Giăng 13 " Chúa Giê su rửa chân cho môn đồ"

**Dân Tộc Việt **Các Phương Tiện *Báp Têm* zoom

"Ngài phán rằng: Thật các ngươi sẽ uống chén ta nhưng mà ngồi bên hữu hay bên tả ta, th́ chẳng phải tự ta cho được; ấy là cho những người nào mà Cha ta đă sửa soạn cho." Ma thi ơ 20: 23

Giăng 13 " Chúa Giê su rửa chân cho môn đồ"

 

Đọc Giăng 13:1-15

 

Câu hỏi:

 

1/ Ai là kẻ thuộc về mình khi Chúa Giê su nói:

"Ngài đã yêu kẻ thuộc về mình trong thế gian, thì cứ yêu cho đến cuối cùng."

 

2/ Chúa Giê su đang muốn dùng thời gian ngắn ngủi còn lại để làm gì?

      Còn Giu đa cũng đang tranh thủ làm gì? Ngài có biết không?

 

3/ Tại sao Phi e rơ phản đối việc Chúa Giê su rửa chân cho ông?

     Phản đối mấy lần? sau đó lại muốn rửa luôn đầu?

 

4/ Tại sao nhận lấy sự phục vụ của Chúa mới có phần trong Chúa?
          Đó là hình ảnh gì?

 

5/ Tại sao Chúa nói đã tắm rồi thì chỉ cần rửa chân là được sạch? Câu đó có ý gì?

 

6/ Có thể nào trong cùng một Hội Thánh mà mọi người không tinh sạch đồng đều nhau không?
             Ai có thể biết được chuyện đó?

 


              " Chúa Giê su rửa chân cho môn đồ"

 

**" Yêu cho đến cuối cùng" câu 1

 

" Trước ngày lễ Vượt Qua, Đức Chúa Jêsus biết giờ mình phải lìa thế gian đặng trở về cùng Đức Chúa Cha đến rồi; Ngài đã yêu kẻ thuộc về mình trong thế gian, thì cứ yêu cho đến cuối cùng."



   Chúng ta hãy đọc lại một lần nữa câu nầy, để có thể suy nghĩ: ai là đối tượng mà Chúa Giê su phải hy sinh?

   Đó là những kẻ sẽ thuộc về Ngài trong thế gian, một đối tượng mà với thần tính của Chúa, con số nầy không hề nhỏ, con số nằm trong tay Đức Chúa Cha, khiến Chúa Giê su tâm sự với các môn đồ rằng, tất cả những kẻ Cha giao cho Ta, Ta sẽ gìn giữ hết và không bỏ ra ngoài đâu. (Giăng 17:22)

 Chúa Giê su thường nhắc đến những kẻ mà Đức Chúa Trời giao cho. Ngài hướng đến những người ấy trên thế gian. Chúa Giê su muốn thực hiện tình yêu vĩ đại của Đức Chúa Cha muốn cứu chuộc loài người ra khỏi sự định tội và sự chết đời đời.

 

  ** Những người trong thế gian thuộc về Ngài vì Ngài đã chọn họ.

        Họ thuộc về Ngài, vì Ngài đã ban chính Ngài cho họ.

        Họ thuộc về Ngài, vì Cha Ngài đã ban Họ cho Ngài.

        Họ là của riêng Ngài, vì Ngài sẽ sớm mua chuộc họ bằng chính mình.

         Họ thuộc về Ngài, vì Ngài đã chinh phục họ.

        và - Họ thuộc về Ngài, vì họ đã đầu phục Ngài.



   Thời gian còn rất ít, Chúa Giê su muốn ở cùng các môn đồ, dành cho họ những gần gủi, thân mật, ngọt ngào, và truyền đạt điều mà Ngài thấy cần thiết trong sứ mạng mà Ngài để lại cho họ, vì thế, hôm nay, Chúa Giê su đã làm một việc cho các môn đồ mà từ trước tới nay, Chúa chưa hề làm, là tự Ngài cúi xuống rửa chân cho từng môn đồ.

