Công vụ 3: "Điều ǵ đẹp ở của Đẹp?"

**Dân Tộc Việt **Các Phương Tiện *Báp Têm* zoom

" Mọi người đều kính sợ v́ có nhiều sự kỳ phép lạ làm ra bởi các sứ đồ." Công vụ 2: 43

Công vụ 3: "Điều gì đẹp ở  Cửa Đẹp?"

 

Đọc Công vụ: 3: 1-9

 

Câu hỏi:

 

1/ Nói về cấu trúc và vị trí, thì Cửa Đẹp có gì đặc biệt?

 

2/ Người què ở của Đẹp ở trong tình trạng nào? Ông chỉ ước mong gì?
Nếu chúng ta không thể cho người cùng khổ đủ những vật chất, thì chúng ta có thể cho gì?

 

3/ Phi e rơ dùng gì để thực hiện phép lạ? Điều đó khiến ông chắc chắn không?
      Chứng minh điều nầy bằng một câu nói của Phi e rơ với người què.

 

4/ Chúng ta có nghĩ rằng chúng ta có thể vịn vào một số câu kinh thánh mà có thể tuyên bố và thực hiện phép lạ,
mà không cần cảm nhận sự sai khiến của Đức Thánh Linh không? Điều Chúa ban cho Phi e rơ gọi là gì cho đúng nghĩa?

 

5/ Sau khi được chữa lành, người què cảm ơn ai?
Phi e rơ đã nói gì khiến người nầy thay vì mang ơn ông lại vào đền thờ ca ngợi Đức Chúa Trời?

 

6/ Chúng ta học được gì qua đoạn Kinh Thánh nầy?
Mục đích của Hội Thánh đặt trọng tâm làm chứng, hay chữa lành?

 

            "Điều gì đẹp ở Cửa Đẹp?"

 

*** Cửa Đẹp và người đàn ông có số phận không đẹp: câu 1-3

 

" Buổi cầu nguyện giờ thứ chín, Phi-e-rơ với Giăng cùng lên đền thờ. 2 Vả, có một người què từ lúc sanh ra, cứ hằng ngày người ta đem đặt tại cửa đền, gọi là Cửa Đẹp, đặng ăn mày những người vào đền. 3 Người thấy Phi-e-rơ và Giăng vào, thì xin hai người bố thí."

 

** Cửa Đẹp ( Beautiful gate):

 Thành phố cổ Jerusalem được bao quanh bởi một bức tường có tám cổng chính. Đi ngược chiều kim đồng hồ, từ cổng hướng bắc là Cổng Herod, Cổng Damascus, Cổng New, Cổng Jaffa, Cổng Zion, Cổng Dung, Cổng phía Đông và Cổng Sư tử.

 Cổng phía Đông, hướng ra Núi Ô-liu qua Thung lũng Kidron, được gọi là  Cổng Đẹp: Nhà sử học Do Thái Josephus đã mô tả cổng này đối ngang núi Ô li ve; được làm bằng đồng thau ở Cô rinh tô tinh ròng, cao bảy mươi lăm feet với những cánh cửa đôi lớn, đẹp đến nỗi nó vượt trội hơn nhiều so với những cánh cửa chỉ được phủ bạc và vàng".

 Sau nầy, Cổng Đẹp phía Đông luôn bị đóng kín, bởi nó ứng nghiệm lời tiên tri trong Kinh thánh sách Ê xê chiên 4: 1-3

"Đoạn người đem ta đến hiên cửa ngoài của nơi thánh, ngó về phía đông. Cửa ấy vẫn đóng. 2 Đức Giê-hô-va bèn phán cùng ta rằng: Hiên cửa nầy sẽ đóng luôn không mở nữa. Chẳng ai được vào bởi hiên cửa nầy, vì Giê-hô-va Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên đã vào bởi đó; vậy cửa ấy sẽ đóng lại. 3 Chỉ có vua, vì người là vua, thì có thể đến ngồi tại đó đặng ăn bánh trước mặt Đức Giê-hô-va. Vua sẽ vào bởi nhà ngoài của hiên cửa, và cũng ra bởi đường ấy."

 Lúc Chúa Giê su cưỡi lừa vào thành Giê ru sa lem đã qua cửa nầy. Sách Xa cha ri nói tiên tri về lần trở lại thứ hai của Chúa Giê su cũng sẽ xảy ra đối ngang của nầy trong Xa cha ri: 14: 4

" Trong ngày đó, chơn Ngài sẽ đứng trên núi ô-li-ve, là núi đối ngang Giê-ru-sa-lem về phía đông; và núi ô-li-ve sẽ bị xé ra chính giữa về phía đông và phía tây, đến nỗi thành ra một trũng rất lớn; phân nửa núi dời qua phương bắc, phân nửa dời qua phương nam. "

 

Cổng Đẹp phía Đông của Jerusalem còn được gọi là Cổng Vàng (Golden Gate). Trong tiếng Do Thái, đó là Sha'ar Harahamim, "Cổng Lòng thương xót". Hiện tại, đây là cổng lâu đời nhất ở Thành phố cổ, được xây dựng vào thế kỷ thứ 6 hoặc thứ 7 sau Công nguyên. Đây cũng là cổng mà người ngoại có thể vào.

