Giăng 18: " Chúa Giê su bị phản bội và bị bắt"

**Dân Tộc Việt **Các Phương Tiện *Báp Têm* zoom

" Con người đi, y theo lời đã chép về Ngài; song khốn nạn thay cho kẻ phản Con người! Thà nó chẳng sanh ra thì hơn!" Ma thi ơ 26:24

Giăng 18: " Chúa Giê su bị phản bội và bị bắt"

 

Đọc Giăng 18: 1-9

 

Câu hỏi:

 

1/ Giu đa có nghĩ là mình sẽ bị dẫn dụ sâu vào trong cuộc đến như vậy không?

 

2/ Ba mươi miếng bạc có phải là một số tiền lớn không? Bằng với giá gì?

 

3/ Ai ở đằng sau Giu đa làm cho ông bị cám dỗ cho đến cuối cùng?
      Theo bạn thì Giu đa có cơ hội quay đầu không?

 

4/ Tại sao Chúa Giê su được gọi là Giê su người Na xa rét?
      Thật sự Chúa có sanh tại Na xa rét không?

 

5/ Vì sao bọn lính bị té ngã khi Chúa xưng danh mình?
   Các bạn nghĩ gì khi Kinh Thánh dạy "Ngươi chớ lấy danh Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi mà làm chơi "?

 

6/ Tại sao Chúa Giê su không phản kháng khi bị bắt? Xin kể ra hai lý do.

 


           "Chúa Giê su bị phản bội & bị bắt"

 

**Giu đa cùng binh lính đến vườn Xết rôn bắt Chúa" câu 1-3

 

"Sau khi phán những điều ấy, Đức Chúa Jêsus đi với môn đồ mình sang bên kia khe Xết-rôn; tại đó có một cái vườn, Ngài bèn vào, môn đồ cũng vậy. 2 Vả, Giu-đa là kẻ phản Ngài, cũng biết chỗ nầy, vì Đức Chúa Jêsus thường cùng môn đồ nhóm họp tại đó. 3 Vậy, Giu-đa lãnh một cơ binh cùng những kẻ bởi các thầy tế lễ cả và người Pha-ri-si sai đến, cầm đèn đuốc khí giới vào nơi đó. "

 

  Khe Xết rôn ( Kidron) là một dòng suối, chảy ngang qua đền thờ Giê ru sa lem. Khu vườn Xết rôn là nơi rất quen thuộc của Chúa Giê su và môn đồ, là nơi họ thường đến nghĩ ngơi và cầu nguyện với nhau, vì thế, Giu Đa cũng biết rõ nơi nầy, anh ta dẫn một cơ binh của La mã và cả những lính canh của đền thờ, do các Thầy Tế lễ sai đến.

  Một cơ binh của La mã gọi là một "detachment of troops" thường có tới sáu trăm người. Vì sao bắt một mình Chúa Giê su mà phải đem nhiều người dến như vây? Người ta cho rằng các Thầy Tế lễ sợ Chúa Giê su có nhiều dân chúng tôn sùng, nên việc bắt Chúa Giê su có thể xảy ra những xung đột bất ngờ,  Giu đa và các Thầy Tế lễ cũng có thể lo ngại là Chúa Giê su có quyền năng để chống lại.


   Họ chuẩn bị đèn đuốc và khí giới để lùng bắt Chúa Giê su trong đêm. Chúng ta biết Giu đa phản Thầy của mình, anh ta không chỉ cung cấp tin tức, mà còn phải lên kế hoạch, bàn soạn với các Thầy Tế lễ, rồi bây giờ anh ta phải tự mình dẫn binh lính đi bắt Thầy. Chút nữa, một chi tiết khác trong sách Lu ca, anh ta còn cần làm một dấu hiệu giả bộ yêu thương là ôm hôn Chúa Giê su, để lính có thể nhận diện ra Ngài .

   Giu đa làm tất cả, làm mọi việc, để âm mưu bắt Thầy mình được hoàn thành. Dù trong suốt ba năm dài, Giu đa đã chia sẽ ngọt bùi với Chúa Giê su và các đồng bạn, anh ta có tham lam tiền của nhóm, Chúa Giê su biết nhưng không nói, khi anh ta sa ngã, Chúa khuyến cáo, mà anh ta không nghe. Chúa dùng tình yêu để cảm hoá, nhưng vô ích, anh ta lạnh lùng đi theo ý định của mình.


