Ma thi ơ 11 "Thầy có phải là Đấng phải đến chăng?"

**Dân Tộc Việt **Các Phương Tiện *Báp Têm* zoom

"Nầy, ta sai sứ giả ta, người sẽ dọn đường trước mặt ta; và Chúa mà các ngươi t́m kiếm sẽ th́nh ĺnh vào trong đền thờ Ngài, tức là thiên sứ của sự giao ước mà các ngươi trông mong. Nầy, Ngài đến, Đức Giê-hô-va vạn quân phán vậy." Malachi 3:1

Ma thi ơ 11 "Thầy có phải là Đấng phải đến chăng?"

Câu Hỏi:


1/ Sự kiện gì xảy ra với Giăng Báp tít trong đoạn nầy? Lý do Giăng bị tù?
2/ Giăng sai môn đồ đến hỏi Chúa câu gì? và Chúa trả lời ra sao?
3/ Câu hỏi của Giăng mang một ý nghĩa gì?
4/ Giăng có hiểu được tận tường lời Kinh Thánh về Đấng Mê si như chúng ta hiểu ngày nay không? Tại sao?
5/ Sự hiểu biết của Giăng có giống với sự hiểu biết của phần đông dân Giu Đa không?
6/ Với sứ mệnh đặt biệt, Giăng có được trang bị quyền phép gì để làm việc đó không?
7/ Rất nhiều dân chúng tìm đến Giăng trong đồng vắng để xem gì? Giăng mang hình bóng của ai?
8/ Tại sao Chúa Giê su đề cao Giăng để rồi tỏ lộ rằng những người vào nước Thiên đàng sau nầy sẽ được vinh hiển hơn Giăng?
9/ Thái độ tiếp nhận của dân Giu đa giống như ví dụ gì - Với thái độ đó họ sẽ bị xét đoán ra sao?
10/ Cái ách trong đoạn nầy có ý nghĩa gì? Chúa Giê su muốn ngụ ý gì khi khuyên dân chúng nên mang ách của Ngài?

 


*** "Thầy có phải là Đấng phải đến chăng?"

Giăng Báp tít bị cầm tù rất sớm (Ma thi ơ 4:12), sau khi làm Báp têm cho Chúa Giê-su, Giăng Báp Tít tiếp tục giảng đạo dọc theo sông Giô đanh, các nhà sử học ghi lại rằng, dần dần lời rao giảng của Giăng thay đổi, theo đó, Giăng lên án những kẻ thống trị chính trị và tôn giáo thối nát, liên quan đến cả việc vua Hê-rốt Antipas kết hôn với Herodias. Chuyện kể rằng khi vua Hê -rốt đến thăm anh cùng cha khác mẹ của mình, thì quyến dụ chị dâu là Herodias ly dị chồng để lấy vua, và vua cũng ly dị vợ đầu tiên của mình là con gái Vua Aretas IV của Nabataeans, một dân tộc Ả Rập kế cận.
Là con của một Thầy Tế Lễ và là một Na xi rê, Giăng Báp tít phản đối cuộc hôn nhân nầy vì đối với luật Do Thái là bất hợp pháp - Giăng Báp tít lúc đó lại được rất nhiều người Do Thái kính trọng -Vua Hê rốt thấy mình bị đe doạ về chính trị khi biết Giăng chống đối vua, vua sợ các thần dân Do Thái sẽ kết hợp với các dân bán Ả Rập của vợ cũ để chống lại vua, nên vua không ngại bắt giam Giăng Báp Tít, mặt khác, vua cũng không dám giết Giăng vì chính vua là người Do Thái, vua cũng có lòng kính sợ Giăng Báp tít qua nhiều lần nói chuyện với Giăng về nước Thiên Đàng.
Từ khi Giăng bị bắt vào ngục, các môn đồ của ông đã đi tản lạc khắp xứ, một số đi theo Chúa Giê su - Hơn một năm rưỡi trôi qua, Giăng, một người có thể sống đơn sơ, tự do nơi đồng vắng lại cảm thấy quá cô đơn và tuyệt vọng khi bị giam trong tù, khi các môn đồ đến thăm, nghe biết về công việc của Chúa Giê su đang làm, không giống như cách Giăng Báp tít đã nghĩ, ông bắt đầu hoài nghi chức vụ Chúa Giê su và cũng như hoài nghi chính mình - Một câu hỏi đầy cay đắng được gởi đến cho Chúa Giê su:

"Thầy có phải là Đấng phải đến, hay là chúng tôi còn phải đợi Đấng khác chăng?"
Chúa Giê su chỉ trả lời ngắn: "Phước cho ai chẳng vấp phạm vì cớ ta!"

