Giăng 14: " Đấng Yên ủi được ban xuống "

**Dân Tộc Việt **Các Phương Tiện *Báp Têm* zoom

" Lại v́ anh em là con, nên Đức Chúa Trời đă sai Thánh Linh của Con Ngài vào ḷng chúng ta, kêu rằng: A-ba! Cha! Ga la ti 4:6

Giăng 14: " Đấng Yên ủi được ban xuống "

 

Đọc Giăng 14: 15-17

 

Câu hỏi:

 

1/ Ba điều răn mới là Ba điều gì? Chúa có làm gương không?

 

2/ Chúa Giê su định nghĩa " Yêu Chúa" là phải làm sao?
Muốn làm được có khó không? Phải làm mãi mãi không?

 

3/ Ai có thể giúp chúng ta thực hiện được các điều răn và làm những công việc lớn hơn?

 

4/ Đấng Yên ủi hay Đấng giúp đở, có giống bản tánh của Chúa Giê su không?
      Nếu giống, tại sao Kinh thánh dùng chữ " khác" ở đây?

 

5/ Câu nào thể hiện rỏ ràng nhất ý nghĩa Ba ngôi hiệp một trong Giăng 14?
Bạn có tin vào Ba Ngôi được bày tỏ trong Kinh Thánh không?

 

6/ Xin giải thích thế nào là Đức Thánh Linh ở với và ở trong?
Tại sao Thế gian không nhận lãnh được và cũng không biết Ngài?

 

 

              " Đấng Yên ủi được ban xuống "

 

** " Thần Lẽ Thật , Đấng An ủi " câu 15-17

 

" Nếu các ngươi yêu mến ta, thì giữ gìn các điều răn ta. 16 Ta lại sẽ nài xin Cha, Ngài sẽ ban cho các ngươi một Đấng Yên ủi khác, để ở với các ngươi đời đời, 17 tức là Thần lẽ thật, mà thế gian không thể nhận lãnh được, vì chẳng thấy và chẳng biết Ngài; nhưng các ngươi biết Ngài, vì Ngài vẫn ở với các ngươi và sẽ ở trong các ngươi."

 

***"Yêu mến và giữ điều răn Ta"

 

Chúa Giê su dạy dỗ các môn đồ rất nhiều, suốt ba năm cùng sống với nhau, bao nhiêu giấy mực cũng chép không hết.

Sự chia tay được chép lại từ sách Giăng 13, Chúa Giê su nhắc lại Ba điều răn quan trọng, cả ba điều đó, Chúa Giê su đều có làm gương, làm mẫu cho môn đồ:



Thứ Nhất: Với hình ảnh rữa chân cho môn đồ, Chúa dặn họ phải hạ mình và phục vụ lẫn nhau. ( Giăng 13: 14&15)

 

"Vậy, nếu ta là Chúa là Thầy, mà đã rửa chân cho các ngươi, thì các ngươi cũng nên rửa chân lẫn cho nhau. 15 Vì ta đã làm gương cho các
ngươi, để các ngươi cũng làm như ta đã làm cho các ngươi."

 

Thứ Hai: Chúa bảo họ phải yêu thương nhau theo mẫu mực tình yêu của Ngài dành cho họ (Giăng 13:34).

 

"Ta ban cho các ngươi một điều răn mới, nghĩa là các ngươi phải yêu nhau; như ta đã yêu các ngươi thể nào, thì các ngươi cũng hãy yêu nhau thể ấy. 35 Nếu các ngươi yêu nhau, thì ấy là tại điều đó mà thiên hạ sẽ nhận biết các ngươi là môn đồ ta."

 

Thứ Ba: Chúa bảo họ phải đặt niềm tin vào Đức Chúa Cha và chính Chúa Giê-su (Giăng 14:1).

 

" Lòng các ngươi chớ hề bối rối; hãy tin Đức Chúa Trời, cũng hãy tin ta nữa. "

 

Cả ba điều răn mới đó phải được trang bị cho tất cả các tín dồ trong Hội Thánh, phải được xem là những đức tính căn bản của một môn đồ Đấng Christ.

 

** " Nếu các ngươi yêu mến ta, thì giữ gìn các điều răn ta."



  Chúa Giê su vừa định nghĩa hai từ " Yêu Chúa" hai từ đó không phải chỉ là cảm xúc, cũng không chỉ trên môi miệng, nhưng là hành động, hành động được thể hiện qua tấm lòng Tin và Yêu: Tin Chúa và Yêu nhau, phục vụ lẫn nhau.


Đây là điều khó cho người theo Chúa, hai điều nầy không dâng trào sôi nổi trong một thời điểm như một cảm xúc, nhưng sẽ kiên định và bền bỉ, được áp dụng luôn trong mọi phương diện của đời sống, trong thử thách cũng như lúc hanh thông.



