Mathi ơ 16 Phần I : "Xin cho xem dấu lạ xuống từ Trời"

**Dân Tộc Việt **Các Phương Tiện *Báp Têm* zoom

Đọc Mahti ơ 16: 1-20

Mathi ơ 16 Phần I : "Xin cho xem dấu lạ xuống từ Trời"

" Ta lập Hội Thánh Ta trên đá nầy"

 

Câu Hỏi:


1/ Vì sao người Pha ri si và người Sa đu sê lại kết hợp nhau? Điều đó chứng tỏ gì?
2/ Pha ri si và Sa đu sê khác nhau ở những điểm nào?
3/ Họ yêu cầu Chúa Giê su làm gì? Tại sao?
4/ Chúa Giê su từ chối nhưng sẽ cho họ dấu gì? Tại sao?
5/ Môn đồ đã thay đổi như thế nào khi còn Chúa và khi không còn Chúa bên cạnh?
6/ Bởi đâu mà Phi e rơ biết rằng: " Chúa là Đấng Christ, con Đức Chúa Trời hằng sống"?
7/ Chúa Giê su phong cho Phi e rơ chức vụ gì?
8/ Hội của Chúa có quyền gì với âm phủ? điều đó có nghĩa gì?
9/ Có thật sự Hội Thánh đặt nền tảng trên Phi e rơ mà thôi?
10? Có phải chỉ một mình Phi e rơ có quyền ở của Thiên đàng không? Tại sao?

 

****"Xin cho xem dấu lạ xuống từ Trời":

Nhóm Pha-ri-si và nhóm Sa-đu-sê là hai nhóm đang nắm quyền lãnh đạo tôn giáo, lẫn toà án tôn giáo của Do Thái thời bấy giờ, họ vẫn được đế quốc La mã giao cho nhiều quyền hạn đối với dân Giu đa trừ việc xử tử tội nhân. Người Sa-đu-sê và người Pha-ri-si là những kẻ thù truyền kiếp, việc họ kết hợp cùng nhau chống lại Chúa Giê-su cho thấy họ coi Ngài là một mối đe dọa nghiêm trọng.

  -Người Pha-ri-si sống theo những điểm nhỏ nhất của luật truyền khẩu và kinh sư; người Sa-đu-sê chỉ công nhận những lời viết của Kinh thánh bằng tiếng Hê-bơ-rơ. Người Pha-ri-si tin vào các thiên thần và sự sống lại; người Sa-đu-sê thì không (Phao-lô sử dụng cách phân chia này trong Công vụ 23: 6-8).

" Phao-lô biết trong bọn họ phần thì người Sa-đu-sê, phần thì người Pha-ri-si, bèn kêu lên trước tòa công luận rằng: Hỡi anh em, tôi là người Pha-ri-si, con của dòng Pha-ri-si. Ấy là vì sự trông cậy của chúng ta và sự sống lại của những kẻ chết mà tôi phải chịu xử đoán. Người vừa nói xong như vậy, thì sự cãi lẫy nổi lên giữa người Pha-ri-si với người Sa-đu-sê, và hội đồng chia phe ra. Vì chưng người Sa-đu-sê quyết rằng không có sự sống lại, cũng không có thiên sứ, thần chi hết, còn người Pha-ri-si lại nhận cả hai điều tin ấy."

**Người Pha-ri-si không phải là một đảng phái chính trị và sẵn sàng sống dưới bất kỳ chính phủ nào, để họ được yên mà thực hành tôn giáo theo cách họ muốn; Nhưng người Sa đu sê thường là quý tộc và họ chỉ hợp tác với người La Mã để giữ của cải và quyền lực của họ mà thôi.

·*** Người Pha-ri-si tìm kiếm và khao khát Đấng Mê-si; người Sa-đu-sê thì không.

