Giăng 17 " Họ không thuộc về Thế gian..."
" Như Cha đă sai Con trong thế gian, th́ Con cũng sai họ trong thế gian." Giăng 17:18
Giăng 17 " Họ không thuộc về Thế gian..."
Câu hỏi:
1/ Trong Giăng 1:3 " Ngôi Lời ở thế gian, và thế gian đã làm nên bởi Ngài; nhưng thế gian chẳng từng nhìn biết Ngài."
có ba lần nhắc chữ " Thế gian" Tất cả giống một nghĩa hay không? Nếu không thì sẽ được diễn giải thế nào?
2/ Vì sao Chúa Giê su vui mừng khi Ngài chịu đủ thứ hoạn nạn ? Chúng ta có những vui mừng đó không?
3/ Tại sao đang ở Thế gian mà Chúa muốn môn đồ tách biệt khỏi thế gian? Đó là Thế gian nào?
4/ Làm sao để sống trong Thế gian, tiếp xúc với thế gian mà không hoà đồng với Thế gian?
5/ Tại sao Chúa Giê su không cầu nguyện để Chúa Cha đem môn đồ ra khỏi thế gian?
Tu kín hay tự cô lập mình có phải là cách đúng mà Chúa muốn không?
6/ Cơ đốc nhân không thể là đối thủ của Sa tan, nhưng được trang bị gì để khỏi bị Sa tan tấn công?
Xin đọc Ê phê sô 6: 11-18 ở dưới trang để trả lời câu hỏi
" Họ không thuộc về Thế gian..."
** " Họ và Con đều không thuộc về Thế gian" câu 13-16
Đoạn Kinh Thánh hôm nay có nhắc đi nhắc lại hai chữ "Thế gian"
"Nhưng bây giờ Con về cùng Cha, và đang khi còn ở thế gian, Con nói những điều đó, hầu cho trong lòng họ được đầy dẫy sự vui mừng của Con. 14 Con đã truyền lời Cha cho họ, và thế gian ghen ghét họ, vì họ không thuộc về thế gian, cũng như Con không thuộc về thế gian vậy. 15 Con chẳng cầu Cha cất họ khỏi thế gian, nhưng xin Cha gìn giữ họ cho khỏi điều ác. 16 Họ không thuộc về thế gian, cũng như Con không thuộc về thế gian."
Chỉ trong đoạn Giăng 17, hai chữ "Thế gian" được nhắc đến 17 lần. Đây là cơ hội để chúng ta học về hai chữ "Thế gian" được dùng thế nào trong Kinh Thánh.
" Thế gian" được dịch ra từ chữ " The world" trong tiếng Anh-
Chữ " The world" được nói đến rất nhiều lần trong Kinh Thánh- Nhưng ở mỗi chỗ " The world" có ý nghĩa khác nhau. Chúng ta thử xem 1 câu trong Giăng 1: 10
" Ngôi Lời ở thế gian, và thế gian đã làm nên bởi Ngài; nhưng thế gian chẳng từng nhìn biết Ngài."
" He was in the world, and the world was made through him, and the world knew him not."
Cả tiếng Anh và tiếng Việt đều dùng một chữ là " Thế gian" hay " The world"
Nhưng thật sự có 3 nghĩa khác nhau có thể diễn giải lại câu nầy như sau:
" Ngôi Lời ở Trên đất, và Thế giới đã được làm nên bởi Ngài nhưng Người Thế gian chẳng từng nhìn biết Ngài"
Cám ơn Chúa, tiếng Việt trong hai chữ nầy phong phú hơn tiếng Anh.
Để mở đầu, chúng ta tạm thời dùng hai chữ "Thế giới" để dịch chữ " The World"
Khái niệm về "Thế giới" trong Kinh Thánh được chia thành năm loại:
Thế giới vật chất / Thế giới con người / Thế giới vô đạo đức / thế giới tạm thời và Thế giới sắp tới.
