Mathi ơ 12 " Vì Con Người là Chúa ngày Sa-bát "

**Dân Tộc Việt **Các Phương Tiện *Báp Têm* zoom

"Ta muốn lòng nhân từ, không muốn của tế lễ, thì các ngươi không trách những người vô tội; vì Con người là Chúa ngày Sa-bát." Mathi ơ 12: 7b &8

Mathi ơ 12 " Vì Con Người là Chúa ngày Sa-bát "

 

Câu hỏi:

1/ Khi đi đường bị đói, các môn đồ của Chúa Giê su đã làm gì? Họ có phạm luật không?
2/ Hôm đó là ngày gì? Các Thầy Pha ri si bắt lỗi ra sao?
3/ Dựa trên tinh thần câu Kinh Thánh nào mà Chúa Giê su trưng dẫn khi cấp bách Đa vít đã vào đền thờ ăn bánh thánh?
4/ Theo sách Dân số ký 28: 9&10 các thầy tế lễ phải làm gì trong ngày Sa bát?
5/ Khi chữa bệnh trong ngày Sa bát, Chúa Giê su tuyên bố điều gì được ưu tiên làm trong ngày Sa bát mà không bị tội?
6/ Vì sao người Pha ri si cho rằng Chúa Giê su dùng quyền phép của quỷ để đuổi quỷ?
7/ Tội nầy đã phạm với ai và có được tha thứ không ?
8/ Tại sao Chúa từ chối làm một dấu lạ cho Pha ri si xem?
9/ Dấu lạ duy nhất mà họ sẽ được xem là gì? mang hình ảnh gì?
10/ Đọc lại câu 47-50 Có phải Chúa Giê su từ chối gia đình mình không?

 

***" Vì Con Người là Chúa ngày Sa-bát "(Mathi ơ 12: 1-13)

Luật pháp của Y-sơ-ra-ên đầy nhân từ, cho phép những người đang bị đói đi qua một khu vườn hay cánh đồng có thể hái trái nho hay ngũ cốc cho mình ăn lúc đói.
"Khi ngươi vào vườn nho của kẻ lân cận mình, thì có phép ăn nho, tùy theo miệng ăn ngon cho no nê, song không được bỏ trong giỏ mình. Khi ngươi vào đồng lúa mì của kẻ lân cận mình, thì được phép lấy tay rứt gié lúa; nhưng chớ đặt lưỡi hái vào đồng lúa mì của kẻ lân cận mình. (Phục truyền luật lệ ký 23:25).


Nông dân cũng được lệnh không thu hoạch hoàn toàn mùa màng của họ, phải để sót lại một ít vì lợi ích của người nghèo và khách lạ -

" Khi ngươi gặt trong đồng ruộng, quên một nắm gié lúa ở đó, thì chớ trở lại lấy. Nắm gié ấy sẽ về phần khách lạ, kẻ mồ côi, và người góa bụa, hầu cho Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi ban phước cho ngươi trong mọi công việc của tay ngươi làm. Khi ngươi rung cây ô-li-ve mình, chớ mót những trái sót trên nhánh; ấy sẽ về phần khách lạ, kẻ mồ côi, và người góa bụa. Khi người hái nho mình, chớ mót chi còn sót lại; ấy sẽ về phần khách lạ, kẻ mồ côi, và người góa bụa. Khá nhớ rằng mình đã làm tôi mọi trong xứ Ê-díp-tô; bởi cớ ấy, ta dặn biểu ngươi phải làm như vậy." Phục Truyền 24: 19-22


Cho nên khi Chúa Giê su và môn đồ bức bông lúa mì trong cánh đồng để ăn không phạm luật trộm cắp - Người Pha ri si với ý xấu, vẫn theo dõi mọi cử động của Chúa và những người theo Chúa để bắt tội, ở đây nêu lên một thí dụ về gánh nặng mà các thầy Pha ri si đặt trên dân Do Thái thời đó - Ngày Sa bát là ngày thờ phượng Chúa, Chúa đặt ra với sự tốt lành để người ta có thể thoát khỏi ách công việc, được nghỉ ngơi thờ phượng Chúa- Bấy giờ thành một ngày kinh khủng mà ai cũng sợ - Qua việc bức lúa mì để ăn đỡ đói trong ngày Sa bát, chiếu theo luật " Được làm và không được làm trong ngày Sa bát ) của các thầy thông giáo thì các môn đồ phạm bốn điều:

