Giăng 13 "Điều răn mới, nghĩa là các ngươi phải yêu nhau"

**Dân Tộc Việt **Các Phương Tiện *Báp Têm* zoom

"Ai yêu mến anh em ḿnh, th́ ở trong sự sáng, nơi người đó chẳng có điều chi gây cho vấp phạm." Giăng I: 2: 10

Giăng 13: "Điều răn mới, nghĩa là các ngươi phải yêu nhau"

 

Đọc Giăng 13: 18-38

 

Câu hỏi:

1/ Chúa Giê su có cho Giu đa cơ hội nào để quay đầu không?
    Cuối cùng Giu đa chọn ai?

 

2/ Tại sao biết truớc Giu đa phản bội mà Chúa Giê su vẫn bối rối và buồn?
        Đức Chúa trời có nhiều cảm xúc vì chúng ta không?

 

3/ Trong buổi tiệc, ai là người biết Giu đa phản Chúa?
     Tại sao Chúa không tuyên bố ra cho mọi người cùng biết?

 

4/ Chúng ta học được gì qua cách Chúa Giê su đối xử với Giu đa?

 

5/ Trước khi lìa các môn đồ, Chúa Giê su ban điều răn mới là gì?
   Điều răn đó có mới như là mới lập ra không? 

So với điều răn có sẳn thì điều " Răn mới" có dễ làm hơn không?

 

6/ Lý do gì Phi e rơ khẳng định sẳn sàng chết vì Thầy? Chúa nói trước điều gì?
      Chúng ta rút được kinh nghiệm gì nơi Phi e rơ?

 


           "Điều răn mới, nghĩa là các ngươi phải yêu nhau"

 

 

**"Người ăn bánh ta, dở gót nghịch cùng ta." câu 18-20

 

"Ta không nói về các ngươi hết thảy, ta biết những kẻ ta đã lựa chọn; nhưng lời nầy trong Kinh Thánh phải được ứng nghiệm: Người ăn bánh ta, dở gót nghịch cùng ta. Hiện bây giờ, ta nói điều nầy cùng các ngươi trước việc chưa xảy đến; để khi việc xảy đến rồi, các ngươi sẽ tin ta là Đấng đó. Quả thật, quả thật, ta nói cùng các ngươi, ai tiếp người mà ta đã sai, tức là tiếp ta; hễ ai tiếp ta, tức là tiếp Đấng đã sai ta đến."

 

Chúa Giê su đã trích dẫn một câu trong Thi Thiên 41: 9


" Đến đỗi người bạn thân tôi, Mà lòng tôi tin cậy, và đã ăn bánh tôi, Cũng giơ gót lên nghịch cùng tôi."


Trong cách nói của Kinh Thánh, khi hai người ngồi cùng bàn ăn uống với nhau, là cách diễn tả mối thân tình giữa họ.

Nếu họ có sự khác biệt hay mâu thuẩn, họ sẽ không muốn ngồi ăn chung-

 Ví dụ người Ê díp tô không muốn ăn chung với người Hê bơ rơ trong Sáng thế ký: 43:32

 

" Người ta dọn cho Giô-sép ăn riêng, và cho các anh em ăn riêng. Người Ê-díp-tô ăn chung cùng người cũng dọn cho ngồi riêng nữa; vì người Ê-díp-tô có tánh gớm người Hê-bơ-rơ, nên không ăn chung được."


  Do vậy, khi mời một người đến nhà ăn chung với mình, thì người đó phải là người gần gủi -

 Câu Kinh Thánh mà Chúa Giê su nói phải ứng nghiệm, đã diễn tả đầy đủ mối tương giao của Ngài với Giu đa, nào là "người bạn thân tôi" nào là "Lòng tôi tin cậy"" đã ăn bánh tôi".

 Kinh Thánh đã nói trước rất lâu trước khi xảy ra câu chuyện của Giu đa cả 18 thế kỷ, khoảng hơn 1760 năm, lời trong Thi thiên đã diễn tả mối tương giao của Chúa Giê su với Giu đa không sai chút nào - Thế thì, chuyện Giu đa phản Chúa có làm Ngài ngạc nhiên không?

  Chúa không ngạc nhiên, Chúa đã biết hết, y như lời tiên tri của Đa vít được thần linh Chúa hà hơi để viết nên những điều nầy.

 Chúa Giê su dặn dò các môn đồ, sau nầy, nếu thấy sự việc xảy ra đúng như  lời tiên tri của Thi Thiên 41, thì phải biết Chúa Giê su là Đấng được đề cập trong Thi thiên đó.
Ngài muốn các môn đồ hiểu rằng, sẽ có những người thuộc về Ngài, khi Ngài đem đến cho họ, các môn đồ phải tiếp họ. 