1- Thế giới vật chất mà Kinh Thánh nói đến => được gọi là "Thế Giới"
Thế giới vật chất được xem là lớn nhất bao gồm toàn bộ vũ trụ. Thí dụ
Công vụ 17:24
"Đức Chúa Trời đã dựng nên thế giới và mọi vật trong đó, là Chúa của trời đất, chẳng ngự tại đền thờ bởi tay người ta dựng nên đâu. "
" The God that made the world and all things therein, he, being Lord of heaven and earth, dwelleth not in temples made with hands;"
Vì lời Kinh Thánh là một áng văn chương, mỗi chữ được dùng đều có cân nhắc, để có thể đụng chạm lòng người và khiến cho người đọc thấy gần gủi, nên thay vì dùng hai chữ "vủ trụ" thì các tác giả Kinh Thánh lại dùng hai chữ khác như trong:
Sáng thế Ký đoạn 1: 1 dùng hai chữ Trời đất - "Ban đầu Đức Chúa Trời dựng nên trời đất. "
" the heavens and the earth" -- " In the beginning God created the heavens and the earth."
Và thường thường, người ta hay dùng chữ " Khắp đất" để diễn tả " Toàn thế giới"
Trong Êsai 6: 3
"Các sê-ra-phin cùng nhau kêu lên rằng: Thánh thay, thánh thay, thánh thay là Đức Giê-hô-va vạn quân! Khắp đất đầy dẫy sự vinh hiển Ngài! "
" And one cried unto another, and said, Holy, holy, holy, is Jehovah of hosts:the whole earth is full of his glory. "
Hai chữ Trời đất hay khắp đất được dùng xem ra gần gủi với con người hơn là hai chữ " Thế giới" xa lạ, lạnh lùng.
----------------------------------------
2- Thế Giới Con Người => Thế gian
Thế giới con người, nói về nơi con người sinh sống, còn có nghĩa là xã hội loài người trên trái đất.
Với ý nghĩa nầy Kinh Thánh gọi đơn giản là “Thế gian" Hai chữ thế gian nói về loài người trên đất, dùng trong Cựu Ước, nhưng thường xuyên nhất là trong Tân Ước. Khi nói “Đức Giê-hô-va sẽ phán xét thế gian,” hoặc một câu tương tự, có nghĩa là Ngài sẽ phán xét cư dân trên Thế giới
Thi thiên 9:8
"Ngài sẽ lấy công bình đoán xét thế gian, dùng sự ngay thẳng mà xử các dân tộc."
Hay trong Giăng 3:16
"Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian, đến nỗi đã ban Con một của Ngài, hầu cho hễ ai tin Con ấy không bị hư mất mà được sự sống đời đời."
----------------------------------
3- Thế giới vô đạo đức => Môi trường không thuộc về Chúa hay thù nghịch với Đấng Christ
Thế giới vô đạo đức bao gồm những người thờ ơ hoặc thù nghịch với Chúa. Theo nghĩa rộng nhất, tất cả những cái ác, sự tối tăm cũng được mô tả như một Thế giới. Đó là Thế giới nằm dưới quyền của Sa tan - Còn gọi là Thế gian mờ tối.
Giăng 14:17
" tức là Thần lẽ thật, mà thế gian không thể nhận lãnh được, vì chẳng thấy và chẳng biết Ngài; nhưng các ngươi biết Ngài, vì Ngài vẫn ở với các ngươi và sẽ ở trong các ngươi. "
Thế gian đầy dẫy sự bại hoại (2 Phi-e-rơ 1:4)
"và bởi vinh hiển nhân đức ấy, Ngài lại ban lời hứa rất quí rất lớn cho chúng ta, hầu cho nhờ đó anh em được lánh khỏi sự hư nát của thế gian bởi tư dục đến, mà trở nên người dự phần bản tánh Đức Chúa Trời. "
_______________________________________________________________
4 & 5 -Thế giới Tạm thời và Thế giới sắp tới => Thế giới mang tính chất của thời gian
chỉ sự khác biệt về Thế giới hiện tại và Thế giới trong tương lai
Thí dụ Satan chỉ cai trị trong một kỳ tạm thời :
Giăng 12:31
" Hiện bây giờ, có sự phán xét thế gian nầy, và hiện nay vua chúa của thế gian nầy phải bị xua đuổi."
hay trong Thi thiên 102: 25-27
"Thuở xưa Chúa lập nền trái đất, Các từng trời là công việc của tay Chúa. 26 Trời đất sẽ bị hư hoại, song Chúa hằng còn; Trời đất sẽ cũ mòn hết như áo xống; Chúa sẽ đổi trời đất như cái áo, và nó bị biến thay; 27 Song Chúa không hề biến cải, Các năm Chúa không hề cùng."