 

Tuy quá nhiều khác biệt , nhưng vì Chúa Giê-su, mà chúng lại kết hợp với nhau, không phải theo cách tốt - nhưng để cùng nhau chống lại Ngài.
Họ yêu cầu Ngài chỉ cho họ thấy một dấu lạ từ trời xuống, dù Chúa Giê-xu đã làm rất nhiều dấu lạ trong dân chúng, mà họ vẫn không tin. Họ tìm kiếm một dấu hiệu khác thường, chẳng hạn như gọi lửa từ trời xuống, hay tốt nhất là có thể chống lại một quân đoàn La Mã. Họ nói rằng họ không bị thuyết phục bởi những dấu hiệu "trên đất" mà Chúa Giê-su đã làm. Truyền thống cho rằng một dấu hiệu được thực hiện trên đất có thể là hàng giả từ Sa-tan, nhưng các dấu hiệu được thực hiện từ bầu trời được cho là đến từ Đức Chúa Trời. Tâm tình của họ thật khác với đám dân đông vây quanh Chúa trong Mathi ơ 15: 31:

"Bấy giờ có đoàn dân rất đông đến gần Ngài, đem theo những kẻ què, đui, câm, tàn tật và nhiều kẻ đau khác, để dưới chân Đức Chúa Jêsus, thì Ngài chữa cho họ được lành. Vậy, chúng thấy kẻ câm được nói, kẻ tàn tật được khỏi, kẻ què được đi, kẻ đui được sáng, thì lấy làm lạ lắm, đều ngợi khen Đức Chúa Trời của dân Y-sơ-ra-ên."

Dù người Pha ri si và Sa đu sê đều có bề ngoài sang trọng và thuộc hàng qúi tộc nhưng bề trong của họ xấu xa như lời mắng của Chúa Giê su: " Hỡi kẻ giả hình, dòng dõi hung ác, gian dâm".

   Chúa Giê-su không phải người duy nhất nhận thấy sự giả hình, dân Do Thái thời đó cũng có một câu châm ngôn rằng:" Nếu tất cả những kẻ giả hình trên thế giới được chia thành mười phần, thì thành Giê-ru-sa-lem sẽ chứa chín phần mười."

 

 "Các ngươi không thể phân biệt các dấu hiệu của thời đại": Chúa Giê-xu muốn nói thời điểm của chính Ngài về các dấu hiệu được báo trước trong lời Kinh Thánh. Họ biết rõ lời tiên tri như địa danh, dấu hiệu, thời kỳ, cả những phép lạ mà Ngài làm trong dân cũng được nêu ra nhiều lần trong các sách thế mà họ không nhận ra Ngài.

   "Một thế hệ gian ác và gian dâm đang tìm kiếm một dấu hiệu": Câu nói này của Chúa Giê-su nhắc nhở chúng ta rằng chỉ có dấu hiệu thôi, thì không ai có thể hoán cải được. Đặt niềm tin vào những dấu kỳ, không thể đưa người ta đến với đức tin thật nơi Chúa Giê-su. Điều mà họ cần nhìn và cần biết là " Sự chết chuộc tội, và sự sống Phục sinh". Đó cũng là hình ảnh của Giô na, tự mình hy sinh để người khác được cứu, y như Chúa Giê su sẽ chết thay cho hết thảy dòng dõi gian ác trên đất để họ được sống. Đó mới là điều họ cần đến.

 

*** Những môn đồ thường không qua nổi bài kiểm tra:


Có ba đặt điểm mà các môn đồ thường để lộ ra khi trả lời, hay phản ứng trước thử thách của Thầy, thường bị đánh giá là: Kém hiểu biết, Ít đức tin và Hay quên.
Câu chuyện về "men" ở đây chứng tỏ cả ba điều đó. Khi Chúa Jêsus phán " Hãy giữ mình cẩn thận về men của người Pha-ri-si và Sa-đu-sê." Câu nói hơi lạ, nên họ đã phải bàn luận chung với nhau trong cả nhóm để suy nghĩ xem Thầy muốn nói gì, rồi kết luận:

"Đây là vì chúng ta không đem bánh theo."