   Bên cạnh Chúa Giê su và đồng bạn, lẽ nào Giu đa không biết về Nước Trời, là nơi phước hạnh mà mọi người ao ước? Nhưng Giu đa chỉ muốn có ba mươi miếng bạc, giá trị của ba mươi miếng bạc là bao nhiêu? Trong xã hội Do Thái ngày xưa, ba mươi miếng bạc không phải là nhiều tiền. Theo cựu ước, đó là cái giá chính xác phải trả cho chủ của một nô lệ nếu nô lệ của anh ta bị con bò người khác húc chết (Xuất Ê-díp-tô Ký 21:32). Cái chết của người nô lệ được đền bù bằng ba mươi đồng bạc.

"Con bò báng nhằm một đứa đầy tớ trai hay gái, chủ bò phải trả ba chục siếc lơ bạc cho chủ nó; rồi bò sẽ bị ném đá chết."

 

  Cũng trong sách Xa cha ri đoạn 11: câu 12 &13 đã nói tiên tri về Chúa Giê su bị bán với giá rẽ vô tình của một nô lệ, chỉ có ba mươi dồng bạc- Đức Chúa Trời đã gọi đó là một giá hời ( câu 13 ) Vì sự xúc phạm với giá hời như vây, Đức Chúa Trời bảo hãy ném nó vào ruộng của thợ gốm. là nơi sau nầy Giu đa đã tự tự chết.

 

"Ta nói cùng chúng nó rằng: Nếu các ngươi lấy làm tốt, thì hãy cho tiền công ta; bằng không thì đừng cho. Chúng nó bèn cân tiền công cho ta, là ba chục miếng bạc. 13 Đức Giê-hô-va phán cùng ta rằng: Hãy lấy giá tốt mà chúng nó định cho ta đó, đem quăng cho thợ gốm! Ta bèn lấy ba chục miếng bạc mà quăng cho thợ gốm tại trong nhà Đức Giê-hô-va." Xa cha ri 11: 12&13

 

Chúa Giê su gọi Giu đa là đứa con của sự hư mất, nó có thể đổi lấy một thiên đàng đầy vinh hiển, để nhận được món tiền nhỏ xíu, kèm theo sự sĩ nhục vì phản bội và số phận nó sẽ ở trong địa ngục -

     Tai sao Giu đa có thể hành động như vậy? Luca 22: 1-6 cho biết nó được điều khiển bởi Sa tan:

 

" Ngày lễ ăn bánh không men tức là lễ Vượt Qua đến gần. 2 Các thầy tế lễ cả cùng các thầy thông giáo tìm phương đặng giết Đức Chúa Jêsus; vì họ sợ dân. 3 Vả, quỉ Sa-tan ám vào Giu-đa, gọi là Ích-ca-ri-ốt, là người trong số mười hai sứ đồ, 4 nó đi kiếm các thầy tế lễ cả và các thầy đội, để đồng mưu dùng cách nào nộp Ngài cho họ. 5 Các người kia mừng lắm, hứa sẽ cho nó tiền bạc. 6 Nó đã ưng thuận với họ, bèn kiếm dịp tiện đặng nộp Đức Chúa Jêsus trong khi dân chúng không biết. "

 

  Ở đây, Giu đa lại sai lầm về Chúa Giê su, cũng như Sa tan sai lầm trong kế hoạch mưu hại Chúa Giê su, chúng nó không ngờ Đức Chúa Trời dùng chúng   để thực hiện chương trình của Ngài. Bọn lính và Giu đa tìm ra Chúa Giê su dễ dàng, Ngài không phản kháng. Một đạo quân vài trăm người không phải là trở ngại với quyền năng của Chúa, nhưng Ngài không dùng đến, không phải chúng nó có thể bắt Chúa Giê su, nhưng Ngài tự nộp mình cho.

 

** " Chính Ta đây" Câu 4-6

 

"Đức Chúa Jêsus biết mọi điều sẽ xảy đến cho mình, bèn bước tới mà hỏi rằng: Các ngươi tìm ai? 5 Chúng trả lời rằng: Tìm Jêsus người Na-xa-rét. Đức Chúa Jêsus phán rằng: Chính ta đây! Giu-đa là kẻ phản Ngài cũng đứng đó với họ. 6 Vừa khi Đức Chúa Jêsus phán: Chính ta đây, chúng bèn thối lui và té xuống đất. "

 

  Giu đa và đồng bọn nghĩ rằng sẽ bắt được Chúa Giêsu một cách bất ngờ, nhưng điều này không làm Ngài ngạc nhiên. Toàn bộ cuộc đời của Chúa Giêsu đã được chuẩn bị cho giờ phút này và Ngài đã sẵn sàng cho điều đó. Chúa Giê su muốn ra mặt trước nên hỏi " Các ngươi tìm ai?" vì biết bọn họ chỉ nhắm vào Ngài, Chúa muốn bảo vệ những môn đồ cũng đang có mặt ở đó.