I Cô rinh tô 7: 29-31
"Hỡi anh em, vậy thì tôi bảo nầy: thì giờ ngắn ngủi. Từ nay về sau, kẻ có vợ hãy nên như kẻ không có; 30 kẻ đương khóc, nên như kẻ không khóc; kẻ đương vui, nên như kẻ chẳng vui; kẻ đương mua, nên như kẻ chẳng được của gì; 31 và kẻ dùng của thế gian, nên như kẻ chẳng dùng vậy; vì hình trạng thế gian nầy qua đi."
. Người tín hữu có thể mong đợi thế giới mới dưới sự trị vì của Đấng Christ:
2 Phi-e-rơ 3:13:
"Vả, theo lời hứa của Chúa, chúng ta chờ đợi trời mới đất mới, là nơi sự công bình ăn ở."
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Như vậy, hiểu đúng nghĩa hai chữ " The world" là Thế giới, Thế gian, Chốn mờ tối, Đất mới hay Trời mới đều có thể giúp chúng ta thấu hiểu chính xác điều tác giả muốn nói.
Trở lại với câu Kinh Thánh
"Nhưng bây giờ Con về cùng Cha, và đang khi còn ở thế gian, Con nói những điều đó, hầu cho trong lòng họ được đầy dẫy sự vui mừng của Con."
Khi Chúa Giê su nói Con đang về cùng Cha, thì Ngài khẳng định rằng Ngài sẽ hoàn thành sứ mạng trước mắt. Trước đó, Ngài cũng đã nhắc lại hết mọi điều dạy dỗ của Đức Chúa Trời cho môn đệ.
Chúa Giê su khiêm nhường, trước mặt Cha, Ngài đóng vai trò của một sứ giả, đem lời Đức Chúa Trời đến cho nhân loại, trong đó có các môn đồ, bởi thế, Giăng đã mở đầu sách Giăng bằng câu:" Ban đầu có Ngôi Lời..."
Chúa Giê su giảng và dạy là điều rất rõ ràng, nhưng ở đây Ngài nói Ngài " đầy dẫy sự vui mừng " thì người đọc muốn dừng lại một chút.
Từ khi được sách Tiên tri Ê sai 53 giới thiệu về Chúa Giê su, người ta thấy cuộc đời Chúa Giê su đầy khốn khổ. Ngài nếm trải sự từ chối, bắt nạt, dèm chê và hứng chịu mọi điều gian ác.
Vì thế, độc giả luôn nghĩ rằng Chúa Giê su phải u buồn chứ không vui được, phải, trong Kinh Thánh có nói nhiều lần, Chúa động lòng với trái tim của một Đức Chúa Trời, và Chúa cũng có tức giận vì người ta sống giả dối và gian ác. Nhưng không có chỗ nào trong Kinh Thánh nói Chúa Giê su u buồn như một con loài người u buồn.
Trong lòng Chúa Giê su luôn có niềm vui và bình an, mà Chúa muốn san sẽ cho người chung quanh, đó là niềm vui được sống trọn vẹn trong sự thông công với Cha, niềm vui trong sứ mạng vinh hiển của mình, niềm vui thấy thế gian được cứu và niềm vui ở cùng với những môn đồ thân yêu, Ngài biết mỗi người trong họ sẽ được Cha xử dụng và yêu thương.
Chúa Giê su truyền sự vui mừng của Ngài cho những kẻ Tin-
Phi Líp 4:4 khẳng định rằng:
" Hãy vui mừng trong Chúa luôn luôn. Tôi lại còn nói nữa: hãy vui mừng đi."
Nếu chính Chúa Giê su không vui thì làm sao người theo Chúa có thể vui được?
Niềm vui trong Chúa không phụ thuộc hoàn cảnh.
*** Họ không thuộc về thế gian"
"Con đã truyền lời Cha cho họ, và thế gian ghen ghét họ, vì họ không thuộc về thế gian, cũng như Con không thuộc về thế gian vậy. 15 Con chẳng cầu Cha cất họ khỏi thế gian, nhưng xin Cha gìn giữ họ cho khỏi điều ác. 16 Họ không thuộc về thế gian, cũng như Con không thuộc về thế gian. "
Như đã nói ở trên, hai chữ Thế gian nầy cần hiểu theo nghĩa Thế giới gian ác, thế giới chống nghịch với Chúa và người theo Chúa.
