Sách Công vụ các sứ đồ

**Dân Tộc Việt **Các Phương Tiện *Báp Têm* zoom

Lịch sử Hình thành các Hội thánh Ban đầu.

 

Sách Công vụ các sứ đồ - Sơ lược về tác giả và nguồn gốc

 

Câu hỏi:

1/ Ai viết sách Công vụ các sứ đồ? Viết vào khoảng thời gian nào?

 

2/ Bạn biết gì về Lu ca?

 

3/ Mỗi sách của Lu ca đều tường thuật lại cho một người tên Thi ô Phi lơ - người đó là ai?

 

4/ Sách Công vụ đóng vai trò gì giữa bốn sách Tin lành và các Thư tín của Phao lô?
Nếu không có sách Công vụ thì các Thư tín của Phao lô có dễ hiểu không?

 

5/ Sách Công vụ nhấn mạnh những điểm nào?

 

6/ Sách Công vụ được khen tặng ở điểm nào?

 

            **Tác Giả và Thời gian 

 

   Theo truyền thống của Cơ đốc giáo, Sách Công vụ các sứ đồ được viết bởi Luca, một bác sĩ và nhà sử học đã đồng hành cùng Sứ đồ Phao-lô.


Sách Công vụ được coi là phần thứ hai của cùng một tác phẩm gồm hai phần, với Phúc âm Lu-ca là phần đầu tiên, và sách Công vụ là phần thứ hai.

Sách Công vụ được viết bằng tiếng Hy Lạp và được cho là được viết ở Rome trong khoảng thời gian từ 70 đến 80 CN, mặc dù một số học giả cho rằng thời điểm có thể sớm hơn một chút.


  Sách Công vụ kể về sự trỗi dậy và lan rộng của Cơ đốc giáo, từ Giê ru salem đến Rô-ma, trong khoảng thời gian khoảng 30 năm. Những ghi chép tập trung vào chức vụ của Phi-e-rơ và Phao-lô, đồng thời mô tả sự tách biệt dần dần của Hội Thánh Đấng Christ khỏi các truyền thống Do Thái.

  Sách Công vụ cung cấp bối cảnh lịch sử có giá trị cho các thư tín của Phao-lô. Nhưng cũng như các học giả nghiên cứu Kinh Thánh, chúng ta lấy làm tiếc khi Luca không đề cập đến cái chết của cả hai nhân vật chính là Phi e rơ và Phao lô.


Đầu tiên hai sách của Luca được đặt tên là the books of Luke and Acts - Người ta dễ dàng nhận ra điều nầy ở trang đầu tiên của hai sách:
Luca 1: 1-4

"Hỡi Thê-ô-phi-lơ quí nhân, vì có nhiều kẻ dốc lòng chép sử về những sự đã làm nên trong chúng ta, 2 theo như các người chứng kiến từ lúc ban đầu và trở nên người giảng đạo đã truyền lại cho chúng ta, 3 vậy, sau khi đã xét kỹ càng từ đầu mọi sự ấy, tôi cũng tưởng nên theo thứ tự viết mà tỏ ra cho ông, 4 để ông biết những điều mình đã học là chắc chắn."

Và Công vụ các Sứ đồ: 1: 1-3

 

" Hỡi Thê-ô-phi-lơ, trong sách thứ nhất ta, ta từng nói về mọi điều Đức Chúa Jêsus đã làm và dạy từ ban đầu, 2 cho đến ngày Ngài được cất lên trời, sau khi Ngài cậy Đức Thánh Linh mà răn dạy các sứ đồ Ngài đã chọn. 3 Sau khi chịu đau đớn rồi, thì trước mặt các sứ đồ, Ngài lấy nhiều chứng cớ tỏ ra mình là sống, và hiện đến với các sứ đồ trong bốn mươi ngày, phán bảo những sự về nước Đức Chúa Trời."

