Sách Ma thi ơ đoạn 2

**Dân Tộc Việt **Các Phương Tiện *Báp Têm* zoom

 Bức tranh Thứ Hai: Biến động sau khi Chúa Giê su sanh ra

Đọc Ma thi ơ đoạn 2 và trả lời các câu hỏi:

***Lời tiên tri liên hệ trong đoạn nầy Mi chê 5: 1 Và Giê rê mi: 31:15

 

1/ Vì sao các nhà thông thái muốn tìm đến Chúa Giê su mới sinh?
2/ Từ Đông phương bằng cách nào họ biết được sẽ có Vua sinh ra ở Giu Đa?
3/ Nếu chỉ là Vua mới sinh, họ có lặn lội đường xa đến thờ phượng không?
4/ Vua Hê rốt phản ứng như thế nào? Tại sao phải vời các thầy Tế lễ và những Thông thái mới hiểu được phái đoàn hỏi gì?
5/ Có mấy giấc mơ giải cứu ở đoạn nầy?

 

Xin đọc bài đọc thêm trước khi trả lời các câu hỏi để biết về Vua Hê Rốt, Các Thầy thông thái, Làng Bết lê hem và xứ Na za rét :

               Cuộc Di Tản Đầu Tiên Của Gia Đình Chúa Giê Su

Ma-thi-ơ chương 2 nói về biến động tại xứ Giu đa sau khi Chúa Giê su sanh ra:
Những gì Ma-thi-ơ kể cho chúng ta trong đoạn 2 liên quan đến một biến động xảy ra trong xứ khoảng thời gian từ vài tháng cho tới 1 năm, sau khi Chúa Giê-su sinh ra ở Bết-lê-hem. Ma-thi-ơ thực sự cho chúng ta biết rất ít về chi tiết khi Chúa Giê su vừa mới ra đời như trong sách Lu-ca. Sau khi kê gia phổ thì Mathi ơ lại cho chúng ta thấy ngay một sự kiện khuấy động bắt đầu hướng về Đấng Christ dù Ngài mới chỉ là một trẻ sơ sinh. Con Đức Chúa Trời đến thế đã khuấy động thế gian theo hai chiều hướng: Kẻ tìm kiếm Đấng Mê si đến để thờ phượng và kẻ chống đối tìm để giết Ngài.


***Vua Hê rốt đại đế
   Vua Hê-rốt, được gọi là Hê-rốt Đại đế, vua của Do Thái, vị vua được đế quốc La mã chấp thuận. Về mặt nào đó, vua Hê rốt quả tài ba với tư cách là người cai trị, người xây dựng và giỏi về quản trị - theo cách khác, vua cũng nổi tiếng về chính trị và sự tàn ác. Ông ta yêu thích quyền lực, đánh thuế dân chúng vô cùng nặng nề, và phẫn nộ trước việc nhiều người Do Thái coi ông ta là kẻ chiếm đoạt. Vì khôn ngoan nên ông ta luôn được các hoàng đế La Mã kế tục sủng ái. Trong đoạn nầy có nghi chép lại việc gia đình Chúa Giê su phải sang Ê díp tô tỵ nạn trong 4 năm và trở về ở Na za rét sau khi Vua Hê rốt qua đời, do đó Chúa Giê su được gọi là người ở Na za rét.

 Vua Hê-rốt là ai? Và tại sao ông lại tỏ ra thù địch về sự ra đời của Chúa Giê-xu? Hê rốt có được sức mạnh của mình như thế nào

Hê rốt “Đại đế” cai trị với tư cách là vua Do Thái dưới quyền thống trị của La Mã trong ba mươi ba năm, từ năm 37– 4 trước Công nguyên. Chính Hê-rốt này xuất hiện trong câu chuyện về sự ra đời của Chúa Giê-su (Ma-thi-ơ 2: 1–19; Lu-ca 1: 5).
 