Chúa Giê su và môn đồ hãy còn ở trên đất, giữa xã hội loài người, nhưng không thuộc thế giới mà Satan đang nắm giữ, thế giới đó ghét Chúa Giê su và cũng ghét những kẻ theo Ngài.
Chúa Giê su có thể đối phó với ma qủi nhưng các môn đồ thì không, họ không phải là đối thủ của Vua cầm quyền chốn mờ tối nầy, Chúa Giê su cầu nguyện Chúa Cha bao phủ và che chở họ trong một thế giới thù nghịch.
Chúa Giê su xin Cha giữ môn đồ Ngài khỏi điều ác:
Giữ họ khỏi tội bội đạo. --· Giữ họ khỏi sự ác của thế gian. --· Giữ họ khỏi sự bất khiết, không thánh sạch.
" Con không cầu xin Chúa đưa họ ra khỏi thế gian":
Lời cầu nguyện của Chúa Giêsu cảnh báo chúng ta đừng tìm nơi ẩn náu trong sự cô lập của Thiên Chúa trong các tu viện hay vào nơi hoang vắng để không đụng chạm Thế gian.
Mục tiêu của người theo đạo Chúa là phải ở trong thế gian, nhưng không thuộc về nó và cũng không kết hợp với nó. Chúng ta như con tàu ở trong biển mà không để nước biển ở trong tàu.
Nếu Christian đi trốn, tự cô lập mình thì sự cứu rỗi của Chúa Giê su ra luống công. Ai sẽ đem Tin lành rao ra khắp đất? Nói như sách Rôma là nếu không nói thì làm sao người ta nghe được.
Rô ma 10:14-17
"Nhưng họ chưa tin Ngài thì kêu cầu sao được? Chưa nghe nói về Ngài thì làm thể nào mà tin? Nếu chẳng ai rao giảng, thì nghe làm sao? 15 Lại nếu chẳng ai được sai đi, thì rao giảng thể nào? như có chép rằng: Những bàn chân kẻ rao truyền tin Lành là tốt đẹp biết bao! 16 Nhưng chẳng phải mọi người đều nghe theo tin lành đâu; vì Ê-sai có nói rằng: Lạy Chúa, ai tin lời chúng tôi rao giảng? 17 Như vậy, đức tin đến bởi sự người ta nghe, mà người ta nghe, là khi lời của Đấng Christ được rao giảng. "
Nếu tín đồ ra khỏi thế gian thì thế gian tiếp tục mờ tối -Không ai làm chứng nhân cho Chúa - Cơ đốc nhân không có việc gì làm - Hội Thánh cũng không được thành lập.
Gióp, Môi-se, Ê-li và Giô-na lúc gặp thử thách lớn đều cầu nguyện cho họ được cất khỏi thế gian, nhưng Đức Chúa Trời không đáp lời. Ngài cũng muốn chúng ta ở lại trần gian, hoàn thành công việc Ngài giao cho chúng ta làm.
----------------------------------------
Ê phê sô 6: 11- 18
" Hãy mang lấy mọi khí giới của Đức Chúa Trời, để được đứng vững mà địch cùng mưu kế của ma quỉ. 12 Vì chúng ta đánh trận, chẳng phải cùng thịt và huyết, bèn là cùng chủ quyền, cùng thế lực, cùng vua chúa của thế gian mờ tối nầy, cùng các thần dữ ở các miền trên trời vậy. 13 Vậy nên, hãy lấy mọi khí giới của Đức Chúa Trời, hầu cho trong ngày khốn nạn, anh em có thể cự địch lại và khi thắng hơn mọi sự rồi, anh em được đứng vững vàng. 14 Vậy, hãy đứng vững, lấy lẽ thật làm dây nịt lưng, mặc lấy giáp bằng sự công bình, 15 dùng sự sẵn sàng của Tin Lành bình an mà làm giày dép. 16 Lại phải lấy thêm đức tin làm thuẫn, nhờ đó anh em có thể dập tắt được các tên lửa của kẻ dữ. 17 Cũng hãy lấy sự cứu chuộc làm mão trụ, và cầm gươm của Đức Thánh Linh, là lời Đức Chúa Trời. 18 Hãy nhờ Đức Thánh Linh, thường thường làm đủ mọi thứ cầu nguyện và nài xin. Hãy dùng sự bền đổ trọn vẹn mà tỉnh thức về điều đó, và cầu nguyện cho hết thảy các thánh đồ. "