  Người nào làm được như vậy sẽ được Cha và Chúa Giê su yêu mến, điều nầy được khẳng định trong câu 21:

 

"Ai có các điều răn của ta và vâng giữ lấy, ấy là kẻ yêu mến ta; người nào yêu mến ta sẽ được Cha ta yêu lại, ta cũng sẽ yêu người, và tỏ cho người biết ta."

 

  Yêu mến Chúa Giê su đã được chính Ngài định nghĩa như trên. Nhiều người tự hành hạ thân xác mình hay sống khổ cực biệt lập với xã hội để chứng tỏ mình yêu Chúa, muốn gánh nổi khổ đau của Chúa là điều mà Chúa Giê su không hề dạy bảo.

 

** " Ta lại sẽ nài xin Cha, Ngài sẽ ban cho các ngươi một Đấng Yên ủi khác"



Đấng Yên Ủi được ban xuống là lời hứa bảo đảm thứ Ba. Nhắc lại Ba lời hứa bảo đảm cho các môn đồ:

 

1- Họ sẽ làm được những việc lớn hơn Chúa Giê su làm

2- Nhân danh Chúa Giê su cầu xin, họ sẽ được Chúa đáp lời

3- Chúa Giê su sẽ cầu xin Cha ban Đức Thánh Linh xuống ở trong họ.

 

**Cả Ba điều nầy đều được ứng nghiệm không lâu sau đó, và sẽ còn mãi cho cả chúng ta.

 

Chúng ta hãy đọc lại câu 16, vì trong câu 16 nầy, người ta thấy thể hiện Ba Ngôi Đức Chúa Trời rất rõ ràng trong cùng một công việc,

"Ta lại sẽ nài xin Cha, Ngài sẽ ban cho các ngươi một Đấng Yên ủi khác, để ở với các ngươi đời đời,"

 

Chúa Giêsu không có ý giảng một bài giảng phức tạp về Chúa Ba Ngôi;

 Ngài chỉ nói về cách Ba Ngôi tương tác với nhau vì lợi ích của dân Chúa cũng như việc đẩy mạnh kế hoạch của Ngài.


Đầu tiên, Đức Thánh Linh được dịch là "Người trợ giúp" dịch từ chữ "parakletos" trong tiếng Hy Lạp cổ.

Từ này có ý nghĩa là ai đó được kêu gọi để giúp đỡ người khác và nó có thể ám chỉ đó là một cố vấn, một người bảo vệ pháp lý, một người hòa giải hoặc một người cầu thay.

Phiên bản King James dịch parakletos với từ "Người an ủi" . Bản dịch đó có ý nghĩa hơn, khi hiểu ý nghĩa của từ này trong tiếng Anh cổ hơn. từ " Người an ủi", thường sử dụng từ tiếng Latin "confortari", có nghĩa ‘sự an ủi’ Do đó, nó truyền tải ý tưởng về sự giúp đỡ và sức mạnh, cũng như sự an ủi mà ngày nay chúng ta gọi là Đấng An ủi hay Đức Thánh Linh.

 

**Ngài sẽ ban cho các ngươi một Đấng Yên ủi khác

 

"Đấng Yên ủi khác" hay " Đấng trợ giúp khác"


Từ khác rất quan trọng ở đây, chữ khác trong tiếng Hy Lạp cổ là "Allen" , "Allen" có nghĩa là “người khác nhưng cùng loại” trái với người khác thuộc loại khác.

Chúa Giêsu thể hiện bản chất của Thiên Chúa Cha, thì Chúa Thánh Thần – là một Đấng khác cùng loại – cũng sẽ thể hiện bản chất của Chúa Giêsu.


Đức Thánh Linh được gọi là Allon paraklhtoV có nghĩa chính Ngài cũng tự xưng là một paraklhtoV.

Thật tuyệt vời khi được sống đời sống Cơ đốc nhân với Chúa Giêsu ở ngay bên cạnh chúng ta trên từng bước đường.

Chúa Giêsu hứa rằng Đức Thánh Linh sẽ hoàn thành vai trò đó cho chúng ta, Đức Thánh Linh được sai đến để trang bị quyền phép và giúp đỡ các tín hữu.

 

Công việc vĩ đại hơn được mô tả trong Giăng 14:12-14 sẽ không thể thực hiện được nếu không có quyền năng từ Đức Thánh Linh, một đấng có bản thể giống hệt như Chúa Giê su.

 

** Để ở với các người đời đời:

 

  Chúa Giêsu xin Cha ban Đức Thánh Linh xuống để Ngài (là một nhân vật, chứ không phải chỉ là quyền phép) có thể ở trong chúng ta vĩnh viễn, không phải tạm thời, khác với khi Đức Thánh Linh được ban xuống trong Cựu Ước.