*** Người què bẩm sinh:

 Trong phần trước của sách Công vụ 2: 43 có nói, để Tin lành được truyền ra, thì phép lạ cũng được ban cho các sứ đồ để làm cho vững đạo

" Mọi người đều kính sợ vì có nhiều sự kỳ phép lạ làm ra bởi các sứ đồ."


Và đây là một hình ảnh cụ thể mà Phi e rơ và Giăng đã thực hiện trên người què bẩm sinh, Chúa đã ban ân tứ cho hai sứ đồ, kèm theo chức vụ của họ trong công trường mới mẻ của Chúa.


Có 3 lý do mà Lu-ca muốn ghi lại câu chuyện về phép lạ tại cửa Đẹp.


1/ Để chứng mình về các phép lạ được ban cho đề cập trong Công vụ 2:43.


2/Giới thiệu bài giảng thứ hai của Phi-e-rơ cho dân Giu đa.


3/ Để chỉ ra lý do tại sao những Cơ Đốc nhân đầu tiên bị ngược đãi, vì những điều đẹp đẽ mà Chúa cho xảy ra. Người tin sẽ vững tin, người không tin sẽ thù ghét.

 

  Người đàn ông tàn tật trong bối cảnh hôm nay, là người mà mọi người thường thấy ở đền thờ mỗi khi bước qua cửa, người ấy bị què từ khi sinh ra, trước khả năng của con người, khẳng định là không có phương cách để được chữa lành.

 Trong đoạn kế Công vụ 4: 22 cho biết người nầy đã hơn bốn mươi bốn tuổi, hơn nửa cuộc đời sống trong đau khổ, người què đã phải nhờ người ta đưa đến Cửa Đẹp, không phải để thờ phượng, nhưng để ăn xin, sống qua ngày.

 

** Buổi cầu nguyện giờ thứ chín:

 Trước buổi cầu nguyện, đền thờ đã có buổi hiến tế, Phi e rơ và Giăng đã không đến dự buổi hiến tế, nhưng chỉ đến buổi cầu nguyện.

 Điểm nầy cũng được Lu ca ghi nhận, vì theo tinh thần của Cơ đốc giáo, từ khi Chúa Giê su đã được dâng lên làm con sinh tế, hình bóng của sự hiến tế đã được Chúa Giê su thực hiện và bãi bỏ. Có lẽ vì lý do đó, hai sứ đồ chỉ dự buổi cầu nguyện mà thôi.

 Giờ thứ chín cũng là giờ mà Chúa Giê su trút hơi cuối cùng trên thập giá.

** Xin bố thí:

  Người què đã nhờ lòng thương xót của dân sự Chúa để sống qua ngày, ước muốn cao nhất của ông, chắc chỉ là được một bửa cơm no bụng. Nhưng câu chuyện ở đây đi xa hơn, khi người què gặp Chúa, cuộc đời tàn tật của ông được hoàn toàn thay đổi, Chúa cho ông nhiều hơn điều ông có thể nghĩ ra, chẳng những thân thể ông được chữa lành mà linh hồn ông cũng được cứu rỗi.

*** " Song điều ta có thì ta cho ngươi:" câu 4 - 9

"Phi-e-rơ với Giăng ngó chăm người, rồi nói rằng: Hãy nhìn xem chúng ta. 5 Vậy, người bèn nhìn chăm chăm hai người, tưởng sẽ được chút gì. 6 Nhưng Phi-e-rơ nói với người rằng: Ta chẳng có vàng bạc chi hết, song điều ta có thì ta cho ngươi: nhân danh Đức Chúa Jêsus Christ ở Na-xa-rét, hãy bước đi! 7 Phi-e-rơ nắm tay hữu người đỡ dậy. Tức thì bàn chân và mắt cá người trở nên cứng vững; 8 người liền nhảy, đứng lên và bước đi cùng hai người vào đền thờ, vừa đi vừa nhảy, vừa ngợi khen Đức Chúa Trời. 9 Cả dân chúng đều thấy người bước đi và ngợi khen Đức Chúa Trời."

