Công vụ 6:" Bầu chọn các Chấp sự Hội Thánh"

**Dân Tộc Việt **Các Phương Tiện *Báp Têm* zoom

" Ta cảm tạ Đấng ban thêm sức cho ta, là Đức Chúa Jêsus Christ, Chúa chúng ta, về sự Ngài đã xét ta là trung thành, lập ta làm kẻ giúp việc;" I Ti mô thê 1: 12

Công vụ 6:" Bầu chọn Chấp sự Hội Thánh"

Đọc Công vụ: 1- 7

 

Câu hỏi:

 

1/ Hội Thánh có mâu thuẩn, là vì Hội thánh không lành mạnh phải không?
Hội Thánh chúng ta có thể có mâu thuẩn không?

 

2/ Sa tan thường dùng sự mâu thuẩn để gây ra điều gì?
Chúng ta có thường bị mắc bẩy Sa tan khi có tranh chấp không?

 

3/ Ba tiêu chuẩn cho các chấp sự là ba tiêu chuẩn gì? Có liên quan đến tiền bạc, địa vị không?
Làm việc hành chánh trong Hội Thánh có được xem là mục vụ ( Ministry) không?

 


           "Bầu chọn Chấp sự Hội Thánh"

 

** Tranh chấp về trợ cấp cho goá phụ: câu 1

 

"Trong lúc đó, bởi số môn đồ càng thêm lên, nên người Hê-lê-nít phàn nàn nghịch cùng người Hê-bơ-rơ, vì những người góa bụa của họ đã bị bỏ bê trong sự cấp phát hằng ngày."

 

   Có thể nói với Công vụ 5 và Công vụ 6, những ngày tươi đẹp đã qua, đối với những Cơ đốc nhân đầu tiên. Bây giờ họ phải đối phó với sự mâu thuẩn nội bộ, và bây giờ bắt đầu có những tranh chấp và chia rẽ tiềm tàng.

  Những người lãnh đạo phải tìm cách giải quyết, và do đó, Hội thánh lại có thêm những chức vụ liên quan đến hành chánh, ngoài việc giảng đạo và dạy đạo.


  Khi số lượng môn đồ tăng lên,  thì công việc của vương quốc Đức Chúa Trời, thông qua cộng đồng Cơ đốc nhân đầu tiên, vẫn rất thành công, và họ đã giải quyết tốt một số các vấn đề, nhưng với một số người đông đảo, phải lo tiền bạc, ăn uống, sinh hoạt mỗi ngày, là một điều phức tạp.


   Ngay trong câu một, Lu ca nêu lên sự phàn nàn của người Hê lê nít, là những người Do Thái nói tiếng Hy Lạp, hoặc những người Do Thái sinh ra và lớn lên ở những khu vực chịu ảnh hưởng của văn hóa Hy Lạp-La Mã, bị cho là khác biệt với người Do Thái ở tại Giu đa.


Khi Hội Thánh phát triển, Sa tan cũng có kế hoạch để hành động, nếu việc hù doạ, bắt bớ bên ngoài những người lãnh đạo không thành công, thì nó sẽ xui khiến có những gay cấn từ bên trong.

  Sa tan rất thông thạo cách kích động, làm cho một Hội Thánh bị chia rẽ, nhóm cơ đốc nhân nầy chống nghịch cùng nhóm kia, và đây là một thí dụ.

** Mâu thuẩn trong văn hoá:

   Người Do Thái thuần gốc, là những người Giu đa, có khuynh hướng tiếp nhận văn hóa Do Thái nhiều hơn. Người Hê lê nít là những người Do Thái ở vùng ảnh hưởng của văn hóa Hy Lạp, từ Diaspora (di cư) được dùng cho nhóm người có chung di sản hoặc quê hương, đã di cư và định cư ở nhiều nơi khác nhau trên khắp Đế quốc La Mã thời đó.


  Chủ nghĩa Hy lạp thờ thần tượng, sống phóng túng, cho nên đã có sự nghi ngờ tự nhiên giữa hai nhóm, nhóm Do thái Giu đa cho rằng nhóm kia không sống thánh thiện như họ, và Satan đã khôn ngoan lợi dụng sự nghi ngờ với thành kiến đó để gây chia rẽ.


  Rõ ràng, một số Cơ đốc nhân có xuất thân từ nền văn hóa Hy Lạp tin rằng họ bị bỏ quên, trong khi những góa phụ Cơ đốc nhân Do Thái được chăm sóc tốt hơn. Có thể đó là do sơ xuất trong việc quản lý một số đông người, nhưng bây giờ lỗi lầm đó đã được làm cho lớn hơn.