 

Lu ca là ai? Có rất ít thông tin về Lu ca trong Kinh Thánh, chỉ biết:

** Lu ca là một tín đồ người ngoại:


Qua tên của Lu ca (Luke) là tên người ngoại chứ không phải tên Do Thái

** Trong Cô lô se 4:14 Phao lô có nhắc đến Luca, người thầy thuốc:

" Lu-ca là thầy thuốc rất yêu dấu, chào anh em, Đê-ma cũng vậy. "


Và ông là người duy nhất còn ở kế bên Phao lô trong giai đoạn cuối cuộc đời Phao lô - 2Ti mô thê 4: 6-11

 

" Về phần ta, ta đang bị đổ ra làm lễ quán, kỳ qua đời của ta gần rồi. 7 Ta đã đánh trận tốt lành, đã xong sự chạy, đã giữ được đức tin. 8 Hiện nay mão triều thiên của sự công bình đã để dành cho ta; Chúa là quan án công bình, sẽ ban mão ấy cho ta trong ngày đó, không những cho ta mà thôi, nhưng cũng cho mọi kẻ yêu mến sự hiện đến của Ngài. 9 Hãy cố gắng đến cùng ta cho kíp; 10 vì Đê-ma đã lìa bỏ ta rồi, tại người ham hố đời nầy, và đã đi qua thành Tê-sa-lô-ni-ca. Cơ-rết-xen đi trong xứ Ga-li-lê, còn Tít thì đi xứ Đa-ma-ti rồi. 11 Chỉ có một mình Lu-ca ở với ta. Hãy đem Mác đến với con, vì người thật có ích cho ta về sự hầu việc lắm."



   Lu ca, người thầy thuốc đã đi bên cạnh Phao lô suốt một đoạn đường dài, không biết ông nhập cuộc với Phao lô từ khi nào, nhưng người thầy thuốc nầy đã làm một công việc của một nhà sử học chép lại lịch sử và các hoạt động của Hội Thánh ngay sau khi Chúa Giê su thăng thiên, về Trời.

  Lu ca không nói mình là nhân chứng sống trong các sự kiện của Chúa Giê su như Giăng nói, nhưng khi qua sách Công vụ các sứ đồ, Lu ca dùng chữ "Chúng tôi" trong các sự kiện, điều đó chứng tỏ ông có mặt với Phao lô trong các chuyến truyền giáo.

 Người ta cũng tìm thấy những chứng cứ khác có ghi chữ "chúng tôi" trong các tường thuật về truyền giáo ở Hy Lạp — Họ đến tận Phi-líp, Macedonia (khoảng năm 51 CN). Tại đó, Luca gặp lại Phao-lô, đồng hành với ông trong chuyến hành trình cuối cùng đến Giê-ru-sa-lem (khoảng năm 58 CN). Sau khi Phao-lô bị bắt tại Giê ru sa lem, trong thời gian bị giam kéo dài ở Sê-sa-rê, Lu-ca có thể đã dành thời gian dài để làm việc với Phao lô, Lu ca đã thu thập nhiều tài liệu từ Phao lô cho hai sách Phúc Âm Lu ca và Công vụ.


  Lu ca đã đi bên cạnh Phao lô suốt đoạn cuối của cuộc đời Phao lô. Lu ca có mặt trong chuyến hành trình lúc Phao lô bị giải giao từ Caesarea đến Rô-ma, theo thư tín thứ hai của Phao-lô gửi cho Ti-mô-thê 4:11, là thời điểm Phao lô bị tử đạo ở Rô ma (khoảng năm 66 CN)

 Các học giả đều có chung một ý niệm rằng sách Công vụ các sứ đồ là một gạch nối rất quan trọng giữa bốn sách Tin lành và các thư tín của Phao lô, nếu không có sách Công vụ, các Thư tín của Phao lô trở nên khó hiểu trong bối cảnh lịch sử thời đó. Chúa dùng Lu ca ghi lại những diễn biến của Hội Thánh Đấng Christ lúc mới thành hình cho đến khi Tin lành được bành trướng, lan rộng từ Giê ru sa lem sang Rô ma.



Luca bắt đầu hai sách của mình bằng câu chào một nhân vật bí mật tên là Thê ô phi lơ -

Theophilus là tên của người mà Phúc âm Lu-ca và Công vụ Các sứ đồ được đề cập đến trong Kinh thánh. Theophilus là tên tiếng Hy Lạp có nghĩa là "người yêu dấu của Chúa".

Theophilus được nhắc đến trong những câu mở đầu của Luca và Công vụ. Lu-ca viết các sách này vào khoảng năm 61-63 sau Công Nguyên, khi Sứ đồ Phao-lô đang bị tù ở Rô-ma. Mong muốn của Luca là chứng minh cho Theophilus sự thật về cuộc đời, cái chết và sự phục sinh của Chúa Giêsu.