 

 **" Bài học của sự khiêm tốn và phục vụ" câu 2-15

 

"Đang bữa ăn tối (ma quỉ đã để mưu phản Ngài vào lòng Giu-đa Ích-ca-ri-ốt con trai Si-môn), Đức Chúa Jêsus biết rằng Cha đã giao phó mọi sự trong tay mình, và mình đã từ Đức Chúa Trời đến, cũng sẽ về với Đức Chúa Trời, nên đứng dậy khỏi bàn, cởi áo ra, lấy khăn vấn ngang lưng mình. Kế đó, Ngài đổ Nước vào chậu, và rửa chân cho môn đồ, lại lấy khăn mình đã vấn mà lau chân cho. Vậy, Ngài đến cùng Si-môn Phi-e-rơ, thì người thưa rằng: Chúa ôi, chính Chúa lại rửa chân cho tôi sao! Đức Chúa Jêsus đáp rằng: Hiện nay ngươi chẳng biết sự ta làm; nhưng về sau sẽ biết. Phi-e-rơ thưa rằng: Chúa sẽ chẳng rửa chân tôi bao giờ! Đức Chúa Jêsus đáp rằng: Nếu ta không rửa cho ngươi, ngươi chẳng có phần chi với ta hết. Si-môn Phi-e-rơ thưa rằng: Lạy Chúa, chẳng những rửa chân mà thôi, lại cũng rửa tay và đầu nữa! Đức Chúa Jêsus đáp rằng: Ai đã tắm rồi, chỉ cần rửa chân, thì được sạch cả. Vả, các ngươi đã được tinh sạch, nhưng chưa được tinh sạch đều. Vì Ngài đã biết ai sẽ phản Ngài; tại thế cho nên Ngài phán rằng: các ngươi chẳng phải hết thảy đều được tinh sạch. Sau khi đã rửa chân cho môn đồ, Ngài mặc áo lại; đoạn ngồi vào bàn mà phán rằng: các ngươi có hiểu điều ta đã làm cho các ngươi chăng? Các ngươi gọi ta bằng Thầy bằng Chúa; Các ngươi nói phải, vì ta thật vậy. Vậy, nếu ta là Chúa là Thầy, mà đã rửa chân cho các ngươi, thì các ngươi cũng nên rửa chân lẫn cho nhau. Vì ta đã làm gương cho các ngươi, để các ngươi cũng làm như ta đã làm cho các ngươi. "

 

** Trái tim của Chúa Giê su và Trái tim của Giu đa:

 

  Nhân vật chính trong bửa tiệc lễ Vượt qua là Chúa Giê su, Ngài thể hiện hình ảnh của một Đức Chúa Trời bao dung, nhân hậu và đầy tình yêu thương.

Khi Ngài nói "Cha đã giao phó mọi sự trong tay mình" có nghĩa Chúa Giê su có toàn quyền định đoạt trong lúc nầy, hoặc tiến tới mục đích, hoặc trở lui.
 Dù có sự kinh hải và buồn khổ tột cùng, nhưng Chúa Giê su đã vượt qua chính mình, Ngài muốn yêu nhân loại cho đến cuối cùng, có nghĩa là Ngài muốn thực hiện tron vẹn điều Cha đã hoạch định cho ngài, cuối cùng là hơi thở cuối cùng trong thân xác con người của Chúa Giê su ở trần gian.

 Bởi thế, Chúa Giê su tự biết mình sắp trở về với Cha, một con đường trở về vô cùng đau đớn.

Chính vì lẽ đó, người ta thấy Chúa là người chiến thắng, chứ không phải nạn nhân. Lúc nầy, có lẽ Satan đang mừng rỡ vì nó sắp thành công trong việc nhờ tay nhiều người giết Con Đức Chúa Trời, nhưng Satan không ngờ được, chính cái chết mà Satan sắp đặt cho Chúa Giê su cũng nằm trong kế hoạch của Đức Chúa Trời, Ngài dùng nó để dẫn Chúa Giê su đến Thập tự giá.