 

** Tổ chức lại cơ chế của Hội Thánh: Đề cử ban chấp sự: câu 2-4

 

" Mười hai sứ đồ bèn gọi hết thảy môn đồ nhóm lại, mà nói rằng: Bỏ sự dạy đạo Đức Chúa Trời mà giúp việc bàn tiệc thật chẳng xứng hợp. 3 Vậy, anh em hãy chọn trong bọn mình bảy người có danh tốt, đầy dẫy Đức Thánh Linh và trí khôn, rồi chúng ta sẽ giao việc nầy cho. 4 Còn chúng ta sẽ cứ chuyên lo về sự cầu nguyện và chức vụ giảng đạo."

** Không nên để chúng ta rời bỏ lời Chúa và phục vụ bàn ăn:


    Các sứ đồ giải thích rằng, họ nên trung thành với sự kêu gọi chính yếu của mình, đó là cầu nguyện và phục vụ lời Chúa, và sẽ không xứng hợp khi dành thời gian để quản lý những nhu cầu hằng ngày của các góa phụ. Khi nói như vậy, có người nghĩ rằng các sứ đồ tự coi mình cao trọng hơn các công việc đó, có lẽ không phải vậy.

   Chúa không gọi những sứ đồ này trở thành những người làm tất cả mọi việc trong hội thánh, Chúa bảo họ rao giảng và dạy dỗ, vào thời điểm đó, không có nhiều người được trực tiếp nhận được sự huấn luyện, dạy dỗ từ Chúa Giê su. Chúa đã và sẽ dấy lên những người khác để phục vụ theo những cách khác, các sứ đồ  đã khôn ngoan khi giao phó cho người khác, những trách nhiệm thuộc phạm vi điều hành nầy, do đó ban chấp sự ra đời, ngày xưa được gọi là Phó tế.

 

  Các phó tế xử lý việc quản lý thực tế các chi tiết tài chính, liên quan đến việc chăm sóc các góa phụ. Họ được bầu để giám sát việc phân phối tiền bạc, nhu yếu phẩm cho những người nghèo trong cộng đồng.

 Phục vụ là một công việc quan trọng trong một Hội Thánh, không tính đến những điều phải đối đầu về mặt hành chính.

Các sứ đồ nói rằng: phần mình, sẽ liên tục cầu nguyện và phục vụ lời Chúa, khi nói như vậy, người ta phải biết, các sứ đồ bận rộn với việc cầu nguyện cho một Hội thánh mới thành lập và còn phục vụ Lời Chúa, dạy dỗ  cả ngàn tín đồ mới, điều nầy cho thấy các sứ đồ đã làm những điều đó một cách hăng hái như thế nào, và việc rao giảng, cầu nguyện đúng đắn tốn nhiều công sức như thế nào.

 

** Chọn người có danh tiếng tốt, đầy dẫy Thánh linh và có trí khôn mà giao việc cho:



  Khi nêu lên ba đặc điểm nầy, chứng tỏ các sứ đồ không khinh dễ công việc hành chánh và phục vụ, họ muốn người lãnh trách nhiệm sẽ không bị phàn nàn vì có phẩm chất, đời sống không tốt, bị tai tiếng. Người đó cũng sẽ không làm được việc nếu không có Đức Thánh Linh chỉ giáo, và nếu không khôn ngoan thì sẽ không có khả năng để đương đầu với những vấn đề phức tạp của Hội thánh.

  Ý tưởng đằng sau sự đầy dẫy Đức Thánh Linh và sự khôn ngoan là những người đàn ông được chọn này phải vừa có đầu óc tâm linh, vừa có đầu óc thực tế. Đây có thể là một sự kết hợp khó tìm. Cả ba điều nầy, phản ảnh những phẩm chất tốt đẹp bên trong của một người theo Chúa, chứ không phải bên ngoài.

 

  Trên môt phương diện nào đó, Chúa đã chỉ cho các sứ đồ cách chọn người xứng đáng cho công việc Hội thánh, những đặc điểm nầy vẫn phải được dùng cho tận ngày nay trong Hội Thánh. Chọn sai người dẫn đến nhiều rắc rối và làm tổn thương danh Chúa, khiến cho người ta nghĩ rằng Hội Thánh mà không thánh. Các chấp sự cần được một nhóm người có hiểu biết bầu chọn, ngày nay, đa số các Hội Thánh đều được bầu chọn các chấp sự.