 Tiếp họ là tiếp chính Chúa Giê su, và tiếp Chúa Giê su tức là tiếp Đức Chúa Trời.


  Chúng ta ghi nhớ câu nầy như một môn đồ của Chúa. Hãy tiếp rước hết thảy những người Chúa Giê su dẫn đến cho chúng ta, đó là chúng ta tiếp rước Ngài, cũng là tiếp rước Đức Chúa Trời.

 

**" Tâm thần Ngài bối rối" câu 21-30

 

" Khi Đức Chúa Jêsus đã phán như vậy rồi, thì tâm thần Ngài bối rối, bèn tỏ ra rằng: Quả thật, quả thật, ta nói cùng các ngươi, một người trong các ngươi sẽ phản ta. Các môn đồ ngó nhau, không biết Ngài nói về ai đó. Vả, có một môn đồ dựa vào ngực Đức Chúa Jêsus, tức là người mà Ngài yêu. Si-môn Phi-e-rơ ra dấu cho người đó rằng: Hãy nói cho chúng ta biết thầy phán về ai. Vậy, người nghiêng mình trên ngực Đức Chúa Jêsus, hỏi rằng: Lạy Chúa, ấy là ai? Đức Chúa Jêsus đáp rằng: Ấy là kẻ mà ta trao cho miếng bánh ta sẽ nhúng đây. Đoạn, Ngài nhúng một miếng, rồi lấy cho Giu-đa Ích-ca-ri-ốt, con trai của Si-môn. Liền khi Giu-đa đã lấy miếng bánh, thì quỉ Sa-tan vào lòng người. Đức Chúa Jêsus bèn phán cùng người rằng: Sự ngươi làm hãy làm mau đi. Nhưng các ngươi ngồi đồng bàn đó chẳng ai hiểu vì sao Ngài phán cùng người như vậy. Có kẻ tưởng rằng tại Giu-đa có túi bạc, nên Đức Chúa Jêsus biểu người: Hãy mua đồ chúng ta cần dùng về kỳ lễ; hay là Hãy bố thí cho kẻ nghèo. Còn Giu-đa, khi lãnh lấy miếng bánh rồi, liền đi ra. Khi ấy đã tối."

 

  Tại sao Chúa Giê su bối rối khi tuyên bố: trong vòng các môn đồ có người phản Ta? Chúa bối rối vì ngạc nhiên chăng?

 Chúa hoàn toàn không ngạc nhiên, với con mắt toàn tri, Chúa biết từng môn đồ Ngài chọn, nhưng trước một mối thâm tình mà Giu đa dứt bỏ Chúa cách lạnh lùng, tàn nhẫn, làm trái tim nhân hậu của Chúa bối rối.


  Chúng ta thường nói Đức Chúa Trời nhân từ, đầy tình yêu thương, nhưng chắc chúng ta ít quan sát tình cảm của Chúa.

 Chúa tự nói Ngài yêu chúng ta nhiều đến nỗi ghen tương, Chúa ghét sự phản bội, Chúa giận hờn vì chúng ta bỏ Chúa, Chúa lúc nào cũng động lòng khi thấy giọt nước mắt chúng ta đổ ra, nếu không bởi thần linh Chúa cảm động, thì làm sao Đa vít có thể vòi vĩnh Chúa trong Thi Thiên 56:8

 

"Chúa đếm các bước đi qua đi lại của tôi: Xin Chúa để nước mắt tôi trong ve của Chúa, Nước mắt tôi há chẳng được ghi vào sổ Chúa sao? "



  Chẳng có giáo chủ nào muốn đựng nước mắt của tín đồ trong ve của họ như Chúa chúng ta.

 Ngài thật sự bối rối trong lòng khi chúng ta gian ác. Chúa Giê su là Đức Chúa Trời đầy tình cảm, Ngài biết mọi việc xảy ra để đưa Ngài lên thập giá, nhưng Ngài cũng buồn đau khi Giu đa phản bội.


  Giăng là môn đồ Chúa yêu, rất gần gủi với Ngài, ông muốn diễn tả Chúa Giê su không phải là người vô cảm, như một Đấng tối cao dửng dưng, tuy Chúa Giêsu luôn kiểm soát được mọi tình huống, nhưng Giăng không muốn chúng ta nghĩ là Ngài không bị lay động trước những sự kiện mà Ngài đã trải qua.