 

  Kết quả sự chết Chúa Giê su trên Thập tự giá đã cuốn hút rất nhiều người ra khỏi vòng kềm toả của Sa tan, đem đến vinh quang tột cùng cho Chúa Giê su cùng Đức Chúa Trời, vì Ngài đã chiến thắng sự tội và sự chết. I Cô rinh tô 15: 55 -57

 

"Hỡi sự chết, sự thắng của mầy ở đâu? Hỡi sự chết, cái nọc của mầy ở đâu? Cái nọc sự chết là tội lỗi, sức mạnh tội lỗi là luật pháp. Nhưng, tạ ơn Đức Chúa Trời đã cho chúng ta sự thắng, nhờ Đức Chúa Jêsus Christ chúng ta."

 

   Bên cạnh sự cảm động mà độc giả dành cho Chúa Giê su trong tối nay, có một nhân vật khác cũng làm cho người ta chú ý, người đó mang bóng dáng của Satan, ở kế bên Chúa Giê su, mà âm mưu bán Chúa, là Giu đa Ích ca ri ốt.


  **Câu 2 nói ma quỷ đã cài vào lòng Giu đa sự phản nghịch.


  Không biết Giu đa đã phó mình cho ma quỷ từ lúc nào, bây giờ thì anh ta đã là một công cụ trong tay nó. Quyền lực của Satan làm cho Giu đa bị bịt tai, bịt mắt, và làm trái tim anh ta cứng cỏi, không thể nào cảm nhận được nhũng gì mà Chúa Giê su đang bày tỏ qua tình yêu.


  Sa tan đang dùng Giu đa trong ba mục tiêu của nó là cướp, giết và huỷ diệt. Nó cướp đi tình yêu và sự vinh hiển Chúa dành cho Giu đa là môn đồ ngài. Nó muốn giết Chúa Giê su và sau đó nó huỷ diệt luôn cả Giu đa.

            Chưa từng có ai đi với ma quỷ mà cuối cùng được hanh thông, phước hạnh.

 

** Chúa Giê su cởi áo, lấy khăn vấn ngang mình và rủa chân cho môn đồ:



  Dân Do Thái ngày xưa thường mang dép, đường đất không được trải nhựa, nên chân của họ luôn dính nhiều cát bụi, trước khi vào nhà ai, họ phải rửa chân trong một cái chậu nước để trước cửa, để giữ trong nhà được sạch và họ cũng thấy thoải mái nếu chân họ sạch.

   Nếu nhà có đầy tớ, thì khi ngồi vào bàn, đầy tớ sẽ bưng chậu rửa chân đến mà quỳ xuống, rủa chân cho khách, đây là một công việc rất hèn hạ, chỉ dành cho nô lệ, không bao giờ người ngang hàng nhau rửa chân cho nhau, đừng nói đến chủ nhà hay người tôn trọng hơn mà phải rửa chân cho khách.

 Các Ra bi nói thêm rằng, thậm chí, chiếu theo ltinh thần của luật Môi se, không nên dùng anh em mình làm nô lệ cho mình, nên người Do Thái cũng không làm công việc rửa chân cho nhau, chỉ dùng người ngạoi bang mà thôi.



  Chúa Giê su đã thật sự cởi áo mình ra, lấy khăn quấn ngang hông rồi quỳ xuống rửa chân cho từng môn đồ. Trong tất cả bốn sách phúc âm, chỉ một mình Giăng diễn tả chi tiết từng động tác của Chúa Giê su.

 Có lẽ sự việc nầy đã làm ông nhớ mãi không quên. Chúa Giê su không rửa chân cách tượng trưng, nhưng Ngài làm thật sự, đóng vai một nô lệ để làm.    Trong bối cảnh nầy người đọc thấy gì?

** Độc giả thấy các môn đồ im lặng khi Chúa làm điều đó cho họ. Tại sao?

 Sách Lu ca 22 chép, lúc đó, các môn đồ còn tranh nhau xem ai lớn nhất? Có lẽ các môn đồ bị bất ngờ trước hành động của Chúa Giê su. Tất cả bọn họ đều xem Chúa Giê su là bậc Thầy tôn quý, họ cũng tin Ngài là Con Đức Chua Trời, thế mà bây giờ Chúa lại làm công việc của một nô lệ.