Câu nói nầy làm tất cả bị Thầy quở là Ít đức tin. Chẳng phải môn đồ đã biết Thầy hay dùng ví dụ để diễn tả một ý trừu tượng hay sao? Hay chẳng phải môn đồ vừa mới thấy Thầy mắng người Pha ri si và Sa đu sê là gian ác sao? Hơn nữa tại sao Chúa Giê su lại phải lo lắng về bánh ăn mà dăn dò về men làm bánh, trong khi Ngài vừa cung cấp bánh cho cả ngàn người ăn?


  Đối với người Do Thái, men luôn tượng trưng cho cái ác.. Là biểu tượng của ảnh hưởng xấu xa có thể lan rộng qua cuộc sống, làm nó hư hỏng hồi nào không hay. Men của Pha ri si và Sa đu sê như những học thuyết, ý tưởng sai lầm về đạo; được cấy vào trong những tấm lòng đơn sơ, sẽ làm lan rộng, trước nhất chỉ như những bong bóng nhỏ, rồi đi tới quá độ, làm hư hỏng toàn bộ, nên Chúa dặn môn đồ phải dè giữ, vì tất cả những điều này xảy ra rất âm thầm bí mật cho đến chừng nó thay đổi cả cục diện của một người hay một xã hội.


Những câu mà Chúa trách các môn đồ trong câu chuyện nầy là: " Sao các ngươi ít đức tin? (8) Sao các ngươi không hiểu?(11) Sao các ngươi không biết (9) hay Sao các ngươi không nhớ?(10)
Quả thật hầu hết môn đồ là những ngư phủ, họ có ít kiến thức, và nghề của họ dựa trên sức lực. Tâm trí và sự hiểu biết về Đạo của họ sau khi Đức Thánh Linh được ban xuống, so với lúc nầy, cách nhau một trời một vực. Kinh Thánh đã chứng tỏ cho chúng ta thấy thể nào mà Đức Thánh Linh đã biến hoá họ thành những tay đánh lưới người vĩ đại, sau nầy họ đã có thể đứng ngang hàng với Phao lô, một học giả nổi tiếng trên nhiều phương diện để điều khiển, chỉ đạo rất nhiều Hội Thánh cả trong và ngoài nước - Dự định nầy cũng đã được phác hoạ trong chương trình của Chúa Giê su, qua câu chuyện tiếp theo ở thành Sê- sa- rê Phi líp.

 

*** Ta lập Hội Thánh Ta trên đá nầy:

 

    Chúa Giê su dẫn các môn đồ qua địa phận thành Sê- sa- rê Phi líp để tránh những áp lực của Giáo phái. Thành Sê-sa-rê Phi-líp nằm cách Biển Ga-li-lê khoảng 25 dặm [46 km] về phía đông bắc Dân số chủ yếu không phải là người Do Thái nên có những thần tượng, dọc theo đường đi, có những ngôi đền thờ thần Ba-anh của người Syria cổ đại. trong thành mọc lên một ngọn đồi lớn, trong đó là một cái hang sâu; và hang động đó được cho là nơi sinh của thần Pan vĩ đại. Ở đó còn có một ngôi đền lớn bằng đá cẩm thạch trắng được xây dựng cho vị thần của Caesar. Giữa khung cảnh ấy, Chúa Giê su muốn các môn đồ xác nhận một điều, Ngài hỏi:


" Theo lời người ta nói thì Con Người là ai?"


Lần nầy môn đồ đã đáp đúng: "Người nói là Giăng Báp-tít; kẻ nói là Ê-li; kẻ khác lại nói là Giê-rê-mi, hay là một đấng tiên tri nào đó."

Chúa lại hỏi rằng:

  " Còn các ngươi thì xưng ta là ai?"


Phi e rơ đã nhanh hơn các môn đồ trả lời rằng: " Chúa là Đấng Christ, con Đức Chúa Trời hằng sống."