  Ngài thật sự đã bối rối, chắc chữ " trouble him" trong tiếng anh đậm nét hơn một chút để diễn tả những cảm xúc trong lòng của Ngài.

Trong bối cảnh của bửa tiệc, hình như không ai dám hỏi thẳng Chúa, rằng người phản bội Chúa là ai? Có lẽ các môn đồ e dè, họ nghĩ có thể mình đang phạm lỗi gì chăng, và lỗi lầm đó đang bị Chúa quở trách.


 Phi e rơ không dám hỏi thẳng Chúa Giê su, mà hỏi qua ông Giăng, là môn đồ Chúa yêu, lúc đó đang ngồi gần Chúa.


Người Do Thái thời đó hay dùng bàn ăn rất thấp, và có thể không ngồi trên ghế, nên khi nghiêng người, ông Giăng có lẽ đang tựa lên ngực Chúa Giê su. Phi e rơ muốn dùng tư thế đó của ông Giăng để nhờ ông hỏi nhỏ Chúa Giê su mà không ai biết rằng kẻ phản bội đó là ai?

Chúa Giê su vừa tiết lộ tên kẻ phản bội, cùng lúc nhúng miếng bánh đưa cho Giu đa, việc nhúng bánh đưa cho một người trong buổi tiệc là một cử chỉ trân trọng, giống như chúng ta nâng ly chúc mừng, một lần nữa Chúa trao sự yêu thương Chúa cho Giu Đa, đến đây, đoạn phim ghi hình ảnh bên ngoài, nhưng bên trong là một chiến trận thuộc linh của Giu đa:

       " Chọn Chúa hay chọn Sa tan?"

 Chúa Giê su đã cho Giu đa một chớp nhoáng cuối cùng để suy nghĩ, nhưng Giu đa thất bại, ông đưa tay lấy bánh từ tay Chúa, nhưng Ngài biết ông không trở lại. Chúa bèn tuyên bố:

      " Sự ngươi làm hãy làm mau đi."

 Thế rồi Giu đi ra, hay nói rõ hơn là ma qủi dẫn Giu đa đi ra, vì Kinh Thánh nói "Liền khi Giu-đa đã lấy miếng bánh, thì quỉ Sa-tan vào lòng người."


** Chỉ có Phi e rơ và Giăng biết Chúa Giê su nói gì trong khi không ai biết đó là Giu đa.

 

Chúa Giê su ban cơ hội, nhưng tội nhân có sự chọn lựa. Ma quỷ không thể lấy đi linh hồn của một người, nếu người đó không cho phép nó.

 


** " Điều răn mới" câu 31-38

 

"Khi Giu-đa đã ra rồi, Đức Chúa Jêsus phán rằng: Hiện bây giờ Con người được vinh hiển, và Đức Chúa Trời được vinh hiển nơi Con người. Đức Chúa Trời cũng sẽ làm cho Con người vinh hiển nơi chính mình Ngài, và Ngài sẽ kíp làm cho vinh hiển. Hỡi các con trẻ ta, ta còn tạm ở với các ngươi; các ngươi sẽ tìm ta, và như ta đã nói với người Giu-đa rằng: Các ngươi không thể đến nơi ta đi, thì bây giờ ta cũng nói với các ngươi như vậy. Ta ban cho các ngươi một điều răn mới, nghĩa là các ngươi phải yêu nhau; như ta đã yêu các ngươi thể nào, thì các ngươi cũng hãy yêu nhau thể ấy. Nếu các ngươi yêu nhau, thì ấy là tại điều đó mà thiên hạ sẽ nhận biết các ngươi là môn đồ ta. Si-môn Phi-e-rơ thưa cùng Ngài rằng: Lạy Chúa, Chúa đi đâu? Đức Chúa Jêsus đáp rằng: Nơi ta đi, bây giờ ngươi chẳng có thể theo ta được; nhưng rồi sau ngươi sẽ theo ta. Phi-e-rơ thưa rằng: Lạy Chúa, sao hiện bây giờ tôi không thể theo Chúa được? Tôi liều sự sống tôi vì Chúa! Đức Chúa Jêsus đáp rằng: Ngươi liều sự sống ngươi vì ta sao! Quả thật, quả thật, ta nói cùng ngươi, khi gà chưa gáy, ngươi đã chối ta ba lần!"

 

**" Con người được vinh hiển, và Đức Chúa Trời được vinh hiển nơi Con người."

 

   Satan tưởng hắn đã chiến thắng khi dùng Giu đa để giết Chúa Giê su, làm cho Con Đức Chúa Trời thất bại, nhưng chính lúc Sa tan dẫn Giu đa ra để mưu sự nó được thành, thì Chúa Giê su lại tuyên bố, hiện nay, Ngài được vinh hiển và Đức Chúa Trời cũng được vinh hiển vì Con.

