-sa; vì hễ ai tự xưng là vua, ấy là xướng lên nghịch cùng Sê-sa vậy! 13 Phi-lát nghe lời đó bèn dẫn Đức Chúa Jêsus ra ngoài, rồi ngồi trên tòa án, tại nơi gọi là Ba-vê, mà tiếng Hê-bơ-rơ gọi là Ga-ba-tha. 14 Vả, bấy giờ là ngày sắm sửa về lễ Vượt Qua, độ chừng giờ thứ sáu. Phi-lát nói cùng dân Giu-đa rằng: Vua các ngươi kia kìa! 15 Những người đó bèn kêu lên rằng: Hãy trừ hắn đi, trừ hắn đi! Đóng đinh hắn trên cây thập tự đi! Phi-lát nói với chúng rằng: Ta sẽ đóng đinh Vua các ngươi lên thập tự giá hay sao? Các thầy tế lễ cả thưa rằng: Chúng tôi không có vua khác chỉ Sê-sa mà thôi. 16 Người bèn giao Ngài cho chúng đặng đóng đinh trên thập tự giá. Vậy, chúng bắt Ngài và dẫn đi."

 

Quan tổng binh Phi Lát tự cho mình có quyền lực, nhưng ở đây ông ta thấy mình bất lực - Phi lát bất lực trước Chúa Giê su vì Ngài không sợ quyền lực, Ngài không thèm trả lời ông ta- Rồi thì Phi lát lại bất lực trước đám đông, không thể làm theo ý định của mình là tha Chúa, vì chúng gán cho Phi lát tội phản Sê sa nếu tha Chúa Giê su. Đúng là một ngày làm Phi lát lúng túng với quyền lực của mình, ông ta đành phải ngồi vào nghế của quan toà gọi là Ba vê để chính thức xử Chúa Giê su tội chết.


Giăng nhắc lại thời gian là lúc chuẩn bị Lễ Vượt Qua, Giăng muốn liên kết đến việc Chiên Con của Đức Chúa Trời sẽ hy sinh trong Lễ Vượt qua để cất tội lỗi của thế gian đi (Giăng 1:29)

" Qua ngày sau, Giăng ( Báp tít) thấy Đức Chúa Jêsus đến cùng mình, thì nói rằng: Kìa, Chiên con của Đức Chúa Trời, là Đấng cất tội lỗi thế gian đi."

Việc làm cho Chúa Giê su thành một vua thảm hại để trưng ra trước mặt dân chúng với mão gai, áo điều, thân thể đầy máu là ý kiến của Phi Lát, ông ta cho phép quân lính làm như thế thì chúng mới dám làm.


Khi mang Chúa Giê su ra, Phi lát lớn tiếng nói với dân Giu đa rằng: " Vua các ngươi kia kìa."
Chúng nhìn thấy Chúa Giê su bộ dạng như thế thì nổi giận la lên :

"Hãy trừ hắn đi, trừ hắn đi! Đóng đinh hắn trên cây thập tự đi!"


Phi lát mỉa mai chúng:

"Ta sẽ đóng đinh Vua các ngươi lên thập tự giá hay sao? Các thầy tế lễ cả thưa rằng: Chúng tôi không có vua khác chỉ Sê-sa mà thôi."

Chẳng phải các Thầy Tế lễ yêu thương gì Sê sa, họ căm ghét Sê sa, vì Sê sa là kẻ xâm lược và đang thống trị- thế mà đám lãnh đạo dân Giu đa không ngại miệng tỏ ra trung thành với Sê sa để nhất quyết giết Chúa Giê su. Dù họ không nhận Ngài là Vua, nhưng y như lời tiên tri, Phi Lát đã làm một tấm bảng đề: " Vua dân Giu đa" trên thập tự giá của Ngài.

  Các Thầy tế lễ không chịu, nhưng Phi lát không cho gỡ xuống. Chúa Giê su không chỉ là Vua dân Giu đa, Ngài còn là Vua của mọi dân, mọi nước, nên Khải huyền 1: 5 chép rằng:

" lại từ nơi Đức Chúa Jêsus Christ là Đấng làm chứng thành tín, sanh đầu nhất từ trong kẻ chết và làm Chúa của các vua trong thế gian! "

Dân Giu đa không chỉ đóng đinh Vua của họ mà là đóng đinh Vua của muôn Vua và Chúa của muôn Chúa.