  Phi-e-rơ hiểu rằng Chúa Giê-su không chỉ là Đấng Mê-si của Đức Chúa Trời, mà còn là chính Đức Chúa Trời đang sống. Chúa Giê su khen ông có phước, vì đó là nhờ Đức Chúa Trời tỏ ra cho -
Phi-e-rơ biết điều nầy một cách rất tự nhiên, đến nỗi ông thậm chí không nhận ra rằng, chính Cha ở trên trời đã bày tỏ điều đó cho ông.
Điều này cũng giống như chúng ta, có sự mặc khải siêu nhiên đến trong lòng chúng ta, mà dường như chúng ta không nhận biết,cho tới khi đọc trong lời Kinh Thánh:

" Lại vì anh em là con, nên Đức Chúa Trời đã sai Thánh Linh của Con Ngài vào lòng chúng ta, kêu rằng: A-ba! Cha! " Galati 4:6
Hay " Chính Đức Thánh Linh làm chứng cho lòng chúng ta rằng chúng ta là con cái Đức Chúa Trời." Rô ma 8:16

Xác quyết của Phi e rơ trước mặt các Môn đồ là điều mà Chúa Giê su muốn, để ông bày tỏ ra, một cơ hội cho Chúa Giê su tuyên bố với các môn đồ khác là Phi e rơ được Ngài chuẩn y để đứng đầu Hội Thánh. Ngài tuyên bố:

" Ngươi là Phi-e-rơ, ta sẽ lập Hội thánh ta trên đá nầy, các cửa âm phủ chẳng thắng được hội đó."

Chẳng phải Chúa Giê su đợi câu trả lời hôm nay của Phi e rơ mới có quyết định về chức vụ cho ông, nhưng Ngài đã định từ trước, khi gặp Phi e rơ lần đầu, Chúa Giê su đã đổi tên ông từ Si Môn ra Phi e rơ, (Peter) có nghĩa là tảng đá.

Lời tuyên bố nầy sinh ra nhiều tranh luận, là Chúa Giê su muốn đặt nền tảng Hội thánh trên Sứ đồ hay chính Ngài là đá sống ? Chính Phi e rơ đã trưng dẫn lời chứng của mình về tảng đá mà người ta bàn luận. Phi e rơ viết rõ ràng trong I Phi e rơ 2: 4&5 rằng:

" Hãy đến gần Ngài, là hòn đá sống, bị người ta loại ra, song được chọn và quí trước mặt Đức Chúa Trời, và anh em cũng như đá sống, được xây nên nhà thiêng liêng, làm chức tế lễ thánh, đặng dâng của tế lễ thiêng liêng, nhờ Đức Chúa Jêsus Christ mà đẹp ý Đức Chúa Trời. Vì trong Kinh Thánh có chép rằng: Nầy, ta đặt tại Si-ôn hòn đá góc nhà đã chọn lựa và quí báu; Ai tin đến đá ấy sẽ không bị xấu hổ. Vậy nên, cho anh em là kẻ đã tin, thì là đá quí; nhưng cho những kẻ không tin, thì Hòn đá mà bị thợ xây nhà loại ra, Bèn trở nên đá góc nhà, là Đá gây cho vấp váp, là đá lớn làm cho sa ngã;"

 

   Qua đó, chính Phi e rơ cho rằng ông không phải là tảng đá duy nhất mà Hội Thánh được xây lên, nhưng chính Chúa Giê su là đá góc nhà, đá làm chuẩn, và ông cũng như mọi kẻ tin đều là đá, được dùng để xây lên đền Thánh. Chữ Hội Thánh mà Chúa Giê su dùng ở đây là chữ được gọi đầu tiên trong Kinh thánh, Ngài dùng từ Hy Lạp ekklesia. Từ ekklesia không phải là một từ tôn giáo; nó chỉ có nghĩa là, "nhóm" hoặc "nhóm được chọn ra".Chúa Giê su đã dùng từ nầy vì Ngài đã tiên đoán trước rằng Hội Thánh sẽ gặp lúc khó khăn, người ta sẽ có thể chỉ là một nhóm, từ nhóm lại ngày nay cũng lấy ra từ đó và trong hoàn cảnh nào cũng dùng được.