  Có lẽ Đức Thánh linh đã hướng dẫn các sứ đồ cách tốt nhất để giải quyết vấn đề. Họ không đuổi những người hay phàn nàn ra ngoài. Họ không chia thành hai phe để đối xử khác biệt, họ cũng không xa lánh những người không vui. Nhưng họ tổ chức lại Hội thánh theo trật tự và hợp lý. Chọn ra bảy người, có lẽ để mỗi người có thể phụ trách những ngày khác nhau trong tuần lễ. Con số Bảy cũng là một con số tượng trưng cho sự hoàn mỹ, trọn vẹn.

 

*** Bảy Chấp sự được chọn: câu 5 -7

" Cả hội đều lấy lời đó làm đẹp lòng, bèn cử Ê-tiên, là người đầy đức tin và Đức Thánh Linh, Phi-líp, Bô-cô-rơ, Ni-ca-no, Ti-môn, Ba-mê-na và Ni-cô-la, là người An-ti-ốt mới theo đạo Giu-đa; 6 và trình bảy người đó cho các sứ đồ; các sứ đồ cầu nguyện rồi, thì đặt tay lên. 7 Đạo Đức Chúa Trời càng ngày càng tràn ra, số môn đồ tại thành Giê-ru-sa-lem thêm lên nhiều lắm. Cũng có rất nhiều thầy tế lễ vâng theo đạo nữa."

 

*** Cả hội đều lấy lời đó làm đẹp lòng:


  Các sứ đồ được Chúa dẫn dắt, nên cả hội đều đồng ý về cách chọn bảy chấp sự, theo các tiêu chuẩn đưa ra. Sau khi bầu chọn, có một kết quả đáng ngạc nhiên, là cả bảy người đàn ông đó đều có tên theo tiếng Hy Lạp, điều nầy cho thấy, có lẽ chính họ là người theo chủ nghĩa Hy Lạp. Mọi người, bao gồm Giu đa, đã thể hiện sự nhạy cảm lớn đối với những người theo chủ nghĩa Hy Lạp, muốn làm lắng dịu điều mà người Diaspora bị xúc phạm, bằng cách chỉ định những người theo chủ nghĩa Hy Lạp để chăm sóc việc phân phối của các góa phụ.

 

*** Đặt tay cầu nguyện:


Các sứ đồ tin cậy Hội chúng, khi họ đã chọn lựa xong, trình cho các sứ đồ thì họ chấp thuận và đặt tay cầu nguyện cho vì bảy chấp sự nầy cũng phải được trình lên Chúa và cần được Chúa hướng dẫn và chấp thuận.


Việc đặt tay cầu nguyện cho việc phân phối về thuộc thể ở đây, cũng được xem là một phần trong việc phục vụ nhà Chúa. Tiếng Hy lạp được dùng trong CV câu 1: sự cấp phát hay phân phối ( distribution) và sự giảng đạo (ministry) trong câu 4 đều được dùng một từ giống nhau, đều có nghĩa là Mục vụ (Spiritual service)


Không có chỗ nào trong sách Công vụ gọi những người nầy là chấp sự, nhưng họ chính là những người đầu tiên làm các công việc được mô tả cho một chấp sự trong I Ti mô thê 3: 8 -13

"Các chấp sự cũng phải cho nghiêm trọng, không được nói hai lời, không được ghiền rượu, không được tham lợi phi nghĩa, 9 nhưng phải lấy lương tâm thanh sạch giữ lẽ mầu nhiệm của đức tin. 10 Những người đó cũng phải chịu thử thách trước đã, nếu không chỗ trách được thì mới được làm chức chấp sự. 11 Vợ các chấp sự cũng phải nghiêm trọng, chớ nói xấu, phải có tiết độ và trung tín trong mọi việc. 12 Các chấp sự chỉ nên làm chồng của một vợ mà thôi, phải khéo cai trị con cái và nhà riêng mình. 13 Vì ai khéo làm chức vụ mình thì được bực cao trọng và lòng rất dạn dĩ trong đức tin đến Đức Chúa Jêsus Christ."



Hội thánh ngày nay thường đọc đoạn Kinh Thánh nầy, trong khi bầu các chấp sự, để nhắc lại cho mọi người biết chọn một chấp sự theo tiêu chuẩn nào.

 

** Đạo Đức Chúa Trời càng ngày càng tràn ra:


Thêm một lần nữa, âm mưu chia rẽ của Sa tan bị thất bại, Hội Thánh đã hiệp một trong mâu thuẩn, cả hai bên đều đồng thuận với đề nghị của các sứ đồ, và bảy người phục vụ đều gây đưọc sự tin tưởng của mọi người, nên Hội thánh được bình yên và phát triển.