 

  Đấng An ủi sẽ ở cùng các môn đồ mãi mãi. Thánh Linh một khi đã được xuống sẽ ở với chúng ta vĩnh viễn, không bị rút lại.”

 

** Đấng mà thế gian không thể tiếp nhận:

  Thế gian không thể hiểu hay tiếp nhận ĐứcThánh Linh, vì Ngài là Đấng Thánh và chân thật. Thần lẽ thật không ngự trong thế gian dối trá, thế gian đó không thể nhận biết Ngài và cũng Ngài cũng không thể ở trong họ.

 

  Nhưng người theo Chúa biết Ngài, vì Ngài ở với họ và sẽ ở trong họ. Chúa Giêsu nói về ba khía cạnh trong mối quan hệ của người môn đệ với Chúa Thánh Linh:

           Môn đệ Chúa Giêsu phải nhận biết Chúa Thánh Linh, có Chúa Thánh Linh ở cùng, và có Chúa Thánh Linh trong mình.


Mười một môn đồ của Chúa Giê su đã nhận lãnh Đức Thánh Linh rất dặc biệt: Chúa Giê su hà hơi ban Thánh Linh cho họ, và sau đó họ được làm báp têm bằng Thánh Linh trong ngày lễ Ngủ tuần. Khi đó họ được Đức Thánh Linh ban cho quyền phép để đi rao giảng Tin Lành.

 

" Ngài lại phán cùng môn đồ rằng: Bình an cho các ngươi! Cha đã sai ta thể nào, ta cũng sai các ngươi thể ấy. 22 Khi Ngài phán điều đó rồi, thì hà hơi trên môn đồ mà rằng: Hãy nhận lãnh Đức Thánh Linh. 23 Kẻ nào mà các ngươi tha tội cho, thì tội sẽ được tha; còn kẻ nào các ngươi cầm tội lại, thì sẽ bị cầm cho kẻ đó." Giăng 20: 21-23

 

" Nhưng khi Đức Thánh Linh giáng trên các ngươi, thì các ngươi sẽ nhận lấy quyền phép, và làm chứng về ta tại thành Giê-ru-sa-lem, cả xứ Giu-đê, xứ Sa-ma-ri, cho đến cùng trái đất." Công vụ 1:8

 

"Đến ngày lễ Ngũ Tuần, môn đồ nhóm họp tại một chỗ. 2 Thình lình, có tiếng từ trời đến như tiếng gió thổi ào ào, đầy khắp nhà môn đồ ngồi. 3 Các môn đồ thấy lưỡi rời rạc từng cái một, như lưỡi bằng lửa hiện ra, đậu trên mỗi người trong bọn mình. 4 Hết thảy đều được đầy dẫy Đức Thánh Linh, khởi sự nói các thứ tiếng khác, theo như Đức Thánh Linh cho mình nói." Công vụ 2: 1-4

 

Nói các thứ tiếng khác nhau là tiếng ngoại quốc, ngay khi họ vừa được làm báp têm bằng Thánh Linh, thì họ đã có thể truyền rao Tin Lành bằng nhiều tiếng khác nhau cho hằng ngàn người đến Giê ru sa len trong ngày lễ Ngủ tuần.

  Có rất nhiều câu Kinh Thánh nói về Đức Thánh Linh. Hãy nhận Ngài như một món quà qúi báu nhất mà chúng ta có được từ Chúa Giê su ngay khi chúng ta còn ở trên đất.

                              ***            ***

" Cũng một lẽ ấy, Đức Thánh Linh giúp cho sự yếu đuối chúng ta. Vì chúng ta chẳng biết sự mình phải xin đặng cầu nguyện cho xứng đáng; nhưng chính Đức Thánh Linh lấy sự thở than không thể nói ra được mà cầu khẩn thay cho chúng ta. 27 Đấng dò xét lòng người hiểu biết ý tưởng của Thánh Linh là thể nào, vì ấy là theo ý Đức Chúa Trời mà Ngài cầu thế cho các thánh đồ vậy." Rô Ma 8: 26&27

 

"Ta sẽ ban lòng mới cho các ngươi, và đặt thần mới trong các ngươi. Ta sẽ cất lòng bằng đá khỏi thịt các ngươi, và ban cho các ngươi lòng bằng thịt. 27 Ta sẽ đặt Thần ta trong các ngươi, và khiến các ngươi noi theo luật lệ ta, thì các ngươi sẽ giữ mạng lịnh ta và làm theo." Ê xê chi ên 36: 26 -28

 

"Anh em há chẳng biết rằng thân thể mình là đền thờ của Đức Thánh Linh đang ngự trong anh em, là Đấng mà anh em đã nhận bởi Đức Chúa Trời, và anh em chẳng phải thuộc về chính mình sao? " I Cô rinh tô 6;19