 

                " Tìm Giê su người Na xa rét"

 Chúa Giêsu được biết đến qua cái tên Giê su gắn liền với địa danh Na xa rét. Người ta gọi tên Ngài như thế có ý sĩ nhục vì Na xa rét là một làng quê nghèo nàn bên bờ biển hồ Ga li lê. Theo các nhà sử học, xứ Na xa rét thời Chúa Giê su chỉ toàn đồng cỏ, nếu có nhà thì hoặc nhà bằng đá hay bằng bùn đất lợp cỏ. con đường từ Bết lê hem đến Na xa rét là một con đường đất đỏ, bụi bặm và gồ ghề. Thật sự, Ma ry và Giô sép mới là người xuất thân từ Na xa rét, còn Chúa Giê su lại sinh ra ở Bết lê hem. Sách tiên tri Mi chê 5:1 chép:

"1 Hỡi Bết-lê-hem Ép-ra-ta, ngươi ở trong hàng ngàn Giu-đa là nhỏ lắm, song từ nơi ngươi sẽ ra cho ta một Đấng cai trị trong Y-sơ-ra-ên; gốc tích của Ngài bởi từ đời xưa, từ trước vô cùng."


  Khi vua Hê rốt tìm giết  con trẻ Giê su lúc sơ sinh, thì Giô sép và Ma ry phải trốn qua Ê díp tô, khi trở về, ông bà cũng không dám ở lại Bết lê hem, nên về xứ sở mình là Na xa rét, Chúa Giê su được lớn lên ở đó. Sách Ma thi ơ 22: 22&23 có chép lời tiên tri rằng người ta sẽ gọi Chúa Giê su là người Na xa rét

"Song khi nghe vua A-chê-la-u nối ngôi vua cha là Hê-rốt mà trị vì tại xứ Giu-đê, thì Giô-sép sợ, không dám về; và bởi đã được Đức Chúa Trời mách bảo trong chiêm bao, nên người vào xứ Ga-li-lê, 23 ở trong một thành kia tên là Na-xa-rét. Vậy là ứng nghiệm lời mấy đấng tiên tri đã nói rằng: Người ta sẽ gọi Ngài là người Na-xa-rét."


  Có thể gia đình Chúa Giê su giấu tung tích của Ngài. Dù có sự nghi ngờ rằng Đấng Mê si phải sinh ra ở Bết lê hem như lời Kinh Thánh nói, nhưng Chúa và gia đình Ngài không thanh minh cho điều nầy.

 Kinh Thánh ghi lại khi Phi líp gọi Na tha na ên đến với Chúa Giê su, Na tha na ên hỏi " Có điều gì tốt đẹp ra từ Na xa rét hay sao?" Rõ ràng
Người Na xa rét bị coi là thấp kém và bị khinh miệt.


Đã vậy, Chúa Giê su lại còn bị chính người tại Na xa rét xem thường, cho rằng Ngài chỉ là con của người thợ mộc hàng xóm và họ không tin Ngài. Mác 6: 1-4

"Đức Chúa Jêsus đi khỏi đó, đến quê hương mình, có các môn đồ cùng đi theo. 2 Đến ngày Sa-bát, Ngài bắt đầu dạy dỗ trong nhà hội; thiên hạ nghe Ngài, lấy làm lạ mà nói rằng: Người bởi đâu được những điều nầy? Sự khôn sáng mà người được ban cho là gì, và thể nào tay người làm được những phép lạ dường ấy? 3 Có phải người là thợ mộc, con trai Ma-ri, anh em với Gia-cơ, Giô-sê, Giu-đê, và Si-môn chăng? Chị em người há chẳng phải ở giữa chúng ta đây ư? Chúng bèn vấp phạm vì cớ Ngài. 4 Song Đức Chúa Jêsus phán cùng họ rằng: Đấng tiên tri chỉ bị quê hương mình, bà con mình và trong nhà mình khinh dể mà thôi."

  Khi Chúa hỏi bọn lính " Các ngươi tìm ai?" Chúng đáp : " Tìm Giê su người Na xa rét - Chúng dùng cái tên khinh miệt để đáp lại với Chúa Giê su- Khi ấy Chúa Giê su trả lời chúng bằng tên thật của Ngài " I AM" thì vì vinh hiển của tên ấy mà tất cả bọn chúng đều té xuống.