      "Các của âm phủ không thắng được Hội đó:" Sách Hê bơ rơ 2: 14 nói:


" Vậy thì, vì con cái có phần về huyết và thịt, nên chính Đức Chúa Jêsus cũng có phần vào đó, hầu cho Ngài bởi sự chết mình mà phá diệt kẻ cầm quyền sự chết, là ma quỉ, "


Chúa Giê su đã bức phá sự chết, để những kẻ theo Ngài trong Hội cũng sẽ đắc thắng sự chết, như vậy, qua đức Tin, họ được cứu và họ sẽ không ở dưới âm phủ.

    " Ta sẽ giao chìa khóa nước thiên đàng cho ngươi; hễ điều gì mà ngươi buộc dưới đất, thì cũng sẽ buộc ở trên trời, và điều gì mà ngươi mở dưới đất, thì cũng sẽ được mở ở trên trời."


   Việc Peter nắm giữ chìa khóa của nước Thiên đàng đã chiếm được trí tưởng tượng của nhiều Cơ đốc nhân trong nhiều thế kỷ. Trong các hình tượng của Phi e rơ, hầu như luôn được thể hiện với những chiếc chìa khóa trên tay. Vì Phi e rơ là vị Giáo hoàng đầu tiên, nên những người kế vị sau đó, cũng được cho là thừa hưởng di sản của chìa khóa lần đầu tiên. Cho nên phù hiệu của Giáo hoàng Công giáo La Mã được tạo thành từ hai chiếc chìa khóa nổi bật bắt chéo vào nhau.


Có phải chỉ có Phi-e-rơ có quyền thừa nhận việc được lên Thiên đàng hay không? Kinh Thánh không nói như vậy, một lần nữa sư đồ Phao lô làm rõ trong Ê phê sô, rằng Chúa Giê su vẫn là Mục tiêu chính được xây dựng qua nền tảng của các Tiên Tri và các sứ đồ:

"Anh em đã được dựng lên trên nền của các sứ đồ cùng các đấng tiên tri, chính Đức Chúa Jêsus Christ là đá góc nhà, cả cái nhà đã dựng lên trên đá đó, sắp đặt cách hẳn hoi, để làm nên một đền thờ thánh trong Chúa. Ấy, anh em cũng nhờ Ngài mà được dự phần vào nhà đó, đặng trở nên nhà ở của Đức Chúa Trời trong Thánh Linh." Ê phê sô 2: 20-22


Quyền hành mà Phi-e-rơ mang theo “không phải là thẩm quyền mà một mình ông gánh vác, như có thể thấy khi lặp lại phần sau của câu trong Ma-thi-ơ 18:17 &18 liên quan đến toàn thể nhóm môn đồ.


"Nếu người không chịu nghe các người đó, thì hãy cáo cùng Hội thánh, lại nếu người không chịu nghe Hội thánh, thì hãy coi người như kẻ ngoại và kẻ thâu thuế vậy. Quả thật, ta nói cùng các ngươi, hễ điều gì mà các ngươi buộc ở dưới đất thì cũng sẽ buộc ở trên trời, và điều gì mà các ngươi mở ở dưới đất thì cũng sẽ mở ở trên trời."

Qua sách Công vụ các sứ đồ và các Thư Tín, chúng ta được thấy những qui định của Giáo hội đã chi phối trực tiếp trên những hoạt động hay đời sống của Tín đồ - Ở một phương diện nào đó, Giáo Hội được giao quyền, đưa ra lề luật cho con dân Chúa tuân theo, lề luật đó phải phù hợp với lời Kinh thánh, Hội Thánh cũng sẽ xử lý những sự phạm phép, có quyền cảnh cáo, trách phạt, đôi khi cũng có quyền đuổi khỏi Hội Thánh, nhưng sự chọn lựa người nào vào nước Thiên đàng vẫn là thẩm quyền của Chúa. 

 

"Nhưng Đức Chúa Trời đă khiến Người sống lại, bứt đứt dây trói của sự chết, v́ nó không thể giữ Người lại dưới quyền nó." Công vụ 2: 24