 

1/ Gặt lúa     2/ Tuốt lúa   3/ Tách gạo    và 4/ Chuẩn bị thức ăn

 

Với những cáo buộc đó, Chúa Giê su phân tích bằng hai câu chuyện, cho người Pha ri si thấy mục đích chính của Đức Chúa Trời ở trong tinh thần sách Ô sê 6:6

" Vì ta ưa sự nhân từ mà không ưa của lễ, ưa sự nhìn biết Đức Chúa Trời hơn là ưa của lễ thiêu."


để giải thích cho họ hiểu - Câu chuyện Đa vít chạy trốn vua Sau lơ bị đói vào đền thờ ăn bánh thánh mà không bị Chúa phạt ( I Samu ên 21) được Chúa nêu ra để thí dụ về sự nhân từ của luật pháp trong lúc cấp bách hay chữa bệnh, cấp cứu cũng đều được phép làm trong ngày Sa bát-


Chúa Giê su còn lấy một thí dụ nữa trong Dân số Ký 28:9 cho thấy Thầy tế Lễ trong đến thờ ngày Sa bát phải làm việc gấp đôi.

Các Thầy thông giáo đã chứng tỏ mình không được thông sáng để hiểu cách nào mà Chúa đặt ra luật lệ - Rình rập, bắt bẻ người ta trong ngày ngày Sa bát là trung tâm quyền lực của Pha ri si, Chúa Giê su đã biết mình thành kẻ thù của họ, như các môn đồ đã nhận xét:


" Môn đồ bèn lại gần, mà thưa rằng: Thầy có hay rằng người Pha-ri-si nghe lời thầy nói mà phiền giận chăng? " Ma thi ơ 15:13


nhưng điều Chúa muốn dạy dỗ là điều chỉnh lại chính luật của Ngài đã bị bóp méo, Chúa vẫn lên tiếng mạnh mẽ và không tránh né - Tuy nhiên, câu nói " Con Người là Chúa ngày Sa Bát " là câu nói mà người Pha ri si không thể hiểu được, nhưng như lời Kinh Thánh chép:

"Người sẽ lấy lẽ thật mà tỏ ra sự công bình." E sai 42: 3b

Câu nói đó được để dành cho tất cả những người Tin Chúa sau nầy sẽ hiểu được ý nghĩa thật sự của ngày Sa bát. Carson người nghiên cứu Kinh thánh, trích dẫn một bài viết cổ của người Do Thái có viết, "Các quy tắc về ngày Sa-bát ... như núi treo sợi tóc, vì Kinh thánh thì ít và các quy tắc thì rất nhiều."

 

*** Gán tên "Bê ên xê bun" cho Chúa Giê su: (Ma thi ơ 12: 14-37)


Bê ên xê bun được dịch ra từ “Beelzebub, hoàng tử của quỷ”


Các thầy Pha ri si thấy phép lạ của Chúa Giê su y như lời tiên tri đã ghi rõ ràng trong Ê sai nhưng vì xấu hổ vì Chúa chỉ ra những lỗi lầm của họ, với sự kiêu hãnh, họ không công nhận Chúa Giê su có quyền phép từ Trời nhưng là ma quỷ - Từ Bê ên xê bun xuất hiện trong Kinh Thánh đầu tiên trong II Các Vua 1- Câu chuyện đầy thú vị của vua A cha xia, té ngang qua song lầu bị bệnh lại đi cầu vấn Ba-anh-Xê-bụt, thần của Éc-rôn - Đức Chúa Trời sai tiên tri Ê li đến nói với vua rằng vua sẽ chết vì không nhờ cậy Đức Chúa Trời mà tìm thần của Phi litin- Ba anh-xê bun còn có nghĩa là "Chúa tể của những con ruồi." Trong văn học Do Thái, cái tên này được dịch là "Chúa tể của phân" hoặc "Chúa tể của sự bẩn thỉu." Hình ảnh Ba-anh-Xê-bụt miêu tả thần nầy như một con ruồi hoặc côn trùng bay bắt nguồn từ suy nghĩ đó là vị thần được gọi ra để xua đuổi ruồi khỏi vật hiến tế.