 

*** Điều chỉnh tầm nhìn của đối tượng:

 

Khi Phi e rơ và Giăng nhìn chăm chăm vào người què, chúng ta nghĩ gì? Chúng ta có thể thấy Đức Thánh Linh đã chỉ cho cả hai sứ đồ mục tiêu mà Ngài muốn làm việc, vì lẽ đó, người què bắt gặp được ánh nhìn của hai người, theo kinh nghiệm, ông cho rằng hai người nầy sẽ quyết định cho ông một thứ gì đó, nhưng Phi e rơ không để người nầy hiểu lầm, Phi e rơ nói ngay là ông không có tiền bạc để cho, nhưng ông có Chúa Giê su ở Na xa rét để cho và luôn cả thẩm quyền của Ngài, là có thể chữa bệnh cho người què.

 

  Đối với một số cơ đốc nhân, nếu người ta yêu cầu cứu giúp về vật chất, mà chúng ta nói "bạc và vàng tôi không có" là điều tồi tệ, khiến chúng ta khó nói. Nhưng sẽ tệ hơn nhiều, nếu các tín hữu không bao giờ có sức mạnh tâm linh để nói rằng, "Nhân danh Chúa Giê-su Christ thành Nazareth, hãy đứng dậy và bước đi".

 Công việc của Giáo hội trên thế giới không chỉ đơn giản là làm cho tình trạng thiếu thốn dễ chịu hơn; nhưng nhiệm vụ chính của Giáo hội là đem sự cứu rỗi của Chúa Giê su đến cho họ. Đó mới là món quà qúi báu nhất, có thể thay đổi nhiều số phận.

 

** Chúa Jesus Christ thành Nazareth: Là một danh hiệu để sĩ nhục Chúa Giê su, nhưng ở đây được dùng như một danh hiệu của sự chữa lành. Ai chấp nhận danh hiệu đó, người ấy sẽ được Chúa Jesus Christ thành Nazareth thăm viếng, chữa lành .

** Hãy bước đi!


Sách I Cô rinh tô 12: 9 nói rằng:


"Bởi một Đức Thánh Linh, cho người nầy được đức tin; cũng bởi một Đức Thánh Linh ấy, cho kẻ kia được ơn chữa tật bịnh;"

 

Điều gì mà Đức Thánh Linh ban cho ai, người ấy biết - Chúa Thánh Linh không làm cho chúng ta hổ thẹn khi Ngài sai khiến chúng ta làm điều Ngài muốn. Hãy chắc chắn về cảm nhận về điều Đức Thánh Linh sai bảo mình làm. Vì nếu Ngài không sai biểu, chúng ta không có thẩm quyền, những gì chúng ta cố diễn, là giả tạo là kiêu ngạo, là phạm đến Thiên Chúa, là chuốc lấy cho mình sự đoán xét.

 

***Chân người què cứng vững:


  Phi e rơ chỉ cần nắm tay phải của người què đỡ dậy, thì chân của người ấy trở nên vững vàng, các bắp thịt, các xương cốt đã thoái hoá nhiều năm, bây giờ được tươi mới.

 Thật là một phép lạ tuyệt vời. Phi e rơ đã thực hiện phép lạ cách dễ dàng, không cần đọc thần chú như pháp sư, không cần làm gì cả, chỉ phán thì thành. Phi e rơ đã thực hiện việc chữa bệnh theo làm theo sự thúc giục cụ thể của Đức Thánh Linh, không phải do ý riêng hay để quảng cáo cho chính mình.

 

**Người liền nhảy, đứng lên và bước đi:


  Đó là cảnh vui mừng của một người từ khi sinh ra, qua bốn mươi bốn năm, chưa hề được bước đi. Người què đã đi thẳng vào đền thờ, ông muốn ngợi khen Đức Chúa Trời. Ngày nay, nhiều tôi tớ Chúa, khi Chúa cho được ơn chữa bệnh, thì cố ý làm cho rườm rà, để người được chữa lành nghĩ rằng chính ông ấy giúp mình được chữa lành, và cám ơn ông ấy, thay vì ngợi khen Đức Chúa Trời.

 

Để chính mình được tôn vinh mà danh Chúa bị lu mờ trước quyền phép của Tin lành, là một kiêu ngạo mà sách Châm ngôn 16:5 hăm doạ rằng:

 

"Phàm ai có lòng kiêu ngạo lấy làm gớm ghiếc cho Đức Giê-hô-va; Quả thật nó sẽ chẳng được khỏi bị phạt."

 

Mặc dù Chúa đã ban cho Phi-e-rơ khả năng siêu nhiên để thực hiện phép lạ y như chính Chúa, nhưng ông không nhận vinh dự ấy cho mình, ông tự nhận mình là công cụ, là ống dẫn để danh Chúa Giê su ở Na xa rét được tôn vinh, do đó, người què mới vào đền thờ mà tôn ngợi Chúa.

 

Từ câu chuyện hôm đó, Cửa Đẹp được ghi lại một câu chuyện Đẹp, danh Chúa Giê su Na xa rét được nhắc đến tại đó, và mọi người thăm viếng nó, đều gọi 
nó là "Cửa Thương Xót"