 Họ sửng sờ nhưng không dám hỏi. Phi e rơ vẫn là người nhanh nhẩu, ông không cảm thấy thoải mái khi nhận điều đó nơi Chúa, Phi e rơ lên tiếng cho cả bọn:

       "Uả Chúa rửa chân cho tôi sao? " Chúa nói phải, bây giờ ngươi không hiểu, sau nầy sẽ hiểu. Phi e rơ cương quyết phản đối: " Không, không, tôi không để Chúa rửa chân cho tôi đâu" nên Chúa trả lời,

 

 

         " Nếu ngươi không nhận sự phục vụ nầy thì ngươi không có phần với Ta"



   Đôi khi, chúng ta cám ơn Phi e rơ về những câu hỏi hay câu trả lời của ông, vì qua đó chúng ta nhận được thêm lời giải thích của Chúa Giê su.


  Trong bối cảnh nầy, nếu Chúa Giê su chỉ đóng vai tạm một đầy tớ rửa chân cho môn đồ theo nghĩa đen, thì không có ý nghĩa.

 Chúa Giê su đang làm một biểu tượng hạ mình như một kẻ hèn hạ, đền tội trên thập tự giá, để mọi người nhờ đó mà được sạch, nếu Phi e rơ không nhận điều đó, thì ông không có phần với Chúa Giê su.


  Thật vậy, ngày nay, khi Tin lành đến với tha nhân, nếu họ không thèm nhận sự phục vụ, hy sinh của Chúa Giê su, họ cũng sẽ không nhận được sự thanh tẩy của Ngài cho tội lỗi dơ bẩn của họ. Họ không có phần với Chúa, họ vẫn còn là một tội nhân ở ngoài.

 

  Phi e rơ đã hai lần từ chối sự phục vụ của Chúa Giê su, nhưng khi Ngài nói, nếu ông không nhận thì không có phần với Chúa, bây giờ Phi e rơ lại muốn tắm luôn cả đầu.

  Phi e rơ muốn nói gì? Ông muốn đề cập đến sự thanh tẩy trong luật pháp, trong lễ đó cả thân mình dều được tắm gội.



 Nhưng, Chúa Giê su nói, hể ai tắm rồi thì được sạch, sau chỉ cần rủa chận, đó là hình ảnh của một người tin nhận Chúa, người ấy được Chúa thanh tẩy tất cả tội lỗi, sau đó, nếu phạm tội nữa, chỉ cần thú nhận trước Chúa và ăn năn là được tha thứ.

 

   Cũng trong lúc nầy, Chúa Giê su nhắc lại: "các ngươi chẳng phải hết thảy đều được tinh sạch" để ám chỉ về Giu đa, Giu đa cũng được Chúa Giê su rửa chân cho như các môn đồ khác, Chúa cũng ban cho Giu đa cơ hội được Chúa phục vụ trong cái chết của Ngài, nhưng Giu đa đã không muốn nhận phần của Chúa, Ma quỷ không hứa cũng không cho Giu đa điều gì, song Giu đa không cưỡng lại được, hình ảnh Giu đa là hình ảnh của một tín đồ, hằng ngày theo Chúa nhưng làm theo Sa tan thì không có phần trong Chúa.

 

  Chúa Giê su cũng để lại một gương cho các môn đồ trong sự khiêm nhường và tinh thần hạ mình phục vụ. Ngài không muốn các môn đồ tranh nhau xem ai lớn, nhưng họ phải là đầy tớ phục vụ lẫn nhau và phục vụ luôn cả Hội Thánh mà Đức Chúa Trời giao phó cho họ.

  Bài học cuối cùng mà Chúa Giê su để lại cho môn đồ đã mang lại sự dạy dỗ cho rất nhiều con cái, tôi tớ Chúa từ xưa đến nay và họ đều biết đến câu nói của Chúa trong Ma thi ơ 20: 26-28

"Trong các ngươi thì không như vậy; trái lại, trong các ngươi, kẻ nào muốn làm lớn, thì sẽ làm đầy tớ các ngươi; còn kẻ nào muốn làm đầu, thì sẽ làm tôi mọi các ngươi. Ấy vậy, Con người đã đến, không phải để người ta hầu việc mình, song để mình hầu việc người ta, và phó sự sống mình làm giá chuộc nhiều người."