  Đấng Christ đã đến với tư cách là người đại diện cho dân Ngài, Chúa Giê su vâng phục Cha cho đến chết. Nhờ sự vâng phục hoàn hảo đó, mà hết thảy dân Ngài và dòng giống sau nầy của họ, cũng được cứu khỏi sự đoán phạt. Nhờ sự công bình và sự chuộc tội của Ngài, nhân loại tiếp tục được mua chuộc, để trái đất vinh quang bởi những người được chuộc.


 Loài người sẽ không bị dính với một thân phận thất bại nữa, họ được cứu qua kế hoạch của Chúa. Bây giờ vì sự vinh hiển đó mà Chúa Giê su không lùi bước.

Chúa Giê su cũng rất ngậm ngùi khi nhắn nhủ với những kẻ mà Ngài yêu thương, là họ không thể đi theo Ngài được nữa, con đường ngài đi họ không thể đến.

 Chúa Giê su muốn nói đến ranh giới của con người và Thượng đế, nơi đó con người không đến được, nhưng họ có thể theo Ngài rồi Ngài sẽ trở lại để rước họ.

Trong khi chờ đợi những ngày trên đất, Chúa muốn các môn đồ phải yêu thương nhau, tình thương đó không được kém hơn tình thương Chúa dành cho họ,

 

       "Nếu các ngươi yêu nhau, thì ấy là tại điều đó mà thiên hạ sẽ nhận biết các ngươi là môn đồ ta."

 

Chúa Giê su gọi lời dặn các môn đồ phải yêu thương nhau là điều răn mới, thật ra chữ mới được dùng ở đây không có nghĩa mới lập ra, mà có nghĩa là làm tươi mới một điều có sẳn - Dựa trên mười điều răn: Thay vì nói:

" Các ngươi hãy yêu kẻ lân cận như mình" thì bây giờ được diễn giải là :" Các người hãy yêu nhau như Chúa đã yêu các ngươi"


Mạng lệnh sau nầy cho thấy các đối tượng rõ ràng hơn và đặt một tiêu chuẩn cao hơn.

Tình yêu thương là đặc điểm của Tin lành để lôi cuốn tha nhân và cũng là sự sống còn của những người theo Chúa.

 

**"Khi gà chưa gáy, ngươi đã chối ta ba lần!"

 

Khi Chúa nói: " Nơi ta đi, bây giờ ngươi chẳng có thể theo ta được" làm cho các môn đồ thắc mắc, vì nhiệm vụ của môn đệ là đi theo Thầy, bây giờ để Thầy đi một mình, Phi e rơ thấy điều nầy thật không phải, ông không biết được thử thách sắp đến của Chúa Giê su sẽ như thế nào, Chúa không muốn nói rỏ ràng cho họ, vì việc nầy chỉ có một mình Ngài mới có thể gánh vác được.

Từ trước tới nay Chúa Giê su không hề rời môn đồ, Chúa đi đâu, họ theo đó, Phi e rơ là môn đồ lớn tuổi nhất, trong giây phút của lòng sốt sắng vì yêu Chúa, ông cho rằng dù phải hy sinh vì Ngài, ông cũng dám làm.

 Phi e rơ muốn xác định lòng trung thành của mình đối với Chúa. Nhưng Chúa Giê su báo trưóc cho ông là trước canh ba, tức khoảng nửa đêm về sáng, Phi e rơ sẽ chối Chúa đến ba lần.

 Ba lần chối Chúa của Phi e rơ rất trầm trọng, nhưng không giống như mưu gian ác Giu Đa, đôi khi trong mỗi chúng ta có những mặt rất yếu đuối mà chúng ta không biết, khi cảm xúc qua đi, dối diện với khó khăn, chúng ta mới biết thực sự đó là gì.

 Một cơ đốc nhân trưởng thành không dựa trên cảm xúc, nhưng là sự kềm chế, chịu đựng có rèn luyện. Vì sự vấp phạm đó mà sau nầy Phi e rơ luôn khuyên các tín đồ phải dè chừng về những hành động phản lại lẽ thật của Chúa, như là một cách chối Chúa mà ông đã từng làm. Giăng I đoạn 2: 23

 

   " Ai chối Con, thì cũng không có Cha: ai xưng Con, thì cũng có Cha nữa."


Ai nói ḿnh ở trong Ngài, th́ cũng phải làm theo như chính Ngài đă làm.Giăng I đoạn 2:6