Thật buồn cho Giăng Báp tít, sống ba mươi năm trong đồng vắng, chỉ mặc áo da lạc đà và ăn toàn châu chấu, mật ong để làm một nhiệm vụ duy nhất là chuẩn bị lòng ăn năn của dân chúng đón tiếp Đấng Mê si mà nay Giăng lại nghĩ là ông đón lầm người !
Giăng là một người Do Thái được lớn lên trong gia đình Thầy tế lễ, ông biết Đấng Mê si qua lời tiên tri của Kinh thánh, y như những người Do thái khác cho rằng Đấng Mê si sẽ là người dùng cánh tay quyền lực để giải cứu dân Y sơ ra ên ra khỏi áp bức (Phục truyền 18:15 Ê sai 40: 3-11 ...) Chúng ta còn nhớ khi Chúa Giê su vào thành Giê ru sa lem vào ngày lễ Lá, dân chúng đã hát bài chúc tụng Hô sa na cho Chúa, bài nầy được gọi là bài ca Chúc tụng của Xa cha ri chính là cha Giăng Báp tít trong ngày Giăng làm lễ cắt bì (Benedictus, còn được gọi là Song of Zechariah) Luca 1: 67-79 - Trong đoạn nầy có nói Đấng Mê si là: " Đấng Cứu thế có quyền phép" " Ngài cứu chúng tôi khỏi kẻ thù và tay mọi người ghen ghét chúng tôi" " chúng tôi đã được cứu khỏi tay kẻ nghịch thù"
Do đó sau khi Giăng nghe môn đồ thuật lại những gì Chúa Giê su làm không giống như ông nghĩ, và ông cũng buồn bực vì Chúa Giê su không có ý định hay tỏ quyền phép gì để cứu ông ra khỏi ngục, Giăng ngờ rằng Chúa Giê su không phải Đấng Mê si - Lúc bấy giờ Đức Thánh Linh chưa đến, người ta chưa hiểu được những lời Tiên tri về Đấng Mê si trong Kinh Thánh thật sự có ý nghĩa gì như chúng ta được hiểu ngày nay, Giăng cũng chỉ là một trong số ấy.

 

***Chúa Giê su đề cao Giăng Báp Tít:


Khi các môn đồ của Giăng đã đi về, Chúa Giê su mới đề cao Giăng Báp tít với ba câu hỏi:


"Các ngươi đã đi xem chi trong đồng vắng? Có phải xem cây sậy bị gió rung chăng? Các ngươi đi xem cái chi nữa? Có phải xem người mặc áo tốt đẹp chăng? Kìa, những người mặc áo tốt đẹp thì ở trong đền vua. Nhưng các ngươi lại đi xem cái chi nữa? Có phải là xem đấng tiên tri chăng? Phải, ta nói cùng các ngươi, cũng hơn đấng tiên tri nữa."

Qua ba câu hỏi nầy, Chúa Giê su cho người ta thấy lực hấp dẫn của Giăng đã khiến đoàn dân đông đổ ra đồng vắng không phải vì bề ngoài hay vì tính cách của Giăng, nhưng là quyền phép được ban cho một Đấng Tiên tri - Đấng Tiên tri được báo trước trong Kinh Thánh cả mấy trăm năm trước trong Ê Sai 40: 3-5  Malachi 3:1 hay Malachi 4:5


Giăng là một Đấng Tiên tri được chọn lựa để làm chức vụ đặc biệt trong chương trình cứu rỗi của Đức Chúa Trời- Các Tiên tri khác chỉ có thể nói: " Đấng Mê si sẽ đến, nhưng Giăng được vinh dự giới thiệu; " Đấng Mê si đang ở đây!" nên Chúa Giê su nói:

" hết thảy các đấng tiên tri và sách luật đã nói trước cho đến đời Giăng"

là như vậy, Ngài còn nói :"Song, từ ngày Giăng Báp-tít đến nay, nước thiên đàng bị hãm ép" là vì cớ thì giờ của Đấng Mê si đã tới, nên quyền lực tối tăm đang dốc sức đè nén Tin Lành. Giăng cũng mang hình bóng Tiên tri Ê li cả về bề ngoài cũng như quyền phép trong lời kêu gọi mọi người ăn năn để nhận Tin Lành, 

Có 7 điểm giống nhau giữa Giăng Báp tít và Tiên tri Ê li:

1- Họ đều kêu gọi ăn năn khi dân sự trở lòng với Đức Chúa Trời ( I Vua 18:21) =( Matt 3: 1&2)
2- Vẻ ngoài của họ giống nhau ( IIVua 1: 7&8) = ( Matt 3:4)
3-Họ đều ăn ở trong đồng vắng (I Vua 17: 2&3) = (Matt 3: 4b)
4-Họ được biệt riêng ra khỏi tôn giáo suy đồi trong thời của họ (IIVua 1: 16) = (Matt 3:7)
5- Cả hai đều chống đối nhà vua gian ác ( I Vua 18:18) = (Matt 14: 3&4)
6- Cả hai cũng bị hại dưới tay hoàng hậu gian ác ( I Vua 19:2) = (Matt 14:8 and 11)
7-Cả hai đều lâm vào tình trạng thất vọng và nghi ngờ khi hoạn nạn (I Vua 19:4) =(Matt 11: 2&3)


Hiện giờ Giăng bị cầm tù, rồi sau đó bị chém đầu, nhưng so với các đấng khác Giăng được Đức Chúa Trời đặc biệt ban cho sự vinh hiển nhưng người theo Chúa trong thời Luật Pháp sẽ không nhận được sự vinh hiển như người tin Chúa trong thời Ân Điển.(2 Cô-rinh-tô 3: 6, Hê-bơ-rơ 8: 6-13). Chúa Giê su tiết lộ điều đó cho đoàn dân để mọi người biết Ngài đang đem đến cho họ một của báu là Ân điển từ Thiên đàng và muốn họ suy nghĩ điều mình đang được nghe.