 

Danh tính về Theophilus là không chắc chắn, nhưng một số giả thuyết bao gồm:

 

Theophilus có thể là một quan chức La Mã được kính trọng, người đã được thông báo về những hoạt động Cơ đốc giáo, Luca muốn cho Theophilus và người La Mã thấy: Đạo Cơ đốc vô hại. Người theo đạo Chúa Giê su vô tội và Cơ đốc giáo có thể được chấp nhận hợp pháp vì cũng như đạo Do Thái, một tôn giáo được chấp thuận ở Đế chế La Mã.

Theophilus cũng có thể là Thầy tế lễ thượng phẩm ở Giê-ru-sa-lem - Có thể Thầy Tế lễ nầy cũng như Ni cô đem, cũng là người tin Chúa.

Theophilus cũng có thể được dùng như một thuật ngữ chung cho tất cả độc giả Cơ Đốc của Luca.

 

  Sách Công vụ các sứ đồ muốn nhấn mạnh đến quyền năng Đức Thánh Linh trên Hội thánh Đầu tiên và trên các công cuộc truyền giáo cho người ngoại.
Qua sự tường thuật của Lu ca, độc giả thấy được Đức Chúa Trời làm những điều vô cùng kỳ diệu qua những người bình thường khi Ngài ban quyền năng cho họ qua Thánh Linh. Mở đầu cho một kỷ nguyên mới của Tin Lành, Đức Chúa Trời đã làm những điều kỳ lạ:

Chúa đã chọn một nhóm ngư dân và thường dân, sử dụng họ để đảo lộn thế giới. Từ Phi e rơ, một tay chài lưới, chỉ qua một bài giảng đã làm hơn 3000 người Tin Chúa, cho đến Ê tiên, Phi líp, đều chỉ là các chấp sự bất chấp mọi nguy nan để giảng raoTin lành.


 Chúa cũng đã bắt một kẻ sát nhân ghét Cơ-đốc giáo và biến ông ta thành nhà truyền giáo Cơ-đốc vĩ đại nhất trong lịch sử, đó là Phao lô, tác giả của gần một nửa số sách trong Tân Ước.


  Chúa cũng đã sử dụng sự bắt bớ tàn khốc mà các Cơ-đốc nhân phải chịu, để kích thích sự mở rộng nhanh chóng đến không ngờ, của những Hội thánh non trẻ, không hề có sự kháng cự nào trước vũ lực từ trong ra ngoài.

Chúa dùng sự bành trướng của Tin lành đến dân ngoại để làm mờ nhạt ảnh hưởng của các Thầy Tế lễ ở Giê ru sa lem. Phá đổ một hệ thống giáo quyền đã đặt một gánh nặng trên con cái Ngài.

 

Sách Công vụ các sứ đồ đã nhận được những lời khen tặng qúi báu:

Vào giữa năm 1960, Sherwin-White, một chuyên gia về lịch sử Hy Lạp-La Mã ở Oxford, đã viết về sách Công vụ:

Khuôn khổ lịch sử là chính xác. Về mặt thời gian và địa điểm, các chi tiết đều chính xác… Những câu chuyện kể trong sách Công vụ phù hợp với một chuỗi lịch sử, ghi chép về các phiên tòa cấp tỉnh và triều đình trong các tài liệu văn học và văn chương của thế kỷ thứ nhất và đầu thế kỷ thứ hai sau Công Nguyên.
Đối với sách Công vụ, sự xác nhận của tính lịch sử của nó có thể áp đảo bất kỳ nỗ lực nào nhằm bác bỏ tính lịch sử cơ bản mà từ ngày xưa, các sử gia La Mã từ lâu đã coi đó là điều hiển nhiên."

Học giả John Calvin viết rằng Sách Công vụ là “một loại kho báu khổng lồ”.

Nhà Truyền Giáo nổi tiếng D Martyn Lloyd-Jones gọi Công vụ là “cuốn sách trữ tình nhất… Sống trong cuốn sách đó, tôi khuyến khích bạn: Nó là liều thuốc bổ, liều thuốc bổ tuyệt vời nhất mà tôi biết trong lĩnh vực Thánh Linh.”

 

***Ước mong chúng ta cũng được tìm thấy trong sách Công vụ các sứ đồ một sự hiểu biết diệu kỳ về Đức Thánh Linh- Về giá trị lịch sử của Hội Thánh ban đầu và xem đó là một kho báu vô giá, kích thích những ước muốn trong công tác Truyền Giáo và Gây dựng Hội thánh Chúa.