Ngay từ đầu, Hê rốt đã tỏ ra là một người rất giỏi về  chính trị. Khi cuộc nội chiến nổ ra ở Rome giữa Mark Antony và Octavian, thì Hê rốt đứng về phía Antony và đồng minh của ông ta là Cleopatra VII, nữ hoàng của Ai Cập. Sau đó, khi Octavian đánh bại Antony và Cleopatra vào năm 31 BC, thì Hê rốt ngay lập tức đổi lập trường, thuyết phục Octavian về lòng trung thành của mình. Sau chiến thắng, Octavian trở thành hoàng đế tối cao của La mã được gọi là Caesar Augustus - Được uy quyền của Caesar đảm bảo, Hê rốt được hổ trợ bởi quân lính La mã và cố gắng chứng tỏ mình là một tôi tớ trung thành , duy trì trật tự ở Israel và bảo vệ  phía tây của lãnh thổ thuộc quyền La Mã.
Hê rốt là một sự pha trộn kỳ lạ giữa một nhà cai trị thông minh, có hiệu quả và một bạo chúa tàn ác. Ông ta không tin tưởng một ai, ghen tị và tàn bạo, sẳn sàng đè bẹp bất kỳ sự chống đối tiềm tàng nào. Người Do Thái không bao giờ chấp nhận ông là vị vua hợp pháp của họ, và điều này khiến cho ông vô cùng tức giận. Do đó ông không ngừng lo sợ về những âm mưu. Ông ta đã hành quyết vợ mình khi ông nghi ngờ bà đang âm mưu chống lại ông. Ba người con trai của ông, và một người vợ khác cùng mẹ vợ cũng gặp số phận tương tự khi họ bị nghi ngờ. He rốt cố gắng trở thành một người Do Thái thuần chất không ăn thịt heo, nhưng ông đã giết hại vợ và các con trai của mình không thương xót ! Lời tường thuật của Ma-thi-ơ về việc Hê-rốt tàn sát trẻ sơ sinh ở Bết-lê-hem phù hợp với những gì chúng ta biết về tham vọng, sự hoang tưởng và sự tàn ác của nhà vua. Tuy vậy, Hê rốt tự giới thiệu mình là người bảo vệ Do Thái giáo và tìm cách đạt được sự ưu ái của người Do Thái. Ông ta khuyến khích sự phát triển của các nhà hội (synagogue) Ông ta cũng là người xây dựng lại đến thờ ở Giê ru sa lem mà khi xưa Solomon dưng lên đã bị tàn phá trong khi I sơ ra ên bị lưu đày, một Giê ru sa lem còn đẹp hơn cả thời của Solo mon. Đó là đền thờ thứ hai trong thời Chúa Giê su.
 

 


***Các nhà thông thái: Có một điểm cần nói rõ, là những nhà thông thái,theo tiếng Hy Lạp cổ đại là magoi, có thể cũng có những nhà thiên văn học, Kinh thánh không nói rõ bao nhiêu người, có thể là một đoàn, một đoàn của những người qúi phái, những người thông hiểu Lời Tiên tri của Cựu ước, cũng có thể có những người Do Thái lúc Do Thái bị tan lạc đã đi và sinh sống ở Đông Phương, do sự tìm kiếm Đấng Mê si được dự ngôn trong Kinh Thánh mà họ theo ngôi sao dẫn tới làng Bết lê hem- Họ đến để thờ phượng Ngài và cũng để dâng lễ vật cho Ngài - Ba món lễ vật Vàng đều có ý nghĩa như lời tiên tri: Vàng để dâng cho Vua, Nhủ hương cho Thầy Tế lễ và Mộc dược dùng ướp xác. Trong đoạn nầy cũng kết thúc bằng ba giấc chiêm bao: Chiêm bao cho mấy thầy thông thái và hai lần cho Giô sép..

***Cuộc đời Chúa Giê su không vui vẻ từ lúc ban đầu, sanh ra thiếu thốn, bần hàn, chạy trốn, lánh nạn...Mới vài tháng đã phải cùng gia đình chạy lánh nạn sang xứ Ê díp Tô-

  Khi Ma ri đang có thai gần sanh thì hai vợ chồng đã phải đi từ làng Na za rét tới Bết lê hem con đường hơn 80 km - Sau khi sinh Chúa Giê su, bị vua Hê rốt tìm giết, phải chạy qua địa phận Ê díp Tô cách Bết lê hem 65 km - Rồi lại trở về Na za rét lần nữa cũng chừng ấy đoạn đường...Đức Chúa Trời đã cho Chúa Giê su cũng sống vất vả, chạy trốn như một người yếu đuối, nhưng sau vinh hiển Con Ngài sẽ khiến mọi đầu gối trên Trời và dưới đất đều phải qùi xuống...