 

Bằng từ ngữ " I AM" Chúa Giê-su đã tuyên bố một cách có ý thức rằng Ngài là Đức Chúa Trời. Chúa cũng báo cho họ biết rằng họ đang phạm đến Đức Chúa Trời.

   Ở chỗ nầy, vì tiếng Việt không có cách dùng tương đương, để hiểu nguyên ngữ, chúng ta nên dùng tiếng Anh " I AM" để dịch danh xưng của Đức Chúa Trời trong tiếng Hy lạp cổ là " Eimi" có nghĩa "To be" . Chúng ta hãy đọc lại Xuất Ê díp tô 3: 13&14 khi Môi se gặp Đức Chúa Trời trong dồng vắng, Môi se hỏi tên Chúa thì Ngài đáp:

" Môi-se thưa cùng Đức Chúa Trời rằng: Nầy, tôi sẽ đi đến dân Y-sơ-ra-ên, nói cùng họ rằng: Đức Chúa Trời của tổ phụ các ngươi sai ta đến cùng các ngươi; nhưng nếu họ hỏi: Tên Ngài là chi? thì tôi nói với họ làm sao? 14 Đức Chúa Trời phán rằng: Ta là Đấng Tự Hữu Hằng Hữu; rồi Ngài lại rằng: Hãy nói cho dân Y-sơ-ra-ên như vầy: Đấng Tự Hữu đã sai ta đến cùng các ngươi."

Đức Chúa Trời nhắc tên Ngài là " I AM" đến hai lần, và trong đoạn nầy, tên " I AM" được nhắc đến lần nữa..

Tuy tiếng Việt không có cách dùng tương đương nhưng dich ra " Tự hữu hằng hữu" cũng không sai ý nghĩa của tên nầy là: lúc nào cũng hiện hữu.
Về phương diện thần học, tên nầy gợi đến thần tính của Đức Chúa Trời.

Chúa Giê-su chỉ tuyên bố danh tính thiêng liêng, uy nghi của Ngài thì bọn họ đều ngã xuống, chứng tỏ kẻ thù của Chúa bất lực trước Ngài. Nếu Chúa
không tự nộp mình thì không ai làm điều đó được.

 

** "Người chăn bảo vệ con chiên của mình " câu 7-9

 

"Ngài lại hỏi một lần nữa: Các ngươi tìm ai? Chúng trả lời rằng: Tìm Jêsus người Na-xa-rét. 8 Đức Chúa Jêsus lại phán: Ta đã nói với các ngươi rằng chính ta đây; vậy nếu các ngươi tìm bắt ta, thì hãy để cho những kẻ nầy đi. 9 Ấy để được ứng nghiệm lời Ngài đã phán: Con chẳng làm mất một người nào trong những kẻ mà Cha đã giao cho Con."

 

  Sau khi chứng kiến quyền năng từ danh xưng của Chúa Giê su, thì hình như bọn lính hãy còn bối rối, Chúa Giê su muốn chúng chỉ tập trung vào chính mình Ngài, nên Chúa lập lại câu hỏi y như trước, và chúng cũng trả lời y như trước.

   Lần nầy chúng không ngã xuống nữa, chứng tỏ việc làm cho chúng té cũng là chủ ý của Chúa Giê su. Bây giờ Chúa Giêsu sẵn sàng phó chính mình để chúng bắt đi mà không hề phản kháng, để bảo vệ các môn đồ. Đây chính là tình yêu hy sinh, là hình ảnh một người chăn hiền lành, phó chính mình để bầy chiên mình được yên ổn.

 Câu nói làm mọi người cảm động mà Giăng trích dẫn ra đây là Chúa Giê su dùng thân mình để không mất một ai mà Đức Chúa Trời đã phó thác cho Ngài. Chúa Giê su nộp mình chỉ với điều kiện duy nhất là để cho các môn đồ được đi khỏi đó. Chắc hẳn họ sẽ bằng lòng vì đối tượng chỉ là Chúa Giê su.

Tuy vậy, chúng ta sẽ ngạc nhiên khi đoạn kế sẽ có cảnh Phi e rơ chống lại sáu trăm lính La mã bằng một cây kiếm. Chúa Giê su phải can ông bằng một câu tục ngữ: " Hễ ai cầm gươm thì sẽ bị chết về gươm." 

Mọi người sẽ có câu hỏi tại sao môn đồ Chúa Giê su có gươm?