*** Một đặc điểm khác mà Chúa cũng muốn nêu ra là thái độ của dân Giu Đa đối với chương trình Tốt lành của Đức Chúa Trời: Họ Thờ ơ và Bắt bẻ - Họ như những đứa trẻ ở chợ không hài lòng về bất cứ điều gì mà Chúa làm cho họ, thay vì nhận lấy ơn phước để được vào nước Thiên đàng thì đi dèm chê, vu khống và cũng ngăn chận không cho người khác được vào- Kẻ thờ ơ cũng vậy, các thành, các làng mà Chúa Giê su đi qua đều chứng kiến biết bao phép lạ đến nỗi sách Giăng 21:25 viết rằng: " Lại còn nhiều việc nữa mà Đức Chúa Jêsus đã làm; ví bằng người ta cứ từng việc mà chép hết, thì ta tưởng rằng cả thế gian không thể chứa hết các sách người ta chép vậy." Cho nên những nơi ấy nào Cô-ra-xin, nào Bết-sai-đa hay Ca bê na um, trong ngày sau rốt sẽ bị xét đoán nặng nề hơn những nơi khác.

 

*** Ách của Chúa Giê su:

Người Do Thái cổ đại thường sử dụng ý tưởng về cái ách để thể hiện nghĩa vụ của ai đó đối với Đức Chúa Trời.

 Nhóm cầm đầu Luật Pháp là các Thầy Thông giáo đã đặt một cái ách quá nặng cho dân Giu đa về mọi khía cạnh trong Luật pháp để người ta được thực hiện ước muốn xưng công nghĩa trước mặt Đức Chúa Trời - Kinh thánh nói họ đặt " Hàng thêm hàng, chữ thêm chữ" cho chúng dân nhưng họ không làm theo.
Ở Palestine, những chiếc ách bò được làm bằng gỗ. Chiếc ách được điều chỉnh cẩn thận, sao cho vừa khít, và không khoét cổ làm bò bị thương. Cái ách được thiết kế riêng để vừa với mỗi con bò. Khi huấn luyện một con trâu hay bò mới để cày, những người nông dân cổ đại thường ghép cho nó đi với một con già hơn, khỏe hơn, nhiều kinh nghiệm hơn, để gánh vác và hướng dẫn con vật còn non trong quá trình học hỏi.
Hình ảnh cái ách của dân chúng đang mang là sức nặng quá lớn của tội lỗi mà họ phải đi quanh quẩn mà không lấy ra được
Chúa Giê su đến để cất bỏ gánh nặng đó, cất gánh tội lỗi đi vì Ngài tình nguyện mang tất cả ách tội lỗi lên chính Ngài, mang lại cho chúng dân sự bình an và được chữa lành trong tâm linh. Khi chúng ta được hoà thuận với Đức Chúa Trời thì linh hồn chúng ta mới được an nghĩ và chúng ta sẽ cùng làm việc với Chúa trong cánh đồng của Ngài.Với lời mời của Chúa Giê su:


"Ta có lòng nhu mì, khiêm nhường; nên hãy gánh lấy ách của ta, và học theo ta; thì linh hồn các ngươi sẽ được yên nghỉ. Vì ách ta dễ chịu và gánh ta nhẹ nhàng."
Nói như thế, Ngài có lời hứa cùng chia sẻ cái ách với chúng ta, Ngài sẽ gánh hết phần cực nhọc cho chúng ta để chúng ta có thể làm cho linh hồn mình được an nghĩ như lời Đức Chúa Trời đòi hỏi trong Giê rê mi 6: 16:


" Đức Giê-hô-va phán như vầy: Hãy đứng trên các đường cái và nhìn xem; tra xét những đường lối cũ, xem thử đường tốt ở đâu: hãy đi đường ấy, thì các ngươi sẽ được sự an nghỉ cho linh hồn mình"

Đấng Mê si đến để giải quyết tội lỗi, không phải phô trương quyền lực như thế gian thường làm, nhưng điều mà Ngài đem đến cho con người là sự giải cứu linh hồn, đem người ta được hoà thuận lại với Đức Chúa Trời và được an nghĩ trong Nước Trời

 

"Nầy, ta sẽ sai đấng tiên tri Ê-li đến cùng các ngươi trước ngày lớn và đáng sợ của Đức Giê-hô-va chưa đến. Người sẽ làm cho ḷng cha trở lại cùng con cái, ḷng con cái trở lại cùng cha, kẻo ta đến lấy sự rủa sả mà đánh đất nầy." Ma la chi 4: 5&6