Beelzebub trong từ ngữ Hy Lạp có ghép hai từ Baal và zebub. Có những mối liên hệ chặt chẽ với sự thờ phượng Baal ( Ba anh). Ba anh là một vị thần sinh sản của người Ca-na-an trong Cựu ước, hoàng hậu Giê sa bên nổi tiếng của Kinh Thánh nuôi dưỡng rất nhiều tiên tri Ba anh, trong lần thách thức với Tiên tri Ê li có tới 45o tiên tri Ba anh có mặt. Thuật ngữ zebub có nghĩa là "Hoàng cung." Khi đặt hai thuật ngữ đó lại với nhau, nó mang tên là " Hoàng tử của quỷ." hay " Chúa tể của quỷ"

Ba-anh-Xê-bụt có phải là Satan không? Trải qua những sự kiện trong lịch sử Do Thái, cái tên nầy đã quấy rối, làm dân Do Thái đi lạc hướng, chống nghịch với Đức Chúa Trời, được người Pha-ri-si kết luận đó là hành động của Sa tan. Cái tên đã trở thành một từ cay đắng, khinh bỉ và người Do Thái bắt đầu sử dụng nó như một ám chỉ về Satan.


Chúng ta thường chú ý đến những hình phạt đau đớn trên thân thể Chúa Giê su nhưng qua đoạn Kinh thánh nầy chúng ta còn thấy sự nhục mạ tàn nhẫn dành cho Ngài. Khi sai môn đồ đi ra làm chứng, Chúa Giê su cũng có nêu ra sự kiện nầy, cho môn đồ biết ngoài việc bắt bớ còn có vu cáo, nhục mạ như Ngài đã bị. Chúa không oán trách người Pha ri si nhưng Chúa cảnh giác họ và luôn cả chúng ta, về lời nói, rằng sẽ có sự phán xét trong lời nói - Không nhận biết Chúa là Đấng Mê si còn có thể tha thứ nhưng tuyên bố rằng quyền phép từ Đức Thánh Linh là từ quỷ thì không được tha thứ - Tất cả tội do sự yếu đuối của xác thịt có thể được tha thứ nhưng tội xúc phạm đến Đức Thánh Linh sẽ không được tha thứ.


***Vừa mới nói Chúa Giê su dùng quyền phép của Chúa quỷ, bây giờ họ lại yêu cầu Chúa làm thêm phép lạ - Bao nhiêu điều mà Chúa đã làm cho dân sự không thoả mãn họ- Chúa Giê su từ chối và cho biết sẽ chỉ có một phép lạ duy nhất mà mọi người sẽ thấy là chính Ngài sẽ như Giô na trong sách Giô Na, Ngài xuống âm phủ, xuống nơi tối tăm như Gio na trong bụng cá ba ngày để một mình gánh cơn thạnh nộ cho người khác, rồi sẽ sống lại làm trọn chương trình cứu rỗi của Đức Chúa Trời dành cho mọi người, kể cả người ngoại, nên trong ngày sau rốt, sẽ có mặt người ngoại đến làm chứng nghịch cùng những kẻ không tin của Y sơ ra ên.

Những người Tin đó sẽ được gọi là anh chị em của Chúa Giê su- Trong ba câu cuối cùng, không phải Chúa Giê su từ chối gia đình mình, nhưng dưới cái nhìn của Chúa Ngài muốn nói đến anh chị em trong nước Trời: "hễ ai làm theo ý muốn Cha ta ở trên trời, thì người đó là anh em, chị em ta, cùng là mẹ ta vậy."

" Khi ngươi vào vườn nho của kẻ lân cận mình, thì có phép ăn nho, tùy theo miệng ăn ngon cho no nê, song không được bỏ trong giỏ mình. Khi ngươi vào đồng lúa mì của kẻ lân cận mình, thì được phép lấy tay rứt gié lúa; nhưng chớ đặt lưỡi hái vào đồng lúa mì của kẻ lân cận mình." Phục Truyền 23: 24 & 25